Nước Mỹ trước thềm bầu cử đang phải đối mặt với nhiều thách thức, kể cả nội tình lẫn tình hình thế giới.
Nhân sự kiện trên, tờ Nationalinterest của chính phủ Mỹ vừa cập nhật 7 lý do các ứng viên Nhà Trắng tương lai phải đau đầu về quân sự của Trung Quốc, một quốc gia mới nổi trên bàn cờ thế giới.
Tác giả bài viết, Peter Navarro, giáo sư Đại học California-Irvine, tác giả cuốn sách mang tên Crouching Tiger: What China’s Militarism Means for the World (tạm dịch: Con hổ lánh mình: Phương tiện quân phiệt của Trung Quốc có ý nghĩa gì đối với thế giới) cùng hàng loạt phim tài liệu liên quan đến chủ đề này trăn trở, điều gì sẽ làm cho các ứng viên tổng thống Mỹ tương lai như Donald Trump, Hillary Clinton, cùng nhiều ứng viên hứa hẹn khác của Mỹ đau đầu một khi trở thành chủ Nhà Trắng?.
Tăng hay giảm chi tiêu quốc phòng?, tăng cường hay tiếp tục “giảm biên” hạm đội hải quân? Tiếp tục đầu tư sản xuất tiêm kích F-35 hay chuyển sang thế hệ máy bay không người lái?...
Tất cả, không phải là những lời hứa suông, mà thâm tâm các ứng viên đau đầu thực sự, nhất là trong bối cảnh đối thủ quân sự chiến lược Trung Quốc đang gia tăng chi phí, âm thầm hiện đại hóa quân đội, nhất là khả năng “sao y bản chính” các loại vũ khí hiện đại của Nga, Mỹ và phương Tây, đặc biệt là những loại khí tài quan trọng dưới đây.
1. Tên lửa
Không bị ràng buộc bởi các hiệp ước kiểm soát vũ khí như Nga và Mỹ, nên Trung Quốc tha hồ tung hoành, triển khai hàng loạt vũ khí mới, trong đó có tên lửa, từ tầm ngắn cho đến tầm trung, tầm dài. Kho vũ khí này còn bao gồm cả tên lửa đạn đạo chống ngầm có khả năng tấn công tàu sân bay, máy bay vận tải hay vũ khí đạt tốc độ trên Mach 10 của Mỹ, trong khi đó lại có thể tránh được các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Đây là loại các loại vũ khí chống tiếp cận, với mục đích đẩy tàu sân bay và chiến đấu cơ của đối phương càng xa bờ càng tốt. Tiêu biển như tên lửa diệt hạm DF-21D có tầm xa tới 1.500 km, trong khi tàu sân bay Mỹ phải áp sát bờ biển ở khoảng cách ít nhất 800 km mới có thể phát động tấn công. Mọi mục tiêu như Đài Loan, Tulsa hay Oklahoma đều có thể nằm trong tầm ngắm của tên lửa của Trung Quốc.
2. Thủy lôi
Trung Quốc có kho hàng tồn lớn nhất thế giới các loại thủy lôi hay mìn hải quân, trong đó có hơn 30 loại thủy lôi như thủy lôi tiếp xúc, thủy lôi kích hoạt, thủy lôi từ tính, thủy lôi nhận biết âm thanh, thủy lôi điều khiển từ xa, thủy lôi di động….
Những vũ khí kiểu này có hiệu quả cao trong việc đối phó với quân đội Đài Loan và rất có thể sẽ được Trung Quốc sử dụng để bành trướng, tranh chấp chủ quyền đảo ở biển Đông cũng như quần đảo Senkaku với Nhật. Vì vậy các nước trong khu vực cần hết sức cảnh giác.
3. Tàu ngầm
Trung Quốc là quốc gia có hạm đội phát triển nhanh nhất thế giới, đặc biệt là tàu ngầm chạy diesel- điện thông thường.
Trung Quốc đã học lỏm, sao chép nhiều bí quyết công nghệ từ tàu ngầm hiện đại của Đức, nhất là bí quyết hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập, có độ ồn thấp, nên đã cho ra đời nhiều thế hệ tàu ngầm mới, những vũ khí thụ động tích cực, đối thủ đáng gờm đối với tàu khu trục của Nhật Bản, tàu sân bay Mỹ trong phạm vi tác chiến của loại ngư lôi hoặc tên lửa hành trình do các loại tàu này phóng đi.
Tờ Washington Free Beacon của Mỹ số ra ngày 3/11 dẫn lời các quan chức quốc phòng Mỹ cho hay, ngày 24/10, tàu ngầm Trung Quốc đã bám sát tàu Reagan trong khi con tàu này đang trên đường di chuyển tới Biển Nhật Bản. Sự kiện trên khiến dư luận liên tưởng đến cuộc chạm trán giữa tàu sân bay Mỹ và tàu ngầm Trung Quốc hồi cuối năm 2006.
4. Tàu tàng hình tấn công nhanh thế hệ mới
Chiến hạm tàng hình tấn công nhanh (Fast Attack Catamarans) như tàu lớp Houbei Type 022 là một ví dụ . Đây là vũ khí được hải quân Trung Quốc đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây trong khuôn khổ hiện đại hóa hải quân đến năm 2020.
Houbei Type 022 là tàu tàng hình kích thước nhỏ nhất trong kho vũ khí chống tiếp cận của Trung Quốc. Có khả năng tác chiến linh hoạt và tấn công nhanh các mục tiêu cả trên không, trên bộ lẫn trên biển. Đặc tính khá vượt trội của Houbei Type 022 là tốc độ di chuyển, thân nhọn và được thiết kế với tiết diện nhỏ, giảm thiểu sự phát hiện bằng radar của đối phương.
Dài 42,6 mét, cao 12,2 mét, tốc độ đạt 40 hải lý/h (khoảng 64 km/h), sử dụng 2 động cơ diesel 6,865 mã lực và 4 động cơ turbine hơi nước, sử dụng thân tàu kiểu 2 và có thủy thủ đoàn 12 người.
Với tốc độ 40 hải lý/h hàng trăm tàu lớp Houbei Type 022 sẽ tạo ra những nhóm tác chiến tàu sân bay, tạo ra hàng loạt tên lửa hành trình tấn công dồn dập, không chỉ nguy hiểm cho tàu chiến mà còn là mối đe dọa máy bay vận tải của Mỹ, tạo ra kịch bản nguy hiểm giống như Josef Stalin từng một thời nhận xét, “lợi thế cả số lượng lẫn chất lượng", kịch bản nguy hiểm mà Mỹ không thể bỏ qua được.
5. Thế hệ máy bay chiến đấu thứ 5
Nhờ tin tặc, Trung Quốc đã đánh cắp bí mật thiết kế từ Mỹ, kết quả Chengdu J-20 hay Mighty Dragon (Rồng phi thường) ra đời.
Đây là máy bay chiến đấu đa nhiệm kết hợp nhiều chức năng của các loại máy bay hiện đại như F-22 và F-35 của Mỹ, thậm chí cả MiG 1.44, của Nga vốn đã bị hủy bỏ.
Còn Thành Đô J-31 hay Gyrfalcon lại được “sao y bản chính” từ máy bay của F-35 của Mỹ. Tất cả các loại máy bay này có thể được thiết kế dùng cho tàu sân bay. Riêng F-22 Mỹ đã ngưng sản xuất còn F-35 thì hạn chế do ngân sách hạn chế. Với lý do này, rất có thể “ngư ông” Trung Quốc sẽ “đắc lợi”, tạm thời chiếm ưu thế trong các cuộc chiến trong tương lai, ít ra cũng ở khu vực châu Á, trừ khi Mỹ tung ra những thế hệ máy bay mới được những ông chủ Nhà Trắng và Quốc hội cùng gật đầu.
Chengdu J-20 có rất nhiều điểm tương đồng với nguyên mẫu máy bay tiêm kích MiG-1.44 và máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ. Ở đây, Trung Quốc khôn hơn, tập trung vào phát triển khả năng tàng hình để nâng cao tính năng tác chiến linh hoạt hơn và khắc phục các điểm yếu của MiG 1.44, kể cả điểm yếu về thiết kế khí động học.
6. Tàu sân bay
Trong khi lực lượng hải quân của Mỹ có chiều hướng thu hẹp, nhất là hoạt động của các cơ sở đóng tàu, thì các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc lại phát triển nở rộ, cho ra đời nhiều thế hệ tàu chiến nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa quân đội, “phủ sóng toàn cầu” vươn tới nhiều nơi, kể cả tàu sân bay.
Hiện tại Trung Quốc mới chỉ có tàu sân bay duy nhất là Liaoning (Liêu Ninh), tàu sân bay huấn luyện cỡ nhỏ, mối nguy hiểm đe dọa trực tiếp đối với Mỹ còn nhỏ, chỉ mới triển khai ở biển Đông, nhưng dù sao cũng là một tín hiệu bất an cho anh ninh biển khu vực, nhất là gây áp lực tới các nước có lực lượng hải quân còn nhỏ.
7. Vũ khí chống vệ tinh
Vũ khí chống vệ tinh (Anti-satellite Weapons) hiện đang được Trung Quốc đầu tư phát triển, đặc biệt là hệ thống đa dạng "tiêu diệt cứng" và "tiêu diệt mềm" có tên ASAT, có khả năng phá hủy hoặc vô hiệu hóa mạng lưới của Mỹ, hạn chế tiềm năng kinh tế lẫn quân sự của quốc gia hàng đầu thế giới này.
Đến thời điểm hiện tại Trung Quốc đã đủ sức bắn hạ hoặc vô hiệu hóa vệ tinh quân sự của Mỹ, phía Mỹ dự đoán rất có thể Trung Quốc đang khởi động một cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên mà con mắt vệ tinh không thể nhìn thấy. Tại thời điểm như vậy, một tổng thống tương lai Mỹ có thể trở tay không kịp, đó là chưa kể những phát minh khác mà Trung Quốc đang âm thầm thực hiện.
Theo tờ Washington Times, số cuối tháng 10/2015, Ủy ban Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung đã đưa nhận định, vũ khí chống vệ tinh trong không gian hoặc trên mặt đất của Trung Quốc rất lợi hại, có thể làm tê liệt, phá hoại hoặc gây nhiễu vệ tinh và hạn chế hoạt động quân sự của Mỹ trên quy mô toàn cầu.
Đây là vũ khí đánh chặn trong không gian, trong đó bao gồm tên lửa, hệ thống chống vệ tinh đồng quỹ đạo, mạng lưới thiết bị gây nhiễu và vũ khí năng lượng định hướng trên mặt đất. Như tên lửa diệt vệ tinh quỹ đạo thấp SC-19 và tên lửa tầm cao DN-2 hiện đang phát triển. DN-2 có thể tấn công vệ tinh của Mỹ, đặc biệt là vệ tinh trinh sát và giám sát, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng trong vòng 10 năm nữa.
http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ung-vien-tong-thong-my-e-ngai-suc-manh-trung-quoc-3294255/?paged=2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét