Bài viết này là một sự thừa nhận hiếm hoi, bộc lộ ý đồ thực sự của Trung
Quốc đối với Biển Đông.
The Japan Times ngày 20/3 cho biết, Kyodo News thu được một cuốn tạp chí phát hành nội bộ của quân đội Trung Quốc, trong đó nhận định rằng: Bắc Kinh đã đảm bảo được sự thống trị quân sự ở Biển Đông mà không nước nào trong khu vực theo kịp.
Trong khi các nhà ngoại giao Trung Quốc ra sức bác bỏ thực tế các hoạt động quân sự hóa Biển Đông mà nước này tiến hành (bất hợp pháp), bài viết này là một sự thừa nhận hiếm hoi, bộc lộ ý đồ thực sự của Trung Quốc đối với Biển Đông.
Nó làm sáng tỏ các chính sách thúc đẩy ảnh hưởng quân sự trong khu vực dưới vỏ bọc các hoạt động dân sự như hàng không dân dụng (cất hạ cánh máy bay thương mại bất hợp pháp trên đảo nhân tạo ở Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam).
Tác giả bài viết này là một sĩ quan của Hạm đội Nam Hải, đơn vị duy trì và đảm bảo sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông.
Chiến hạm của Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc trong một cuộc tập trận. Ảnh: Tân Hoa Xã. |
Bài viết này nêu nhận định: các hoạt động bồi lấp xây dựng đảo nhân tạo quy mô lớn Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông giúp nước này tạo ra lợi thế chiến lược cho quân đội của họ đến một mức độ nhất định, trong vấn đề an ninh quân sự.
Các bên yêu sách, các nước láng giềng không có khả năng gây bất kỳ cuộc xung đột hay leo thang thành một cuộc chiến tranh với Trung Quốc ở Biển Đông, vì họ đang chuẩn bị quá kém, sĩ quan Trung Quốc nhận định.
Viên sĩ quan này cũng tin rằng:
"Một cuộc khủng hoảng quân sự ở Biển Đông là rất có thể, nhưng ít có khả năng bùng lên thành một cuộc xung đột quân sự toàn diện hay chiến tranh nhỏ.
Về khả năng đối đầu quân sự với Hoa Kỳ, trong khi Washington tiếp tục duy trì lập trường trung lập về tranh chấp chủ quyền trong khu vực, người Mỹ "thiếu cả khả năng lẫn ý chí để tham gia một cuộc xung đột, hoặc đi đến chiến tranh với chúng ta".
Trong khi Trung Quốc phải có những nỗ lực để ngăn chặn bất kỳ cuộc khủng hoảng quân sự nào, chúng ta cũng phải tận dụng lợi thế của một cuộc khủng hoảng để chống lại một cuộc tấn công từ kẻ thù, sử dụng tất cả các phương tiện cần thiết để đánh bại chúng và dạy cho chúng một bài học".
Để duy trì sự thống trị của Trung Quốc ở Biển Đông, bài viết nêu ra hai phương pháp tiếp cận.
Đầu tiên là xác định một đường lối rõ ràng về quản lý một cuộc khủng hoảng quân sự với các phương tiện có thể, bao gồm việc ngăn chặn các nước láng giềng chiếm thêm các cấu trúc địa lý, ngăn chặn các nước khác làm gián đoạn hoạt động thường xuyên của Trung Quốc trên biển như đánh cá, khoan dầu.
Thứ hai là củng cố chiến thuật chiến tranh bền bỉ nhằm đảm bảo lợi thế chiến lược, kiên nhẫn và có kế hoạch dài hạn. Theo thời gian, cán cân lực lượng sẽ nghiêng về phía Trung Quốc.
"Quân đội phải sẵn sàng chiến đấu trên sự kiềm chế không nổ súng đầu tiên, nhưng cần chuẩn bị cho cuộc chiến bền bỉ đấu tranh bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia", bài báo viết.
Mỹ - Trung đạt được "cái gì đó" sau khi ông Tillerson gặp ông Tập Cận Bình |
Tác giả viện dẫn kinh nghiệm "bình thường hóa hoạt động tuần tra" ở Senkaku bằng cách "khéo léo tận dụng lợi thế của một cuộc khủng hoảng năm 2012" và xem đó là "bài học" cho tương lai.
Người viết cho rằng, chẳng cần đến bài báo này thì dư luận khu vực Đông Nam Á và phần còn lại cũng thấy rõ ý đồ, âm mưu và thủ đoạn dùng sức mạnh quân sự bành trướng, âm mưu thống trị và độc chiếm Biển Đông lâu dài từ một số nhà cầm quyền ở Trung Nam Hải.
Tuy nhiên bài viết ấy vẫn có giá trị ở chỗ tự nó vạch trần những luận điệu chính trị lòe bịp của ai đó công khai trước bàn dân thiên hạ, trước nguyên thủ quốc gia khác rằng Trung Quốc không theo đuổi quân sự hóa Biển Đông.
Nó cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai còn tin vào những tuyên bố có cánh, nhưng thực tế chỉ là những lời chót lưỡi đầu môi của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, hay một số câu chuyện khác trong quan hệ bang giao quốc tế.
Đúng là Trung Quốc đang tạo ra lợi thế và sự chênh lệch tương quan lực lượng quân sự lớn chưa từng có ở Biển Đông, trên cơ sở nhận định "Mỹ thiếu cả khả năng lẫn ý chí" đối đầu với mình ở khu vực này.
Nhưng ý đồ kiểm soát toàn bộ tuyến vận tải hàng hải huyết mạch trọng điểm của quốc tế qua Biển Đông cũng không dễ thực hiện, bởi sự can thiệp của các siêu cường để bảo vệ quyền lợi của họ.
Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy Hoa Kỳ từ bỏ các quyền lợi và vị thế của họ ở Biển Đông hay châu Á - Thái Bình Dương. Hơn nữa còn có sự tham gia ngày càng sâu hơn của Nhật Bản, Australia.
Mặt khác, thống trị Biển Đông làm bàn đạp cho cái gọi là "một vành đai, một con đường" hay con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 càng khó tạo được sự đồng thuận, ủng hộ và tham gia rộng rãi.
Các quốc gia được Trung Quốc mời chào cũng nên cảnh giác, bởi vì đồng vốn dễ vay của Trung Quốc không chỉ đánh đổi bằng công nghệ lạc hậu và ô nhiễm hay các đạo quân trá hình của họ xâm nhập lãnh thổ.
Quan trọng hơn, việc các nước vay tiền Trung Quốc theo các dự án này vô hình chung còn góp phần tạo thêm sức mạnh, "đôn" Bắc Kinh lên vị thế siêu cường thống trị cả khu vực.
Mặt khác, các nước ven Biển Đông cũng cần hết sức thận trọng với thủ đoạn gây khủng hoảng, tạo tình huống va chạm để đục nước béo cò như khủng hoảng Senkaku, hay điển hình nhất là vụ Scarborough tháng 4/2012.
Trong bối cảnh phức tạp hiện nay, thiết nghĩ bài học vụ giàn khoan 198 Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam hãy còn nguyên giá trị.
Tài liệu tham khảo:
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Tap-chi-hai-quan-Trung-Quoc-Bac-Kinh-da-dam-bao-thong-tri-quan-su-o-Bien-Dong-post175229.g
d
d
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét