Lời bình:
Cũng vì những tử huyệt này tồn tại ở hệ thống định vị và trinh sát mục tiêu trên biển mà trong đại chiến thứ II ở Thái Bình Dương, hạm đội Liên hợp Nhật bị Hải quân Mỹ xóa sổ qua các trận hải chiến quyết định ở quần đảo Midway và vùng vịnh Leyte, Phillipines, dẫn đến sự sụp đổ của Japan.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Theo phương Tây, Nga đã quá tập trung vào nâng cấp, đóng mới tàu chiến mặt nước và tàu ngầm để tăng cường lực lượng tấn công mà bỏ quên năng lực trinh sát trên biển.
Để hỗ trợ cho chính phủ Syria tấn công IS, 3 lực lượng của quân đội Nga đều được triển khai đến chiến trường này.
Điều đó đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế vào những thành quả xây dựng quân đội của Nga trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, theo phương Tây, Nga đã quá tập trung vào nâng cấp, đóng mới tàu chiến mặt nước và tàu ngầm để tăng cường lực lượng tấn công mà bỏ quên năng lực trinh sát trên biển.
Hậu quả là Hải quân Nga tăng cường được sức chiến đấu nhưng dần trở thành “người mù” trên biển.
Năng lực trinh sát trên không
Theo thống kê của truyền thông phương Tây, trong biên chế Hải quân Liên Xô trước đây có hơn 100 máy bay trinh sát Tu-16R và Tu-95RC để thực hiện nhiệm vụ trinh sát biển xa.
Những năm 1990, sau khi Liên Xô tan rã, số máy bay này chỉ còn khoảng 48 chiếc, không đủ đáp ứng nhiệm vụ. Và cho đến nay, những máy bay này đã không còn trong biên chế quân đội Nga.
Trong lực lượng Không quân Hải quân Nga hiện nay, số lượng máy bay và trực thăng chuyên dụng có thể dùng để trinh sát rất ít.
Chỉ có 4 máy bay trinh sát Su-24MR thuộc Hạm đội biển Đen và 2 trực thăng cảnh báo Ka-31 thuộc lực lượng không quân trên tàu sân bay Kuznetsov.
Trong khi đó, bán kính tác chiến của Su-24MR vào khoảng 700km, chỉ có thể hoạt động tại khu vực tác chiến như Biển Đen. Còn trực thăng cảnh báo Ka-31 có bán kính tác chiến khoảng 150km, chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ chiến thuật trong biên đội tàu.
Máy bay trinh sát Su-24MR.
Ngay cả những máy bay chống ngầm như Tu-142M, Tu-142MK, Il-18 và Il-38N cũng gia nhập lực lượng trinh sát.
Tuy nhiên, theo các tài liệu công khai, số lượng các máy bay này trong biên chế của Hạm đội phương Bắc và Thái Bình Dương chỉ có khoảng 32 chiếc. Trong đó, số máy bay thích hợp chỉ có 20 chiếc, số lượng như vậy không đủ.
Một phân tích của phương Tây về lực lượng trinh sát của Hải quân Nga cho thấy, bất luận là về số lượng hay chất lượng, hệ thống máy bay trinh sát hiện nay của Nga cơ bản không thể đáp ứng yêu cầu chiến thuật của hải quân nước này trong nhiệm vụ trinh sát trên biển.
Chúng càng không thể hoàn thành nhiệm vụ cung cấp dữ liệu, chỉ thị mục tiêu cho hệ thống tên lửa tầm xa và tầm trung.
Khả năng trinh sát của tàu chiến
Hiện hải quân Nga có 21 tàu trinh sát chuyên dụng, bao gồm 2 tàu cỡ lớn, 14 tàu cỡ vừa và 5 tàu loại nhỏ.
Có vẻ số lượng không ít nhưng những tàu này không được trang bị vũ khí hiện đại và tốc độ hành trình tương đối thấp, phạm vi trinh sát và sử dụng của đa số thiết bị trinh sát đều rất hạn chế.
Tuy tàu ngầm động cơ hạt nhân đa nhiệm cũng trở thành phương tiện trinh sát trên biển nhưng trong số 16 tàu ngầm hạt nhân đang phục vụ của Hải quân Nga, số tàu hiện đại nhất chỉ có 1 tàu Project 885 và 11 tàu Project 971.
Trái lại, tàu ngầm hạt nhân có trình độ công nghệ tương tự của Hải quân Nga lên tới hơn 50 tàu.
Tàu ngầm K-329 Severodvinsk (đề án 885 lớp Yasen)
Số tàu ngầm của Hạm đội phương Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương của Nga tại khu vực biển rộng hàng chục triệu km2 có thể không quá 2-3 tàu, không thể đáp ứng yêu cầu giám sát kiểm soát của lực lượng trinh sát trên biển Nga, ngay cả ở khu vực tác chiến biển gần.
Theo quan sát của phương Tây, ngay cả khi Nga rất coi trong công tác đóng tàu hải quân và phát triển hệ thống vũ khí chống tên lửa nhưng việc thiếu hệ thống trinh sát có thể khiến vũ khí hiện đại cũng trở nên vô dụng, không thể hình thành khả năng tấn công hiệu quả.
Đặc biệt, nhiệm vụ tấn công biên đội tàu mặt nước, nhất là nhóm tàu chiến sân bay của đối phương trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Hải quân Nga.
Tàu chiến Nga trình diễn trong Ngày Hải quân (tháng 7/2015).
Kế hoạch xây dựng của Hải quân Nga những năm qua bao gồm dự án tàu ngầm hạt nhân Project 885, thiết kế tàu khu trục Leader thế hệ mới, đóng tàu hộ vệ Project 22350 và tàu hộ vệ cải tiến, nâng cấp tàu tuần dương tên lửa Project 1144 và 1164, tàu ngầm Project 949A.
Những tàu mới này được trang bị tên lửa chống hạm để tấn công tầm xa nên chắc chắn có khả năng phá hủy nhóm tàu tác chiến sân bay Mỹ.
Song, phương Tây cho rằng nếu không có lực lượng trinh sát hiện đại thì khả năng tấn công mạnh thế nào cũng không có tác dụng, Hải quân Nga mạnh thế nào cũng trở thành “người mù” trên biển.
http://soha.vn/quan-su/hai-quan-nga-manh-the-nao-cung-thanh-nguoi-mu-tren-bien-20151204160352148.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét