Tên lửa DF-26, “sát thủ tàu sân bay” mới của TQ, sẽ có thể mang đầu đạn hạt nhân và được tăng cường khả năng di động.
Theo hãng tin Sputnik (Nga), Bắc Kinh có khả năng sẽ dùng DF-26làm công cụ răn đe ở Biển Đông.
Sputnik dẫn bài phân tích của nhà nghiên cứu Andrew Erickson trên tờ China Youth Daily cho biết, tên lửa đạn đạo chống tàu DF-26 có khả năng được trang bị đầu đạn hạt nhân để chống tàu sân bay.
Trung Quốc đã ra mắt loại tên lửa này trong cuộc duyệt binh tháng 9 năm nay.
Không giống như “người tiền nhiệm” DF-21D với tầm bắn ngắn hơn, DF-26 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, cho phép Trung Quốc sử dụng tiềm lực hạt nhân còn hạn chế của mình chống lại các mục tiêu chiến lược và chiến thuật.
Theo bài viết, DF-26 nhắm tới mục tiêu thay đổi cán cân sức mạnh ở Biển Đông.
Chiến lược “thay đầu đạn, không thay tên lửa” cho phép Trung Quốc chuyển đổi nhanh chóng giữa lực lượng thông thường và hạt nhân.
Khả năng triển khai tên lửa từ bệ phóng di động cũng giúp tăng sự linh hoạt của kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc.
Bài viết cho biết, DF-26 có thể di chuyển nhanh chóng và không có đòi hỏi khắt khe nào về vị trí phóng. Điều này rất hữu dụng đối với các đợt triển khai – phóng nhanh chóng và rút ngắn thời gian di chuyển các thành phần tác chiến.
Tên lửa DF-26
Trước đó, trong một bài viết hồi tháng 9 năm nay, trang mạng Sina(trụ sở tại Bắc Kinh) cho rằng tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) DF-26 của Quân đội Trung Quốc không có đối thủ trên thế giới.
Sina cho hay, DF-26 là tên lửa 2 tầng nhiên liệu rắn, có chiều dài 14m, đường kính 1,4m và khối lượng 20 tấn. Nó có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường nặng từ 1.200 - 1.800kg và có tầm bắn tối đa ước tính trên 5.000km.
Điều này đồng nghĩa nó có thể tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ như Guam ở châu Á - Thái Bình Dương hoặc Diego Garcia ở Ấn Độ Dương.
Sina khẳng định DF-26 vượt trội hơn các IRBM tiên tiến nhất trên thế giới. Mỹ và Liên Xô không thể phát triển tên lửa tương tự như DF-26 do Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung được ký bởi Chủ tịch Liên Xô Gorbachev và Tổng thống Mỹ Reagan năm 1987.
Theo hiệp ước này, các bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm hoặc triển khai tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm trung (1.000-5.500 km) và tầm ngắn (500-1.000 km).
Sina cho rằng tên lửa duy nhất có thể so sánh với DF-26 là Agni-V của Ấn Độ, với tầm bắn khoảng 5.500km nhưng được xếp vào nhóm ICBM do New Delhi tuyên bố nó có thể đạt tới tầm bắn 8.000km.
Song, Sina nhận định, DF-26 vượt trội hơn hẳn so với Agni-V do mặc dù nhỏ hơn đáng kể về kích thước và khối lượng nhưng DF-26 có thể mang đầu đạn nặng hơn và có thể bắn với độ chính xác cao hơn.
http://soha.vn/quan-su/bien-dong-canh-giac-voi-ten-lua-df-26-tq-mang-dau-dan-hat-nhan-20151220133615673.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét