Bí mật hoạt động tác chiến là tính năng chiến thuật quan trọng nhất của tàu ngầm. Chúng thực sự là 'sát thủ' với các chiến hạm nổi trên mặt nước, tàu ngầm, tàu vận tải đối phương...
Những khả năng của tàu ngầm có thể giải quyết trên bình diện các nhiệm vụ đa dạng cho tàu ngầm có tính năng kỹ chiến thuật rất cao. Tính năng kỹ chiến thuật tàu ngầm được xác định bằng năng lực sẵn sàng chiến đấu và tư tưởng chính trị tinh thần của thủy thủ đoàn, biên chế vũ khí trang bị, phương tiện quân sự và mức độ sẵn sàng chiến đấu và khả năng khai thác sử dụng, trình độ huấn luyện của thủy thủ đoàn và các yếu tố khách quan khác.
Khả năng sẵn sàng chiến đấu của tàu ngầm còn được xác định bằng những thông số kỹ chiến thuật của tàu ngầm, mà từ đó, xác định tính năng chiến thuật của tàu.
Tính năng kỹ chiến thuật cơ bản của tàu ngầm: Biên chế vũ khí trang bị trên boong; Lượng giãn nước và các thông số kích thước thân tàu; Tốc độ hành trình khi lặn ngầm, đối với tàu ngầm diesen điện tính cả tốc độ vận hành trên mặt nước và dưới ngầm; Độ sâu tàu ngầm có thể đạt được; Thời gian vận hành độc lập và tầm xa hoạt động; Trạm nguồn năng lượng chủ yếu; Mức độ phát xạ các trường vật lý, có thể xác định giới hạn bí mật của tàu; Khả năng hoạt động được trong các cấp sóng biển; Khả năng sống sót của tàu; Khả năng chứa được số lượng người; Thủy thủ đoàn.
Biên chế vũ khí trang bị của tàu ngầm bao gồm có các loại vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật và tính năng kỹ thuật, cho phép có thể sử dụng khi hoạt động ngầm dưới nước và khi hoạt động trên mặt nước trong các điều kiện tác chiến khác nhau. Các loại vũ khí trang bị cho tàu ngầm bao gồm: tên lửa, tên lửa – ngừ lôi, ngư lôi và thủy lôi.
Các trang thiết bị kỹ thuật chiến đấu của tàu ngầm bao gồm: Các đài radar trinh sát, đài trinh sát thủy âm, sonars và các thiết bị trinh sát thủy âm, các thiết bị trinh sát không thủy âm như trinh sát từ trường, các thiết bị dẫn đường trên biển (navigation), hệ thống điều khiển hỏa lực tự động, các phương tiện thiết bị chống trinh sát thủy âm (sonar), các đài thông tin liên lạc các loại, các đài trinh sát thông tin, xác định tọa độ mục tiêu và các thiết bị khác.
Tên lửa: Tên lửa trang bị trên tàu ngầm, phụ thuộc vào nhiệm vụ trọng tâm của tàu ngầm, có thể sẽ là tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình – Hệ thống phóng tên lửa từ tàu ngầm là hệ thống phương tiện trang lắp đặt trên tàu ngầm, có chức năng tấn công tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền hoặc trên biển. Hệ thống bao gồm: các tên lửa có điều khiển, thiết bị phóng tên lửa và thiết bị dẫn đường tên lửa, hệ thống thiết bị này gắn liền với hệ thống định vị và dẫn đường của tàu ngầm, đài radar dẫn đường thân tàu và đài sonar (phụ thuộc vào các loại tên lửa khác nhau) và các hệ thống trang thiết bị khác, xác định tọa độ tàu ngầm phóng tên lửa và vị trí của mục tiêu, phát hiện mục tiêu, theo dõi và bám mục tiêu, đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết cho bộ phận dẫn đường và điều khiển tên lửa trong đầu dẫn của chính tên lửa.
Tên lửa đạn đạo: Đó là tên lửa, quỹ đạo đường đạn của các tên lửa đó trừ giai đoạn được điều khiển chủ động, bay theo quỹ đạo tự do. Các tên lửa này có tên lửa đẩy một tầng, hoặc tên lửa đẩy nhiều tầng, tên lửa có thể được điều khiển (tên lửa dẫn đường) và tên lửa không điều khiển. Tên lửa đạn đạo có tầm bắn lớn hơn 5500km( theo phân cấp của các nước phương Tây – lớn hơn 6500 km) được gọi là tên lửa xuyên lục địa (ICBM).
Tên lửa liên lục địa (ICBM) – là tên lửa nhiều tầng đẩy, với động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng hoặc rắn. mang theo các đầu đạn. Theo số lượng mang có thể là một đầu đạn hoặc nhiều đầu đạn, theo cơ chế điều khiển trong giai đoạn thụ động, có hai loại đầu đạn, loại không có điều khiển (rơi tự do) và loại có điều khiển (dẫn đường đầu đạn vào mục tiêu) đầu đạn có điều khiển là đầu đạn được điều khiển vào giai đoạn cuối của quỹ đạo đường bay, để có thể vượt qua được hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của đối phương, tấn công chính xác mục tiêu hoặc giải quyết cũng một lúc 2 nhiệm vụ vượt tuyến phòng thủ và đánh chính xác mục tiêu.
Các tên lửa mang nhiều đầu đạn có thể có 2 loại, một loại phân tán trên diện rộng và một loại mỗi đầu đạn được dẫn đến 1 mục tiêu. Loại thứ nhất dùng để tấn công mục tiêu có diện tích rộng (căn cứ, bến cảng) được phòng thủ bởi hệ thống phòng thủ tên lửa. Loại thứ 2 là để tiêu diệt các mục tiêu nhỏ, phân tán trên diện rộng và xa nhau.
Trong giai đoạn hiện nay, các tàu ngầm nguyên tử nước ngoài chứa từ 16 đến 24 tên lửa đạn đạo có tầm bắn từ 4.000 km đến 11.500km. số lượng đầu đạn trong mỗi tên lửa mang từ 5 đến 14 đạn với đương lượng nổ tương đương là 50 kt đến 1000 kt. Bán kính độ sai lệch so với mục tiêu trong khoảng từ 250m đến 300m và nhỏ hơn. Khối lượng tên lửa mang bao gồm cả đầu đạn khoảng 57 tấn. Do đó, các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân có kích thước và lượng giãn nước rất lớn.
Tên lửa hành trình (tên lửa có cánh). Đó là tên lửa có cánh và có điều khiển. Cánh của tên lửa tạo lực khí động học khi bay trong không khí. Tên lửa sử dụng lực đẩy của động cơ phản lực và động cơ tuốc bin khí phản lực. Tên lửa hành trình thực hiện chuyến bay theo cách bay của máy bay với 2 cánh hoặc 4 cánh chữ thập và cánh điều khiển. Mỹ là nước đầu tiên chế tạo tên lửa hành trình có cánh chiến thuật và tên lửa hành trình chiến lược. Tên lửa chiến thuật có tầm bay gần (tên lửa chống tàu Harpoon có tầm bay 120 km) tầm trung (tên lửa hành trình tầm trung Tomahawk có tầm bay 500km), các tên lửa chiến thuật thường mang đầu đạn nổ thường.
Tên lửa hành trình cấp chiến lược (tên lửa Tomahawk) có tầm bay lên đến 2.500km và được trang bị đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ đến 200 kt. Tên lửa có cánh được trang bị và tích hợp các hệ thống điều khiển phức tạp như hệ thống đạo hàng quán tính, hệ thống dẫn đường NAVTAS, hệ thống định vị GPS nên có độ chính xác rất cao. Tên lửa được bắn từ ống phóng ngư lôi từ dưới ngầm. Các tàu ngầm của Mỹ thường mang 4 tên lửa có cánh. Trong giai đoạn gần đấy, có dự án sẽ cải tiến các tàu ngầm nguyên tử cũ thành các ống phóng tên lửa Tomahawk. Như vậy tàu sẽ mang hàng chục đến hàng trăm tên lửa Tomahawk cùng lúc.
Mô phỏng 3D model ngư lôi. |
Ngư lôi: Ngư lôi là vũ khí được trang bị trên tất cả các tàu ngầm, kể cả tàu ngầm tên lửa đến các tàu ngầm đa dụng. Ngư lôi là đầu đạn tự động hành tiến và tự điều khiển, tự dẫn dưới nước với thuốc nổ thường hoặc đầu đạn hạt nhân. Ngư lôi được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu tầu nổi, tầu ngầm và các tàu vận tải, phá hủy bến cảng, cầu tàu và các công trình xây dựng khác nằm trên mép nước của sông, biển. Ngư lôi có các loại đường kính như 324mm, 400mm, 482mm, 533mm, và hơn nữa. Chiều dài có thể từ 2,5 đến 6,5m hoặc lớn hơn. Theo yêu cầu kỹ chiến thuật ngư lôi có thể là ngư lôi chống ngầm, ngư lôi chống tàu, ngư lôi đa dụng. Theo động năng có thể là khí ga, điện …Theo hệ thống điều khiển có thể là tự điều khiển, điểu khiển bằng dây dẫn, bằng radar, sonar hoặc cơ động theo chương trình đã lập sẵn hoặc là có thể phóng theo đường thẳng (ngư lôi siêu khoang V111).
Hệ thống các đầu tự dẫn của ngư lôi có thể là tự dẫn thủy âm, tự dẫn thụ động, tự dẫn chủ động hoặc tổ hợp. Trên ngư lôi lắp đặt hệ thống kích nổ bằng chạm nổ, không chạm nổ - kích hoạt bởi các trường vật lý khác nhau của tàu. Các ngư lôi hiện đại có tốc độ cao, tầm phóng đạn xa và có chiều sâu khi hoạt động ngầm. Ví dụ hải quân Mỹ sử dụng ngư lôi Mk 48, có vận tốc đến 55 knot, tầm bắn lên đến 18.3km, chiều sâu lặn ngầm là 600m, hệ thống điều khiển tele bằng dây dẫn ở giai đoạn đầu và thiết bị tự dẫn theo thủy âm – thụ động vào giai đoạn cuối của quỹ đạo.
Đường kính của ngư lôi là 533 mm, đầu nổ thường. Trên các tàu ngầm hiện đại ngày nay, thông thường có từ 4 đến 6 ống phóng ngư lôi, cơ số biên chế ngư lôi đến 20 quả đạn, để thực hiện bắn ngư lôi dưới ngầm, các tàu ngầm được trang bị các thiết bị điều khiển phóng ngư lôi (hệ thống điều khiển vũ khí tự động).
Tên lửa chống tàu đa dụng. |
Để phòng thủ trước các tàu ngầm của địch hoặc tiến hành chiến đấu với các tàu ngầm hiện đại của địch, các tàu ngầm tên lửa hoặc các các tầu ngầm đa nhiệm, đa dụng được biên chế các tên lửa chống tàu ngầm có điều khiển. Tên lửa chống ngầm có điều khiển tiêu biểu là tên lửa chống ngầm Subroc của Mỹ . Tên lửa sử dụng những thông số phát hiện tàu ngầm, được phóng đi từ ống phóng ngư lôi dưới mặt nước, bay theo quỹ đạo đường đạn với vận tốc 340m/s.
Tên lửa chống ngầm có thể mang đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ lến đến 30 Kt hoặc đầu nổ thuốc nổ thường của Mk 48, đồng thời có thể sử dụng ngư lôi tự dẫn Mk48 với tầm bắn 9km. Tên lửa chống ngầm Subroc có tầm bắn từ 9km đến 65km, sử dụng hệ thống điều khiền dẫn đường đạo hàng quán tính.
Tàu ngầm đặt thủy lôi. |
Thủy lôi các loại cũng được biên chế cho các tầu ngầm nguyên tử đa dụng, một phần được thay thế cho ngư lôi để đặt chúng bằng ống phóng ngư lôi. Trong một số trường hợp, bố trí trận địa mìn được giao cho tàu ngầm, khi đó, vũ khí hỗ trợ tác chiến sẽ trở thành vũ khí chính của tàu ngầm. Tất cả các loại thủy lôi nằm trong biên chế của hải quân Mỹ, đều được lắp thiết bị kích nổ không tiếp xúc và có sức công phá rất mạnh, các loại thủy lôi này có khả năng tự cơ động, được chế tạo trên cơ sở của ngư lôi, sau khi được phóng ra từ ống phóng ngư lôi, thủy lôi tự cơ động đến vị trí đặt mìn, do đó, tàu ngầm không cần thiết phải phải tiến đến vị trí đặt mìn. Cũng có những ý tưởng chuyển những tầu ngầm nguyên tử hoặc tàu ngầm tên lửa đã quá hạn sử dụng thành các tàu ngầm đặt thủy lôi (mỗi một tàu có thể rải được đến 256 quả thủy lôi- mỗi ống phóng tên lửa sẽ lắp 16 quả thủy lôi).
Để đảm bảo có thể quan sát dưới mặt nước, trên mặt nước và trong không trung, đảm bảo an toàn và bí mật lặn ngầm, thực hiện được những nhiệm vụ theo yêu cầu kỹ chiến thuật. Tàu ngầm hiện đại được trang bị với số lượng lớn các thiết bị trinh sát điện tử. Trọng tâm là các thiết bị sonar – đài sonar và các thiết bị sonars
Sonar mũi tàu và hệ thống tên lửa mũi tàu Virgina. |
Đài sonar là các thiết bị siêu âm - điện từ và và các thiết bị điện tử để tìm kiếm, phát hiện và xác định phân loại các loại mục tiêu trên biển, hướng và khoảng cách từ tàu ngầm đến mục tiêu, đưa ra các thông số cho các thiết bị điều khiển hỏa lực, các thiết bị thông tin liên lạc giữa các tàu, đảm bảo an toàn khi hoạt động ngầm và thực hiện các nhiệm vụ khác. Các đài siêu âm sonar có thể là các đài phát chủ động các sóng siêu âm hoặc các đài thu thụ động sóng siêu âm. Đài sonar có thể là một phần của tích hợp các hệ thống siêu âm của tàu ngầm.
Sonar hiện đại ngày nay. |
Tổ hợp các thiết bị trinh sát thủy âm - đây là tập hợp các thiết bị thủy âm, sonar độc lập, phần cuối đấu nối của các thiết bị đó được đấu nối với bàn điều khiển. Những ví dụ của tổ hợp các thiết bị thủy âm tầu ngầm đó là hệ thống AN/BQQ-2; -5; -6 hoạt động trong dải tần số rất rộng từ 0.01 đến 7 kHz. Các thiết bị bao gồm đài sonar AN/BQS-6 hoặc AN/BQS-13DNA, hoạt động trong dải tần số thấp ở chế độ thụ động hoặc chủ động. Xử lý thông tin tín hiệu được thực hiện bởi máy tính AN/BQA-3. Để phát hiện tiếng ồn của mục tiêu trên khoảng cách lớn, trong tổ hợp sonars có lắp đặt đài thu sonar - thủy âm thụ động AN/BQR-7, nhưng có độ chính xác về phương vị và hướng phát ra tiếng động không cao. Truyền thông thủy âm được thực hiện bằng đài sonar AN/BQA-2 cũng nằm trong tổ hợp hệ thống sonar trên bảng điều khiển.
Để xác định mục tiêu các tàu ngầm, được sử dụng thiết bị AN/BQQ-3, thiết bị tự động xử lý các dải tần tín hiệu thu được, phân loại chúng và so sánh các tín hiệu với các mẫu templetes âm thanh của các loại tàu khác nhau. Đồng thời, các tàu ngầm của Mỹ còn được trang bị các đài sonar với các thiết bị ăng ten mềm kéo dài, được kéo theo tàu AN/BQR-15 (tần số hoạt động từ 10Hz đến 0.9kHz), các đài trinh sát siêu âm sonar AN/WLR-9A,-12 để phát hiện các tin hiệu của các đài sonar đối phương, các đài dò thủy lôi và các thiết bị cảnh báo chống sonar. Tầm xa hoạt động của các tổ hợp thiết bị trinh sát sonar thủy âm, cho phép phát hiện hoạt động của chân vịt tàu ngầm khoảng lớn hơn 90 km, tính toán khoảng cách đến mục tiêu có thể đạt được đến 70km, truyền thông thủy âm lên đến 300 km.
Trong giai đoạn ngày nay, trên các tàu ngầm đang phát triển các thiết bị, hệ thống phát hiện tàu ngầm không sử dụng thủy âm. Có nghĩa là các thiết bị dò tìm, hoạt động không sử dụng siêu âm, thủy âm mà sử dụng hiệu ứng từ các trường vật lý khác phát ra của tàu ngầm hoặc sóng lằn tầu. Đã đưa vào sử dụng hệ thống dò tìm laser tìm kiếm mục tiêu cho phép phát hiện mục tiêu ở khoảng cách từ 150 – 450 m. Các nước phương Tây cũng đang phát triển các thiết bị phát hiện tàu ngầm từ các dấu vết của sóng lằn tàu xuất phát từ tuốc bin chân vịt của tàu với sự tham gia của đường dẫn các thiết bị đo điện trở nước biển.
http://viettimes.vn/sat-thu-dang-so-hai-quan-nuoc-nao-cung-muon-co-48274.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét