Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

Nga chứng tỏ nguy hiểm, Thổ Nhĩ Kỳ vừa rắn vừa run

Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tuyên bố cứng rắn song không giấu được vẻ hốt hoảng khi Nga chứng tỏ sức mạnh khác ngoài bom đạn.


Diễn biến mới

Ngày 8/12, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu tuyên bố nước này đang xem xét các biện pháp đối với Nga, đồng thời dọa sẽ áp đặt trừng phạt nếu cần thiết. Tuy nhiên, ông Davutoglu cũng cho hay Ankara vẫn để ngỏ cánh cửa đối thoại với Moskva.

Phát biểu tại một cuộc họp, ông Davutoglu nói: “Chúng tôi sẵn sàng tổ chức đối thoại và trao đổi quan điểm với phía Nga. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không để bất cứ ai sai khiến mình...
Nga nên hiểu rằng đây là khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ - Syria. Những người ở bên kia biên giới đều là anh em của chúng tôi, và nghĩa vụ của chúng tôi là bảo vệ các quyền lợi của họ cũng như bảo vệ biên giới của chúng tôi”.

Nga chung to nguy hiem, Tho Nhi Ky vua ran vua run
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu

Cùng ngày, nguồn tin ngoại giao tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) khẳng định Nga có kế hoạch nêu hành động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria và Iraq ra một cuộc họp kín của hội đồng này trong ngày 8/12.

Những diễn biến mới này cho thấy quan hệ căng thẳng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ chưa có dấu hiệu lắng dịu trong ngắn hạn. Có thể thấy Thổ Nhĩ Kỳ dù tỏ ra cứng rắn song đã có những biểu hiện xuống thang nhất định. Giới phân tích cũng nhận định, Nga hiện có nhiều con bài trong tay để khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải “hối tiếc” như Tổng thống Putin tuyên bố mới đây trong Thông điệp liên bang 2015.

Mượn tay Iraq

Chính quyền trung ương Iraq ngày 6/12 tuyên bố quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có 48 giờ để rút quân, đồng thời chỉ trích Ankara đã vi phạm chủ quyền của Iraq. Cáo buộc được đưa ra sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường lực lượng tại doanh trại ở thị trấn Bashiqa gần Mosul, phía Bắc Iraq.

Nga chung to nguy hiem, Tho Nhi Ky vua ran vua run
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang triển khai 3.000 binh sỹ ở phía Bắc Iraq, tại các khu vực như Erbil, Zakho, Dohuk, Amediye and Suleymaniah. Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách chống lại liên minh gồm Iran và lực lượng người Shi’ite ở Iraq được Nga hỗ trợ bằng cách trợ giúp lực lượng người Arập dòng Sunni và người Kurd ở Iraq.

Với 3.000 binh sỹ ở phía Bắc Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành thế lực lớn thứ ba trong khu vực sau Mỹ và Iran. Theo một số nguồn tin, Thổ Nhĩ Kỳ đã cử một tiểu đoàn đặc nhiệm 400 quân và 100 lính tăng thiết giáp tới Iraq. Hiện chỉ tính riêng doanh trại Bashiqa đã có tới 600 binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ.



Những động thái này cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn có một căn cứ quân sự lâu dài ở Iraq.

Trên thực tế, doanh trại quân đội Bashiqa là nơi các binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ huấn luyện lực lượng người Kurd và Arập nhằm chống lại các tay súng IS kể từ năm 2014. Thổ Nhĩ Kỳ quyết định điều thêm quân tới khu vực này, trong đó có một tiểu đoàn chuyên làm nhiệm vụ huấn luyện, được trang bị xe bọc thép, được cho là một phần thỏa thuận khung được ký với chính quyền khu tự trị người Kurd ở Iraq.
Có ý kiến còn giúp Ankara biện minh rằng việc nâng tổng số lực lượng đặc biệt của Thổ Nhĩ Kỳ ở Iraq lên 600 người là một trong những nỗ lực chống khủng bố.

Nga chung to su nguy hiem truoc Tho Nhi Ky
Lực lượng người Kurd tại Bashiqa, Iraq

Tuy nhiên, Thủ tướng Haider al-Abadi ngày 7/12 đã ra tối hậu thư, yêu cầu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phải rút toàn bộ về nước trong vòng 48 giờ sau đó, đe dọa dùng mọi khả năng có thể, kể cả đệ đơn kiện lên HĐBA, nếu Thổ Nhĩ Kỳ từ chối hợp tác.

Tổng thống Iraq Fuad Masum thì gọi quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ là hành vi "vi phạm các nguyên tắc quốc tế, luật pháp và chủ quyền quốc gia của Iraq", và là nhân tố góp phần gây căng thẳng trong khu vực.

Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc phòng Iraq Hakim al-Zamili thậm chí còn kêu gọi tiến hành các cuộc không kích nhằm vào quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nếu họ vẫn ngoan cố ở lại Mosul, thành phố lớn thứ 2 của Iraq hiện vẫn đang nằm dưới sự kiểm soát của IS từ tháng 6/2014.

Kế hoạch tăng cường lực lượng tại Iraq của Thổ Nhĩ Kỳ cũng vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ phía Iran và Syria. Nước Cộng hòa Hồi giáo Iran cảnh báo nguy cơ an ninh khu vực bị đe dọa và xảy ra bất ổn nghiêm trọng.

Nga chung to su nguy hiem truoc Tho Nhi Ky
Máy bay Nga tại Syria

Nếu như các hoạt động triển khai quân của Ankara trước giờ vẫn diễn ra suôn sẻ, vậy tại sao đột ngột bị Iraq phản đối dữ dội. Theo giới phân tích, thái độ của Baghdad phần nhiều do áp lực từ phía Nga.
Giới phân tích nhận định Ankara đang tìm cách thể hiện sức ảnh hưởng ở Iraq và muốn trở thành một nhân tố chính góp phần định hình tương lai khu vực một khi mối đe dọa từ IS tạm lùi xa.

Đặc biệt, sau khi bắn hạ máy bay Su-24 của Nga, Ankara gần như bị loại khỏi cuộc chơi ở Syria và bị cô lập. Chính vì vậy, Thổ Nhĩ Kỳ muốn phá vỡ sự cô lập này bằng việc tăng cường hiện diện ở Iraq.
Thế nhưng người Nga đã đọc được tình huống và tìm mọi thời cơ để gây áp lực đối với Thổ Nhĩ Kỳ và “đây chỉ là một trong những minh chứng mới nhất cho thực tế này".

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nga-chung-to-nguy-hiem-tho-nhi-ky-vua-ran-vua-run-3294470/?paged=2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét