Lực lượng tên lửa chiến lược thuộc quân đội Nga, chuyên kiểm soát các tên lửa đạn đạo được bố trí trên khắp lãnh thổ.
Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga thành lập ngày 17/12/1959. Đơn vị này thuộc quân đội Nga, chuyên kiểm soát các tên lửa đạn đạo được bố trí trên khắp lãnh thổ. Lực lượng này hiện sở hữu 6 hệ thống tên lửa, trong đó 3 hệ thống bố trí trên mặt đất và 3 hệ thống còn lại ở dưới lòng đất.
Lực lượng tên lửa chiến lược đang được nâng cấp căn bản. Theo Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Sergey Karakayev, lực lượng này đã thực hiện đầy đủ chương trình phóng tên lửa trong năm nay.
"Chúng tôi luôn duy trì tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao độ. Lịch trình phóng tên lửa năm nay đã được hoàn tất", ông nhấn mạnh.
Hàng ngày có khoảng 6.000 người sẵn sàng chiến đấu khi có báo động và khoảng 95% hệ thống tên lửa được triển khai để có thể phóng ngay lập tức.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Yars (NATO gọi là: SS-27 Mod 2).
Đây là loại tên lửa 3 tầng phóng sử dụng động cơ nhiên liệu rắn. Tên lửa được thiết kế tại Viện công nghệ nhiệt Moscow.
Nó được thử nghiệm lần đầu tiên ngày 29/5/2007. Một số thông tin nói rằng, tên lửa này có thể mang 10 đầu đạn độc lập.
Tổ hợp S-300 (NATO gọi là SA-10 Grumble) được thiết kế để bảo vệ các cơ sở trọng yếu khỏi các cuộc không kích. Chúng được coi là một trong những hệ thống phòng không tốt nhất thế giới.
RT-2PM Topol là tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa được thiết kế dùng để tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu chiến lược trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào.
Đây là loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cải tiến, di động trên đường thay cho tổ hợp tên lửa lỗi thời trước đó.
Tổ hợp Topol-M sử dụng nhiên liệu rắn 3 tầng đẩy, được phát triển như một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân riêng rẽ với sức công phá tương đương 500.000 tấn thuốc nổ TNT.
Hệ thống này có kích thước và hình dạng gần như tên lửa đạn đạo chiến lược liên lục địa ICBM Minuteman của Mỹ.
RT-2PM2 Topol-M (NATO gọi là SS-27 Sickle B) là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên do Nga phát triển từ sau khi Liên Xô tan rã.
Topol-M được đánh giá là không thể đánh chặn bởi bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào trên thế giới.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-18 (NATO gọi là SS-19 Mod 3 Stiletto). Tên lửa RS-18 được trang bị phần đầu có thể chia tách với 6 đầu đạn, có tầm bắn tối đa 10.000 km.
Mở nắp silo (hầm chứa tên lửa dưới mặt đất) một tên lửa Topol-M
|
Các tên lửa SS-18, SS-17, SS-19, SS-20 trưng bày tại Học viện quân sự Dzerzhinsky ở Balabanovo, cách Moscow khoảng 100 km.
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/279337/ten-lua-chien-luoc-dinh-cao-suc-manh-quan-su-nga.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét