Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

NI: Mỹ là cỗ máy chiến đấu mạnh nhất hành tinh, Trung Quốc chưa phải là đối thủ

Trung Quốc sẽ phải đối đầu với quân đội hiện đại và mạnh nhất hành tinh và đồng thời là cỗ máy chiến đấu mang tính sát thương lớn nhất mọi thời đại. Nationla Interest (NI) đã chỉ ra những lý do vì sao nhiều người tin rằng Mỹ sẽ dễ dàng đánh bại Trung Quốc trong một cuộc chiến.

Quân đội Mỹ tập trận với đồng minh Hàn QuốcQuân đội Mỹ tập trận với đồng minh Hàn Quốc
Nếu chiến tranh Mỹ-Trung xảy ra, hàng triệu người hoặc có thể là hàng tỷ người sẽ chết nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng, nền kinh tế toàn cầu cũng có nguy cơ sụp đổ. Tuy nhiên thật may là đến nay nguy cơ này vẫn còn ở rất xa, National Interest phân tích.
Dẫu vậy, mối đe dọa xung đột Mỹ-Trung vẫn còn treo lơ lửng do có quá nhiều những vấn đề gây áp lực khác trong quan hệ giữa hai nước. Tạm thời quên đi những thách thức đến từ IS, Ukraine, Syria hay bất kỳ vấn đề nào khác hiện nay, quan hệ Mỹ-Trung dù có yên ổn hay không vẫn là thách thức quan trọng nhất trên toàn cầu.
Sau hơn 20 năm đầu tư một cách toàn diện, Trung Quốc đã phát triển từ một nước có quân đội hạng ba ít có khả năng tấn công trở thành cỗ máy quân sự hiện đại hàng đầu trên hành tinh. Với sự đầu tư tập trung vào hệ thống vũ khí thực hiện học thuyết quân sự chống tiếp cận, Trung Quốc có vẻ như đang phát triển công cụ cần thiết trong trường hợp chiến tranh với Mỹ thực sự xảy ra. Chủ trương của Bắc Kinh hiện nay là chuẩn bị sẵn sàng.
NI xem xét những thách thức mà Trung Quốc sẽ phải đối mặt nếu xung đột với Mỹ, theo một cách toàn diện. Theo tạp chí Mỹ, dù Trung Quốc có những công cụ để triển khai sức mạnh nếu có chiến tranh với Mỹ, những thách thức mà Trung Quốc gặp phải vẫn sẽ vô cùng lớn, và nhiều thách thức trong số đó sẽ là những thách thức cơ bản.
Trung Quốc có quân đội với quân số thường trực lớn nhất thế giới
Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ chiếm đảo ở Biển Đông tháng 9/2016
Chiến hạm Trung Quốc dàn trận trên biển
Chiến đấu cơ tàng hình J-20 vừa được Trung Quốc biên chế vào lực lượng không quân
Trung Quốc sẽ phải đối đầu với quân đội hiện đại và mạnh nhất hành tinh và đồng thời là cỗ máy chiến đấu mang tính sát thương lớn nhất mọi thời đại. NI đã chỉ ra những lý do vì sao nhiều người tin rằng Mỹ sẽ dễ dàng đánh bại Trung Quốc trong một cuộc chiến.
Bí ẩn lớn: Rốt cuộc quân đội Trung Quốc mạnh cỡ nào?
Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển những vũ khí công nghệ cao. Hiện nay nước này đã sở hữu tên lửa sát thủ tàu sân bay mới. Trung Quốc đang xây dựng thêm tàu sân bay, chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, các loại tên lửa hành trình, các tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm diesel, tàu lặn không người lái, thủy lôi…
Mọi việc có vẻ như rất hoàn hảo, ít nhất là trên giấy tờ.
Nhưng nếu xảy ra chiến tranh thực tế với Mỹ, liệu Trung Quốc sử dụng tất cả các loại vũ khí này hiệu quả đến đâu? Câu hỏi thực tế có vẻ như rất đơn giản: Đúng vậy, Trung Quốc chắc chắn đang phát triển tất cả các yếu tố về công nghệ và quân sự để có thể triển khai một đội quân hùng mạnh. Tuy nhiên, liệu đội quân này sẽ vận hành các thiết bị hiệu quả ra trong điều kiện chiến tranh khốc liệt? Trung Quốc đang phát triển quân đội mang đẳng cấp thế giới, nhưng liệu quân lính nước này có thể vận hành tất cả các thiết bị một cách thành thạo hay không? Họ có được huấn luyện thành thục không? Tóm lại, NI cho rằng có vẻ Trung Quốc sở hữu một quân đội hàng đầu thế giới nhưng lại không biết cách vận hành nó thế nào cho hiệu quả.
Nhiều học giả cũng đồng quan điểm với cách nhìn nhận của NI. Ông Ian Easton từ Dự án 2049 của The Diplomat đã gợi nhắc lại về khả năng, bản chất và nhiệm vụ của quân đội Trung Quốc (PLA).
“Thực trạng phần mềm (quá trình huấn luyện và tính sẵn sàng chiến đấu) hiện nay thực sự đáng lo ngại. Trong một cuộc diễn tập quân sự vào mùa hè năm 2012, một đơn vị chiến lược của PLA có nhiệm vụ xử lý các đầu đạn hạt nhân trong khu chứa nhiên liệu ngầm đã phải bỏ thời gian ra xem phim, tổ chức các bữa tiệc và hát karaoke vào ban đêm trong thời gian 15 ngày tập trận giả. Thực tế, vào ngày tập trận thứ 9, một đoàn văn công đã được đưa ra căn cứ quân sự để biểu diễn trước những người lính mòn mỏi vì nhớ nhà…
Trong khi những năm gần đây, Trung Quốc nỗ lực tuyên truyền nhằm thuyết phục thế giới tin rằng nước này là một cường quốc quân sự được tôn trọng, thế giới lại thường quên rằng Trung Quốc thậm chí còn không có một quân đội chuyên nghiệp. Không giống như lực lượng vũ trang của Mỹ, Nhật, Hàn, Đài Loan hay các đối trọng trong khu vực khác, PLA không phải là một lực lượng chiến đấu chuyên nghiệp do cách thức tổ chức rối rắm và điều hành của nó...”.
Hải quân Mỹ-Nhật tập trận chung trên biển
Mỹ vừa triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc khiến Trung Quốc bất an
Mỹ có kế hoạch triển khia thường trực hai cụm tác chiến tàu sân bay do tình hình phức tạp ở Tây Thái Bình Dương
Vậy những điều trên ảnh hưởng ra sao tới thời gian cần thiết để đưa ra quyết định nhanh chóng khi xảy ra chiến tranh với Mỹ? Liệu Trung Quốc có bị phụ thuộc vào thách thức này hay không? Dù cho cuộc tập trận năm 2012 có thể chỉ là một sự cố, PLA vẫn là một quân đội đảng trị. Điều này có ý nghĩa ra sao trong cuộc chiến với Mỹ?
Quân đội Trung Quốc có phối hợp tác chiến hiệu quả?
“Phối hợp tác chiến” là cách tốt nhất để khiến một quân đội hiện đại trở nên hùng mạnh hơn. Chia sẻ thông tin tình báo và tiến hành chiến tranh bằng cách điều phối đồng bộ các lực lượng trên nhiều lĩnh vực (trên không, trên biển, trong không gian và trên bộ) là cách tốt nhất để đạt được các mục tiêu quân sự khó khăn và là cách tăng cường gấp bội sức mạnh của lực lượng. Đó là điều mà hiện nay Mỹ và nhiều nước lớn khác đang giành nhiều thời gian, năng lượng và nguồn lực để phát triển.
Trung Quốc cũng đang hành động hướng theo mục tiêu này. Và trong khi các nguồn đưa tin khác nhau về khả năng Bắc Kinh có thể thực hiện một hoạt động phối hợp lớn chống lại một kẻ thù quyết tâm, đặc biệt là chống lại Mỹ, nhiều người vẫn còn nghi ngờ về hiệu quả của việc này.

Trong một báo cáo gần đây của RAND mang tên “Quá trình hiện đại hóa quân sự chưa hoàn thiện của Trung Quốc”, tác giả đã bày tỏ một số nghi ngờ về khả năng phối hợp tác chiến của Trung Quốc:
“Nhiều nhà chiến lược của Trung Quốc nhận thấy nước này không có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến đạt cấp độ năng lực như mong muốn là vấn đề trọng tâm mà Trung Quốc phải đối mặt khi nước này muốn để triển khai sức mạnh chiến đấu ra ngoài biên giới. Quả thực, nguồn tin của Trung Quốc đã nêu ra một số vấn đề góp phần làm nên những thiếu sót của PLA trong lĩnh vực phối hợp tác chiến chung và cho thấy vẫn có một khoảng trống lớn giữa Trung Quốc và quân đội các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ”.
Ông Easton tiếp tục bàn về các vấn đề liên quan đến huấn luyện và đào tạo:
“Các ấn phẩm của PLA cũng chỉ ra những thiếu sót vẫn tiếp diễn trong việc đào tạo, bất chấp nhiều năm nỗ lực để khiến việc đào tạo trở nên thực tế hơn và có giá trị hơn trong việc khắc phục các thiếu sót và cải thiện năng lực tác chiến của PLA. Ngoài ra, các ấn bản cũng chỉ ra những thách thức dai dẳng về chức năng và lực lượng hỗ trợ chiến đấu và hỗ trợ phục vụ chiến đấu”.
Liệu Trung Quốc có thể đổi mới?
Việc tiếp tục nâng cấp công nghệ quân sự chính là chìa khóa giải quyết. Mỹ có vẻ như vẫn luôn tiếp tục phát triển công nghệ quân sự mới. Câu hỏi dài hạn đối với Trung Quốc sẽ là liệu nước này có thể theo đuổi cuộc chơi công nghệ đến mức nào? Đặc biệt, liệu Trung Quốc có thể phát triển hệ thống quân sự tiên tiến không? Điều này có thể là thách thức lớn nhất với Trung Quốc khi xem xét cuộc xung đột về lâu dài với Mỹ.
Người ta đều biết Trung Quốc nổi tiếng với việc “mượn” các mẫu thiết kế của nhiều hệ thống chiến đấu hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, kể cả là đi sao chép thì cũng cần được thiết kế lại, và đôi lúc việc đó cũng chẳng hề dễ dàng. Một phiên bản sao chép tồi sẽ chẳng thể mang lại lợi ích gì cho Trung Quốc trên chiến trường.
Chiến đấu cơ thế hệ năm J-20 của quân đội Trung Quốc
Trung Quốc đang xây dựng cụm tác chiến tàu sân bay rập khuôn mô hình Mỹ
Trung Quốc có lực lượng tên lửa hùng hậu
Trong thập kỷ tiếp theo, Trung Quốc sẽ cần phải phát triển phần cứng quân sự và các hệ thống phức tạp khác và khiến chúng phối hợp với nhau. Trung Quốc cũng sẽ cần phải duy trì và nâng cấp các thiết bị đẳng cấp thế giới dù dưới tình trạng tồi tệ nhất. Việc cải tiến và tiếp tục phát triển công nghệ quân sự sẽ góp phần hỗ trợ Trung Quốc trong cuộc chiến với Mỹ về lâu dài. Chỉ thời gian mới có thể trả lời liệu Trung Quốc có đối phó được thử thách này hay không.
Thiếu kinh nghiệm thực chiến
Cách tốt nhất để thành thạo là phải trải nghiệm thực tế thật nhiều lần. Thách thức với Trung Quốc là nước này đã không tham gia bất kỳ cuộc chiến tranh lớn nào kể từ chiến tranh biên giới năm 1979.
Những trải nghiệm trong một cuộc chiến đã xảy ra cách đây 35 năm sẽ không giúp gì được Trung Quốc trong một cuộc chiến tiềm tàng với Mỹ. Nếu nổ ra một cuộc chiến với Trung Quốc, chắc chắn Mỹ sẽ chiếm giữ ưu thế quyết định. Hiện nay, việc thiếu kinh nghiệm thực chiến nói trên sẽ tạo ra một số thách thức lớn cho Trung Quốc trong cuộc chiến với Mỹ, một nước dày dạn kinh nghiệm luôn góp mặt trong mọi cuộc chiến.
Dù cho các cuộc xung đột mà Mỹ tham gia trong 25 năm qua không phải là chiến trận chống tiếp cận A2/AD, những thập kỷ tham chiến gần đây đã tạo cho quân đội Mỹ khả năng thử nghiệm các hệ thống vũ khí mới cũng như chiến thuật mới, sửa chữa lại những thứ hoạt động không hiệu quả trong điều kiện chiến đấu thực tế và đưa ra những điều chỉnh quan trọng tới viễn cảnh tương lai.
Lính Mỹ trong cuộc tập trân chung với quân đội Philippines
Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ thường trực tại các điểm nóng như Đông Á
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD Mỹ triển khai tại Hàn Quốc khiến Trung Quốc bất an
Chẳng hạn Mỹ không cần phải đưa F-22 đến Syria, tuy nhiên cơ hội để học hỏi từ thực chiến và thu được kinh nghiệm lại rất quan trọng và là lý do chính khiến Mỹ hành động như vậy. Và đó là được coi là lợi thế lớn của Mỹ trong cuộc chiến với Trung Quốc.
Mỹ vẫn chiếm ưu thế trước Trung Quốc
Đôi lúc, cách tiếp cận vấn đề tốt nhất là nhìn từ mọi khía cạnh, không chỉ từ những bước đi hoặc bước đáp trả điển hình. Vậy những điểm yếu thực sự của các nước trong trường hợp tham chiến chống lại một đối thủ hiện đại và quyết tâm là gì?

NI đã thể hiện không chỉ một số thách thức cơ bản mà Trung Quốc sẽ gặp phải trong một cuộc chiến với Mỹ về ngắn hạn và dài hạn, mà còn minh họa một thế lưỡng nan lớn hơn, đó là mục tiêu xây dựng một quân đội (ít nhất là trên giấy tờ) để có thể đối phó với Mỹ. Không phải là Trung Quốc không thể thực hiện điều này, vì thực sự Trung Quốc có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến Mỹ và các nước đồng minh nếu có chiến tranh, và thậm chí còn có thể chiến thắng tùy thuộc vào tình hình cụ thể. Nhưng mấu chốt là Mỹ vẫn đang có ưu thế dẫn trước nếu cuộc chiến xảy ra.
http://viettimes.vn/bao-my-my-nam-cua-tren-neu-trung-quoc-lieu-gay-chien-113418.html
http://viettimes.vn/ni-my-la-co-may-chien-dau-manh-nhat-hanh-tinh-trung-quoc-chua-phai-la-doi-thu-113234.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét