Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

'Sát thủ' tàu ngầm tung hoành trên biển thế nào?


Là lực lượng tác chiến kỹ thuật hiện đại, binh chủng tàu ngầm đòi hỏi rất cao công tác chỉ huy điều hành hoạt động tác chiến và công tác đảm bảo trên nhiều lĩnh vực kỹ thuật công nghệ.
'Sát thủ' tàu ngầm tung hoành trên biển thế nào?
Chỉ huy điều hành tác chiến tàu ngầm có chiều sâu và tầm nhìn rộng, hiểu rõ về phương tiện kỹ thuật, với hàm lượng khoa học cao nhất, đồng thời công tác đảm bảo trên mọi lĩnh vực thành công là điểm then chốt trong hoàn thành nhiệm vụ của lực lượng.
Để các tàu ngầm có thể tác chiến hiệu quả, thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao, vấn đề then chốt là điều hành các hoạt động của đơn vị tàu ngầm. Điều hành tác chiến các đơn vị tàu ngầm nói riêng, các lực lượng trên biển của hạm đội nói chung là hoạt động của các chỉ huy trưởng đơn vị, các ban tham mưu, cơ quan chính trị tư tưởng, các lực lượng trinh sát, hỗ trợ, đảm bảo nhằm duy trì và thường xuyên nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện chiến đấu và điều hành các lực lượng hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu.
Sơ đồ quản lý điều hành lực lượng hạm đội (model 3D).
Hiệu quả điều hành tác chiến tàu ngầm chỉ có thể đạt được khi có tầm nhìn xa, đánh giá đúng tình huống, xác định rõ quy trình thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, sử dụng thành thạo và liên tục cập nhật những thành tựu của khoa học công nghệ, những kinh nghiệm tác chiến từ trước đến nay, nhanh chóng và chính xác đánh giá sự biến đổi có tình huống trên chiến trường (thời bình và thời chiến).
Trong điều kiện tác chiến hiện đại, đối phương có thể có trong biên chế các loại vũ khí hủy diệt lớn, cho phép hủy diệt mục tiêu trên diện rộng và nhiều lần, điều hành các lực lượng tàu ngầm tác chiến còn ứng dụng nhiều các trang thiết bị được tự động hóa cao độ, có khả năng xử lý và tính toàn trên diện rộng, với khối lượng thông số về không gian, thời gian, mục tiêu rất lớn, việc ứng dụng thành thạo các trang thiết bị này cũng làm tăng cường năng lực điều hành, rút ngắn thời gian hoạt động khai hỏa, nhằm mục tiêu tạo ưu thế thời gian so với địch.
Điều hành tác chiến 
Điều hành tác chiến tầu ngầm từ kỳ hạm.
 - Tổ chức xây dựng hệ thồng đồng bộ hóa công tác điều hành lực lượng, hệ thống điều hành SM, tích hợp trong hệ thống bao gồm các đầu mối (các phòng ban tham mưu của các liên đoàn tầu, các đơn vị binh chủng hợp thành tầu ngầm), các sở, trạm chỉ huy (sở chỉ huy các cấp và các trạm chỉ huy dự phòng), hệ thống thông tin liên lạc và các hệ thống tự động hóa điều hành tác chiến.
- Không ngừng thu thập thông tin, tổ chức thông tin, xử lý thông tin, nghiên cứu phân loại và đánh giá thông tin về tình huống tác chiến phục vụ cho hoạt động của tàu ngầm.
- Ra quyết định sử dụng lực lượng tàu ngầm vào tình huống cụ thể, cần thiết.
- Giao nhiệm vụ chiến đấu đến các chỉ huy trưởng, thuyền trưởng của các tàu ngầm.
- Kế hoạch tác chiến (trình tự các hoạt động tác chiến trong một trận hải chiến cụ thể)
- Tổ chức và duy trì chặt chẽ các quan hệ đa chiều, hiệp đồng tác chiến giữa các tàu ngầm và với các lực lượng tác chiến khác trong và ngoài hạm đội.
- Chuẩn bị cho các tàu ngầm tiến hành các hoạt động tác chiến và chỉ huy điều hành các đơn vị trong trận đánh.
- Tổ chức các hoạt động đảm bảo kỹ thuật, hậu cần.
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát tiền trình thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của các tàu ngầm và sẵn sàng hỗ trợ, chi viện kịp thời.
Nhưng điều hành các tàu ngầm trong các hoạt động tác chiến trên biển không chỉ bao hàm giao nhiệm vụ, tổ chức liên kết phối hợp, công tác đảm bảo hậu cần kỹ thuật, chi viện lực lượng… mà còn tổ chức dẫn đường, chỉ thị mục tiêu khi phát hiện địch. Dẫn đường, chỉ thị mục tiêu, theo quan điểm của các chuyên gia quân sự phương Tây, là một hệ thống theo dõi các yếu tố quan trọng của các hoạt động tác chiến trên biển, kịp thời chỉ thị, dẫn đường cho các lực lượng vào khu vực phát hiện đối phương bằng phương pháp thường xuyên cập nhật thông tin cho các tàu ngầm về đối phương như hướng cơ động hành quân của địch, tốc độ hành quân và những thông tin khác, đảm bảo cho lực lượng tầu ngầm tiếp cận đối phương trên khoảng cách có thể tiêu diệt hiệu quả bằng hỏa lực trên tầu, cho phép các tầu ngầm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Những sai số trong trong việc định vị mục tiêu địch và những thông số khác của hoạt động cơ động của địch có thể dẫn đến mất khả năng xác định chính xác vị trí của tàu địch trên một diện tích biển vô cùng rộng lớn. Khi dẫn đường lực lượng tàu ngầm tiếp cận địch, khu vực diện tích tiếp cận địch phải được tính toán sao cho bằng với diện tích có thể trinh sát được của các trang thiết bị trinh sát mục tiêu trên tàu, tầm xa của hỏa lực có sẵn trên boong tàu.
Để có thể dẫn đường chính xác luôn cần có đường truyền thông tin liên lạc ổn định, tin cậy giữa trung tâm chỉ huy trên bờ hoặc trên kỳ hạm với các lực lượng tàu mặt nước, đồng thời trên bàn chỉ huy luôn xuất hiện các thông tin về lực lượng địch, vị trí và các thông số cơ động khác của lực lượng địch.
Dẫn đường tàu ngầm bao gồm: Vào đúng thời điểm tập trung lực lượng trên tuyến đường cơ động hoặc trong khu vực lực lượng của địch đang triển khai hỏa lực. Dẫn đường được thực hiện bằng phương pháp Sở chỉ huy truyền đạt, cung cấp thông tin về tọa độ cơ động của lực lượng địch, các thông số về hoạt động cơ động của lực lượng địch, các thông số này luôn được cập nhật bằng hệ thông trinh sát theo dõi lực lượng của địch. Dẫn đường chỉ thị mục tiêu được hình thành trong chiến tranh thế giới lần thứ II và được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động tổ chức chỉ huy tác chiến của lực lượng tàu ngầm hải quân phát xít Đức trên biển Địa Trung Hải.
Khởi điểm ban đầu, dẫn đường và chỉ thị mục tiêu được thực hiển bởi lực lượng không quân Hải quân Đức, nhưng do những thông tin cung cấp được từ không quân hải quân thường không chính xác do khó xác định được chính xác tọa độ của các đoàn tầu quân sự, tốc độ hải hành của tầu, vị trí của các tàu ngầm Đức, do đó hiệu quả tác chiến rất thấp, chính vì vậy bộ tổng tham mưu quân đội phát xít Đức đã chuyển sang phương án sử dụng chiến thuật Bầy Sói, trong chiến thuật này, các đội chiến thuật tàu ngầm của Đức từ 10 – 12 chiếc được cung cấp thông tin từ không quân Hải quân, triển khai trên tuyến đường vận tải cơ động của đối phương, khi một tàu ngầm phát hiện được mục tiêu sẽ thông báo, dẫn đường cho các tàu ngầm khác.
Sau này để tăng cường độ chính xác khi xác định tọa độ của tàu ngầm đã sử dụng phưăng pháp xác định góc hướng cơ động của các tàu ngầm bằng các ra đa trên máy bay. Khi sở chỉ huy trên mặt đất nhận được các thông tin về góc hướng, tọa độ của tàu ngầm và của đoàn tàu quân sự tương ứng với nhau trên hải đồ, do đó sẽ triệt tiêu những sai sót khi xác định tọa độ và tăng cường độ chính xác khi dẫn đường chỉ thị mục tiêu.
Ngoài khu vực hoạt động của không quân hải quân, theo kinh nghiệm tác chiến, sử dụng lực lượng tàu ngầm trinh sát phục kích, lực lượng này hoạt động trên khoảng cách từ 50 – 100 dặm đến lực lượng phục kích tấn công chính. Khoảng cách giữa các tàu ngầm là từ 30 dặm đến 40 dặm, do đó, có hai tầm quan sát phát hiện mục tiêu các đoàn tàu quân sự.
Lực lượng hải quân Xô Viết với phương pháp dẫn đường, chỉ thị mục tiêu cho tàu ngầm được thực hiện trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại bắt đầu từ năm 1944 trên biển Bắc. Với phương pháp này các tàu ngầm được chỉ thị khu vực phục kích, các khu vực phục kích được bố trí dọc tuyến đường vận tải ven biển của đối phương trên khoảng cách từ 25 – 30 dặm từ ngoài biển, các tàu ngầm sẽ cơ động cho đến khi trinh sát, không quân hải quân phát hiện được mục tiêu. Theo các thông số của trinh sát không quân truyền về sở chỉ huy của hạm đội, tàu ngầm cơ động đánh chặn các đoàn tàu của địch.
Khu vực phục kích của tàu ngầm hải quân Xô viết năm 1944 trên tuyến đường cơ động của tầu địch.
Trong giai đoạn ngày nay, hệ thống thông tin liên lạc, trinh sát điện tử từ trên vũ trụ, trên không và trên biển đã đảm bảo xác định rất chính xác tọa độ, hướng cơ động và khu vực hoạt động của bất cứ loại phương tiện nào của đối phương, các tàu ngầm, được trang bị tên lửa hành trình có thể tấn công đối phương ở những khoảng cách rất xa, đến hàng nghìn km tầm bắn, do đó đã tăng tầm quan sát, dẫn đường, chỉ thị mục tiêu và tấn công mục tiêu rất chính xác. Tính năng kỹ chiến thuật cao của tầu ngầm cho phép triển khai nhanh và bí mật các đội tàu chiến thuật trên tuyến đường cơ động của địch.
Dẫn đường và chỉ thị mục tiêu có thể được thực hiện trên tuyến có khả năng địch sẽ cơ động - khi dẫn đường cho các tàu ngầm ngư lôi, vào khu vực triển khai hỏa lực- khi dẫn đường cho các tàu ngầm tên lửa hành trình có tầm bắn xa và khu vực quan sát, theo dõi địch- khi tổ chức lực lượng theo dõi bí mật các hoạt động của đối phương (trong điều kiện thời bình).
Khi dẫn đường cho các tàu ngầm vào tuyến vận tải cơ động dự kiến của địch cần đảm bảo các tầu ngầm hòa nhập vào tuyến cơ động dự kiến với tính toán khả năng vào thời điểm thời gian dự kiến chiếm lĩnh tuyến phục kích (phía trước theo đường cơ động của địch), đảm bảo chạm địch ít nhất là một tàu ngầm trong đội tầu và tấn công địch theo những thông số trinh sát thu thập được của các thiết bị trinh sát, chỉ thị mục tiêu và điều khiển hỏa lực boong tầu.
Nội dung dẫn đường vào khu vực triển khai hỏa lực bao gồm các nội dung; dẫn đường đưa các tàu ngầm mang tên lửa hành trình vào vùng nước bao quanh khu vực có thể có lực lượng định đóng quân, cơ động, từ bất kỳ điểm nào trong vùng nước đó, các tàu ngầm có thể tấn công hiệu quả bằng tên lửa hành trình theo các thông số chỉ thị mục tiêu của từ các nguồn thông tin trinh sát.
Để theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của đối phương, các tàu ngầm được dẫn đường vào khu vực, vùng nước mà ở đó, các tàu ngầm có thể quan sát, theo dõi và bám dính các mục tiêu quan trọng bằng các thiết bị quan sát như sonar kính tiềm vọng hoặc các thiết bị trinh sát khác trên boong tầu.
Dẫn đường được bắt đầu từ nội dung xác định khu vực có thể có mục tiêu từ các nguồn thông tin trinh sát (trinh sát của vệ tinh, của không quân hải quân, của các tàu trinh sát nhiều chủng loại, các tầu ngầm trinh sát – tấn công chủ lực, các tàu ngầm phục kích kiểu treo mành và các phương tiện trinh sát khác) tại trung tâm chỉ huy. Sở chỉ huy trung tâm xây dựng đội hình phục kích của các tầu ngầm, đội hình cho phép sử dụng hỏa lực trên boong hiệu quả nhất đối với mục tiêu. Xác định tọa độ trung tâm và các thành tố của đội hình tác chiến, đồng thời xác định thời gian bắt đầu cơ động, thời gian chiếm lĩnh vị trị, các thông tin về quyết tâm chiến đấu, kế hoạch điều hành, tác chiến được truyển tải đến các tầu ngầm.
Phụ thuộc vào khoảng cách từ tuyến phát hiện mục tiêu đến truyến triển khai các tầu ngầm, tương quan vận tốc của tầu ngầm và vận tốc của các phương tiện hải quân địch, cơ cấu tổ chức thông tin liên lạc giữa sở chỉ huy và các tàu ngầm, quy trình dẫn đường đội tầu ngầm có thể phân thành từng giai đoạn cơ động và tập trung điều chỉnh hướng, dẫn đường vào tuyến cơ động của lực lượng địch hay khu vực triển khai hỏa lực tên lửa hành trình hoặc khu vực quan sát, theo dõi địch. Trong quá trình cơ động, cùng với những thay đổi tình huống có thể xảy ra, Sở chỉ huy sẽ hiệu chỉnh tuyến cơ động của địch, khu vực khả năng địch sẽ có mặt, đưa những thông số hiệu chỉnh vào những tính toán điều chỉnh đường cơ động của các tầu ngầm, từ đó truyền đạt các mệnh lệnh cần thiết cho hải trình.
Dẫn đường và chỉ thị mục tiêu được tiến hành cho đến khi các tàu ngầm chiếm lĩnh các khu vực được giao. Dẫn đường và chỉ thị mục tiêu cho tầu ngầm được thực hiện với tần suất những thông tin báo cáo về đối phương, cơ cấu và biên chế tổ chức của các tầu ngầm đối phương, tầm hỏa lực của vũ khí trên tầu và tầm xa của các thiết bị quan sát, trinh sát và điều khiển hỏa lực, cơ cấu tổ chức và biên chế lực lượng chống ngầm của đối phương, lực lượng này đang nằm trong đội hình hành quân hay đã triển khai đội hình chống ngầm đồng thời cũng cần tính toán những yếu tố khác của tình huống cụ thể.
Để đạt được hiệu quả tác chiến cao nhất của tàu ngầm, cũng như các lực lượng khác của hạm đội, cần có được sự đảm bảo cung cấp tốt nhất có thể có về mọi mặt như: thông tin, trinh sát đa tầm, hậu cần, kỹ thuật, hỗ trợ chi viện hỏa lực, cứu hộ…. Công tác đảm bảo cho các hoạt động tác chiến của tàu ngầm là một hệ thống các hoạt động, hướng đến mục đích đảm bảo và duy trì tầu ngầm trong khả năng chiến đấu cao nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đội tàu ngầm tiến hành các hoạt động tác chiến, đồng thời có thể ngăn chặn hoặc cảnh báo sớm cho tàu ngầm các đòn tấn công hoặc phản kích bất ngờ của đối phương.
Giảm đến mức tối thiểu hiệu quả đòn tấn công của đối phương và tổn thất của đơn vị. Theo tính chất của nhiệm vụ được giao và những biện pháp được thực hiện nhằm đảm bảo hoạt động tác chiến, có thể chia các phương pháp đảm bảo tác chiến thành: phương pháp đảm bảo chiến đấu, phương pháp đặc biệt, phương pháp đảm bảo kỹ thuật và phương pháp đảm bảo hậu cần.
Các phương pháp đảm bảo tác chiến tàu ngầm bao gồm: Trinh sát, phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, tác chiến điện tử, ngụy tranh, phòng không, phòng chống hệ thống chống ngầm, chống hệ thống thủy lôi phòng thủ, canh phòng và kỹ thuật binh chủng tầu ngầm hải quân.
Trinh sát: Thường được tiến hành thường xuyên, liên tục trong mọi điều kiện tình huống chiến trường với mục đích liên tục cập nhật các thông tin về lực lượng hải quân đối phương, khu vực có thể diễn ra các hoạt động tác chiến, điều kiện khí tượng thủy văn biển và điều kiện thủy âm vùng nước và những thông số kỹ chiến thuật khác, cần thiết cho lên kế hoạch tác chiến ra ra quyết tâm chiến đấu sử dụng lực lượng tầu ngầm, đưa kế hoạch tác chiến vào thực hiện.
Nhiệm vụ chủ yếu của trinh sát trong quá trình chuẩn bị và quá trình diễn ra các hoạt động tác chiến là: xác định chính xác vị trị tọa độ và tổ chức, biên chế của lực lượng chủ lực, lực lượng chống ngầm của đối phương, năng lực tác chiến của lực lượng địch, xác định ý đồ và khả năng những hoạt động của địch, những đối tượng và mục tiêu cần phải tiêu diệt, tọa độ của mục tiêu, những thông số kỹ thuật cơ động của mục tiêu, dẫn đường cho tàu ngầm tiếp cận lực lượng địch, đồng thời cũng xác định những kết quả mà hỏa lực của tầu ngầm đạt được khi tấn công, xác định tình hình của môi trường điện từ, môi trường phóng xạ, hóa học, xác định các thông số về thủy văn môi trường, thủy âm và tình hình kỹ thuật của tầu.
Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn: Được tổ chức khi triển khai các hoạt động tác chiến làm mục đích giảm đến mức tối thiểu tác động của vũ khí hủy diệt lớn (hạt nhân, hóa học, nhiệt áp…) đảm bảo khả năng chiến đấu của tầu ngầm để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao. Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn bao gồm: Cảnh báo sớm khả năng sử dụng vũ khí hủy diệt lớn của địch, phân tán đội hình của lực lượng tàu ngầm, thay đổi khu vực tập trung lực lượng, xác định tọa độ và các thông số kỹ chiến thuật của các vụ nổ hạt nhân, xác định tỉnh huống nhiễm xạ, nhiễm độc hóa học, sinh học) khu vực nhiễm độc, tình hình khu vực tàn phá, đảm bảo an toàn cho các lực lượng trong các khu vực bị cháy nổ, nhiễm độc phóng xạ, hóa học, sinh học, thực hiện các nội dung tiêu tẩy và dọn dẹp khắc phục hậu quả của vũ khí hủy diệt lớn.
Tác chiến điện tử: Hệ thống các hoạt động được triển khai nhằm mục tiêu phát hiện và chế áp hệ thống tranh thiết bị điện tử đối phương, được sử dụng để điều khiển hỏa lực và vũ khí trang bị, phương tiện mang của đối phương, đồng thời đảm bảo an toàn hoạt động các trang thiết bị điện tử và các hệ thống điền khiển điện tử. Hoạt động tác chiến điện tử bao gồm phòng thủ điện tử và chế áp điện tử. Phòng thủ điện tử bao gồm những hoạt động phòng chống chế áp điện tử của đối phương và tấn công các loại vũ khí tự dẫn, tự điều khiển của đối phương (2 hoạt động tác chiến này đều tiến hành song song bằng vũ khí điện tử có trong biên chế. Chế áp điện tử bao gồm: chế áp radar, chế áp quang học và chế áp siêu âm, thủy âm.
Ngụy trang là những hoạt động tác chiến có mục đích che dấu, đánh lừa hoặc làm đối phương đánh giá sai lầm đơn vị, số lượng và cơ cấu tổ chức lực lượng của ta, che giấu mục đích, kế hoạch, tính chất và yêu cầu nhiệm vụ của những hoạt động tác chiến chuẩn bị thực hiện, tăng cường khả năng bảo đảm an toàn cho đội tàu, các liên đoàn tàu ngầm, đồng thời đảm bảo các hoạt động tác chiến của lực lượng diễn ra bí mật và bất ngờ.
Phòng không tàu ngầm được thực hiện bằng lực lượng phòng không của hạm đội, bao gồm hàng loạt những hoạt động tác chiến nhằm ngăn chặn và đánh bại những đòn tấn công từ trên không của đối phương, bảo vệ cho hoạt động của tầu ngầm dưới biển, phòng không trên các căn cứ tầu ngầm. Nhiệm vụ phòng không được thực hiện trong tất cả các hình thái chiến thuật, trong các hoạt động tác chiến, các hoạt động cơ động ra biển, hành quân, tập trung lực lượng và trinh sát tuần tiễu phòng thủ.
Phòng không chủ yếu được thực hiện bởi lực lượng phòng không của các tầu mặt nước, các căn cứ hải quân và lực lượng không quân hải quân với sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng phòng không bờ biển, các lực lượng phòng không lục quân. Phòng không bao gồm có các nội dung chiến thuật như: phát hiện, xác định, thông báo cho các lực lượng về báo động phòng không, đánh chặn và tiêu diệt các máy bay, máy bay trực thăng tên lửa hành trình và các phương tiện tấn công từ trên không.
Chống ngầm: Là những hoạt động tác chiến và những hoạt động đặc biệt khác của các lực lượng hạm đội nhằm mục đích ngăn chặn các đòn tấn công của tàu ngầm đối phương, phát hiện các hoạt động rải mìn hoặc trinh sát của tầu ngầm đối phương. Chống ngầm bao gồm các hệ thống phòng thủ chống ngầm cho các căn cứ hải quân và tầu ngầm, hệ thống phòng thủ chống ngầm ven biển và hệ thống phòng thủ chống ngầm trên biển. Đối với các căn cứ tàu ngầm, thông thường được sử dụng các trang thiết bị phương tiện trinh sát phát hiện tàu ngầm tại các trạm quan sát chống ngầm, các phương tiện chống ngầm khác như máy bay trực thăng chống ngầm, tàu ngầm và các tàu mặt nước chống ngầm. Đồng thời sử dụng các trang thiết bị khác như lưới sắt, bãi mìn, thủy lôi.
Hệ thống phòng thủ chống ngầm.
Chống thủy lôi: Những hoạt động tác chiến và những hoạt động đặc biệt khác nhằm phát hiện, vòng tránh các trận địa thủy lôi của đối phương hoặc được các lực lượng công binh hải quân của hạm đội nhằm rà quét, phát hiện và vô hiệu hóa các trận địa thủy lôi, mở đường cho hoạt động của tầu ngầm. Các hoạt động chống thủy lôi bao gồm có quan sát, phát hiện các bãi mìn trong khu vực căn cứ hải quân, tầu ngầm, trên tuyến đường cơ động của tầu ngầm và trong khu vực tác chiến của tầu ngầm, vô hiệu hóa hoặc phá hủy thủy lôi, dẫn dắt các tầu vượt qua các bãi thủy lôi, tìm kiếm, rà phá thủy lôi, kiểm soát hành lang rà phá thủy lôi và khu vực triển khai chiến đấu.
Sonar rà quét thủy lôi mũi tàu ngầm.
Căn cứ tàu ngầm cố định hiện đại.
Cảnh giới và bảo vệ: được tổ chức để ngăn chặn khả năng tấn công bất ngờ của địch vào căn cứ hải quân, trên đường cơ động ra biển và trong khu vực triển khai chiến đấu.
Ngoài ra, để hạm đội tàu ngầm tác chiến hiệu quả còn cần xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ bao gồm:
Công trình hải quân: Các công trình hải quân được tổ chức xây dựng nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất cho lực lượng hoàn thành được nhiệm vụ chiến đấu, tăng cường khả năng bảo vệ lực lượng trước mọi đòn tấn công với mọi kiểu loại vũ khí của đối phương. Nhiệm vụ của công binh hải quân là xây dựng những căn cứu tầu ngầm, sở chỉ huy liên hợp, trạm xếp hàng và dỡ tải, hàng rào vật cản bảo vệ…
Các dịch vụ kỹ thuật đặc biệt cung cấp cho tàu ngầm: Cung cấp các thông số toán học địa hình mặt cầu, dịch vụ khí tượng thủy văn môi trường, bàn đồ hàng hải và định vị - dẫn đường, sơ đồ hải lưu trên biển và đại dương.
Dịch vụ kỹ thuật cung cấp các thông số địa hình: Có nhiệm vụ chính là cung cấp các thông số kỹ thuật cần thiết để xác định hải hình khu vực, chuẩn bị các thông số địa hình để sử dụng vũ khí trên boong hiệu quả. Dịch vụ toán học mặt cầu đảm bảo cung cấp cho lực lượng tầu ngầm các hải đồ và các loại bản đồ đặc biệt khác, các thông số mặt cầu và các thông số trên biểu đồ ô vuông.
Dịnh vụ kỹ thuật thủy văn mội trường đảm bảo cho lực lượng tàu ngầm có được các thông tin về thủy văn, ảnh hưởng của nó tới các hoạt động tác chiến của tầu ngầm, đồng thời cũng cung cấp những thông tin đã được xử lý và tính toán về điều kiện khí hậu thời tiết.
Dịch vụ dẫn đường, định vị và cung cấp các thông số hải lưu có mục đích cung cấp cho lực lượng tầu ngầm những thông số tính toán để đảm bảo cho tầu ngầm hải hành thuận lợi an toàn, cơ động tốt các lực lượng và trở về căn cứ an toàn. Sử dụng hiệu quả vũ khí và trang bị kỹ thuật, đồng thời gây khó khăn cho truy đuổi và tìm kiếm của kẻ thù. Dịch vụ dẫn đường và hải lưu học bao gồm: Xác định và tính toán chính xác các dòng hải lưu và xác định điều kiện hải trình trong khu vực tác chiến, các phương tiện trang bị dẫn đường và định vị trong khu vực tác chiến, khu vực tập trung lực lượng và căn cứ tạm thời; đưa các thông tin về điều kiện hải hành trong khu vực tác chiến lên hải đồ và các bản đồ đặc biệt khác cũng như là các văn bản hướng dẫn hải hành, bổ sung trang thiết bị đạo hàng, thiết bị dẫn đường. định vị phục vụ cho điều khiển, lái tầu, cung cấp hải đồ, tài liệu, các thiết bị hoa tiêu cho các tầu ngầm và các dịch vụ khác….
Công tác đảm bảo kỹ thuật: là công tác tổ chức bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa và những dịch vụ kỹ thuật khác để đảm bảo cho tầu ngầm, các trang thiết bị trên boong tầu và vũ khí trang bị luôn ở trạng thái hoạt động tin cậy và ổn định. Đồng thời kịp thời và chính xác xác định các trang thiết bị, bộ phận hỏng hóc và nhanh chóng sửa chữa phục hồi trang thiết bị, đưa trang bị vào trạng thái hoạt động tốt nhất. Công tác kỹ thuật bảo gồm: Kỹ thuật tên lửa – vũ khí trên boong, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật tự động hóa và các loại kỹ thuật khác……..
Công tác đảm bảo hậu cần: Các lực lượng hậu cần của hạm đội tổ chức bảo đảm cho lực lượng tàu ngầm cơ sở vật chất kỹ thuật, lương thực, thuốc và công cụ y tế, giữ cho tàu và thủy thủ đoàn luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu tốt nhất. Hậu cần binh chủng và hạm đội bao gồm có đảm bảo cơ sở vật chất lương thực, thực phẩm, phương tiện vận tải, cơ sở vật chất y tế, các cơ sở vật chất khác và điều kiện sống, sinh hoạt cũng như điều kiện tài chính của lực lượng.
http://viettimes.vn/sat-thu-tau-ngam-tung-hoanh-tren-bien-the-nao-45869.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét