Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

Động cơ lượng tử: NASA thất bại cay đắng, Nga tuyên bố thành công

Những nghiên cứu về động cơ lượng tử phản trọng lực của tiến sĩ vật lý Evgeny Podkletnov là những tài liệu mà cả NASA, Anh đều thèm muốn trong việc chế tạo đĩa bay.



Động cơ lượng tử: NASA thất bại cay đắng, Nga tuyên bố thành công


Người tiên phong nghiên cứu về phản trọng lực
Năm 2009, nhà khoa học người Nga Vladimir Leonov đã tiến hành thử nghiệm động cơ lượng tử phản trọng lực.
Sau đó đến năm 2014, một thí nghiệm khác đã được tiến hành, và Leonov cho biết đã tạo ra được động cơ có trọng lượng 54kg, lực đẩy theo phương thẳng đứng với xung lực có cường độ 500-700 kg lực, với năng lượng điện tiêu thụ chỉ bằng 1 kw.
Leonov cho biết nghiên cứu của ông dựa trên lý thuyết Siêu thống nhất, điều mà các nhà vật lý lý thuyết trên thế giới chưa đi đến tiếng nói chung.
Rất nhiều tranh cãi đã nổ ra giữa Leonov và các nhà khoa học khác. Không thể chứng minh một cách rõ ràng lý thuyết của mình, các kết quả nghiên cứu của Leonov bị giới khoa học ghẻ lạnh.
Tuy nhiên, một nhà khoa học khác trong quá khứ cũng nghiên cứu vấn đề này, là Evgeny Podkletnov, thì lại được quan tâm đặc biệt.
Tiến sỹ Evgeny Podkletnov
Tiến sỹ Evgeny Podkletnov
Dự án nghiên cứu của Evgeny Podkletnov có tên “Dự án GRASP”, là cột mốc đánh dấu sự bắt đầu những nghiên cứu về phản trọng lực.
Trong thí nghiệm của mình, Evgeny Podkletnov đã bắn ra chùm tia rộng 10 cm thổi bay vật thể mẫu đi quãng đường xa 200 km.
Mô tả thí nghiệm cơ sở lý thuyết của Evgeny Podkletnov
Mô tả thí nghiệm cơ sở lý thuyết của Evgeny Podkletnov
Năm 1996, Evgeny Podkletnov mới công bố kết trên tạp chí Journal of Physics-D về kết quả những nghiên cứu của mình. Trước đó 1 năm, Viện Vật lý Max Planck đã xác minh tính thực tế của nghiên cứu này.
Ngay sau đó là làn sóng tranh cãi, ông rút lại bài báo và trốn tránh sự xuất hiện trước công chúng. Mọi tiếp xúc với Evgeny Podkletnov đều bị chính phủ Nga hạn chế.
Mô hình đĩa bay với động cơ phản trọng lực
Mô hình đĩa bay với động cơ phản trọng lực
Sự thất bại cay đắng của NASA
Nhưng cũng bắt đầu từ thời điểm trên, các phòng thí nghiệm trên thế giới đua nhau thực hiện các nghiên cứu, thí nghiệm về động cơ phản trọng lực dựa trên ý tưởng của Evgeny Podkletnov.
Có thể, chính nghiên cứu của Evgeny Podkletnov là hình mẫu để Leonov phát triển lý thuyết của ông, như đã nêu bên trên.
Cho đến thời điểm hiện nay, ngoài Leonov công bố là thí nghiệm "thành công", thì các kết quả nghiên cứu của phương Tây đều không khả quan.
Theo nhiều tài liệu cho biết, NASA đã âm thầm tập hợp nhiều nhà khoa học tại Trung tâm Không gian Marshall và Đại học Alabama (Mỹ) để tái tạo nghiên cứu của Evgeny Podkletnov.
Sau nhiều năm thử nghiệm, họ tuyên bố... thất bại bởi không có trong tay bản đầy đủ lý thuyết của Evgeny Podkletnov.

Ý tưởng đĩa bay của các nhà khoa học Nga
Ý tưởng đĩa bay của các nhà khoa học Nga
Tương tự, hãng Boeing tuyên bố không có tham vọng nghiên cứu về phản trọng lực. Thế nhưng, những lời đồn đại về động cơ phản trọng lực nằm trong dự án Boeing Phantom Works không dừng lại.
Rất nhiều kỹ sư của Boeing cũng đưa ra những nghi ngờ của mình.
Một ý tưởng khác về động cơ của đĩa bay
Một ý tưởng khác về động cơ của đĩa bay
Có người còn nêu ra giả thuyết về sự che đậy của chính phủ Mỹ với những nghiên cứu trên. Nick Cook đã viết một cuốn sách về đề tài này với tiêu đề “Cuộc săn lùng điểm Không”.
Ngay cả giới quân sự Anh cũng có tham vọng về vấn đề này. Dự án Greenglow do công ty BAE Systems được cho là đang tập trung vào công nghệ phản trọng lực.
http://soha.vn/kham-pha/dong-co-luong-tu-nasa-that-bai-cay-dang-nga-tuyen-bo-thanh-cong-20151211113137886.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét