Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự

Bài đăng ngày 24.08.2009
--------------------------------------------------------------------------------------------
Chiến lược quân sự của Trung quốc là chuẩn bị triển khai các cơ sở quân sự , vũ khí mới để đáp ứng khả năng đánh trả lại bất kỳ một cuộc tấn công nào từ tất cả các phía . 


Được sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng theo khả năng chiến đấu , tham chiến của quân đội như Đài Loan , Hoa Kỳ , Nhật Bản , Ấn Độ , Việt Nam , khu vực Đông Nam Á , Châu Á, Nga và NATO …
Các tạp chí Trung Quốc luôn phê bình Hoa Kỳ như một thế lực kìm hãm sự trỗi dậy của Trung quốc . Trên tờ quốc phòng Trung Quốc dân lời rằng Hoa Kỳ luôn có tham vọng bá chủ toàn cầu hoặc ít nhất là một khu vực . Bằng chứng là Washington là nhà cung cấp vũ khí cho Đài Loan , thiết lập các liên minh quân sự với Nhật Bản , sự hỗ trợ của NATO để mở rộng phía đông , các lực lượng đồn trú ở Afghanistan , mở rộng các cơ sở hạt nhân , Arasenal hạn chế các đầu mối mua bán vũ khí của Trung Quốc ở Châu Âu .Các tạp chí nói rằng những hành động của Hoa Kỳ tất cả thể hiện một mối đe dọa trực tiếp hay gián tiếp đến an ninh quốc gia của Trung Quốc .
Như vấn đề với Nhật Bản , mặc dù các mối quan hệ chính trị giữa hai nước trong những tháng gần đây đã được thúc đẩy mạnh , nhưng có hai vấn đề chông gai sẽ khó có thể được giải quyết một cách dễ dàng . Một là lãnh thổ tranh chấp trên đảo Diaoyutai – Nhật Bản thường goik Senkakus là cuôc tranh chấp về vị trí biên giới trên biển đông Trung Quốc , nơi được coi là có trữ lượng dầu khí lớn mà hai bên đang đòi chủ quyền .
Hai bên đã và và đang cùng nhau hợp tác để phát triển các nguồn tài nguyên , nhưng một điều là phân định chủ quyền biên giới làm cho tình hình khó có thể ổn định , Ngoài ra Trung Quốc đề cao nguy cơ chiến tranh với Nhật điều dễ nhận thấy với việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự .


Với Ấn Độ sự tranh chấp giữa hai nước đã trở thành điểm nóng , New Delhi là nguy cơ chiến tranh của Trung Quốc với việc các tên lửa của Trung Quốc luôn nhắm vào Ấn Độ , Gia tăng Các hoạt động của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương và các vấn đề tranh chấp lãnh thổ . Mặt khác Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ tên lửa ngầm sát biên giới Ấn Độ , và các hoạt động thao túng Ấn Độ Dương và vùng Biển Đông (Việt Nam) , Ấn Độ liên tiếp bày tỏ thái độ với Trung Quốc về biên giới tranh chấp .
Điều khác với Ấn Độ là Việt Nam và Trung Quốc tập trung vào sự tranh chấp lãnh hải , đồng thời Trung Quốc theo giõi chặt chẽ quan hệ giữa Hoa Kỳ , Việt Nam , Ấn Độ .
Tương tự với các nước ASEAN họ cũng tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc , Trung Quốc cho rằng đó là vùng Nansha islands của họ , và mưu đồ thống trị vùng Đông Nam Á nếu Trung Quốc nắm được vùng vị trí chiến lược Biển Đông Việt Nam này .
Với những tranh chấp như vậy kể từ giữa những năm 1990 chiến lược quân sự của Trung Quốc là tập trung vào một vấn đề then chốt – Kinh tế , chính trị và an ninh quốc gia mở rộng các lợi ích của quân đội và tập trung tất cả các lực lượng để “ giải quyết vấn đề Đài Loan” . Nhằm sát nhập Đài Loan với Trung Quốc đại lục sẽ có thêm những lợi ích về kinh tế và xây dựng an ninh quốc gia vững mạnh .
Vấn đề tranh chấp Biển Đông Việt Nam có thể được giải quyết một cách dễ dàng nếu thời gian kéo dài . Về hướng cuối cùng là cần có một lực lượng hải quân hùng mạnh bao gồm cả các lực lượng không quân để gải quyết vấn đề …
Vấn đề gia tăng năng lực quân sự của Trung Quốc có sự liên quan của nước Nga , Trung Quốc quan tâm đến sự trỗi dậy của nước Nga mà nó có thể dẫn đến các nhu cầu của Nga trên lãnh thổ Trung Quốc .
Trung Quôc không ngừng lo lắng về việc NATO càng ngày càng mở rộng về phía đông . Sự tồn tại của các lực lượng lượng NATO ở các quốc gia lân cận sẽ có thể gây tổn hại đến an ninh biên giới Trung Quốc .
Ngược lại với việc các mối lo ngại ở eo biển Đài loan đã lắng dịu không phải là lý do để Quân đội giải phóng Trung Quốc (PLA) ngừng gia tăng sự chuẩn bị . Tất cả các vấn đề nêu trên đã thường xuyên được thảo luận trong nhiều tài liệu quan hệ ngoại giao và quân sự trong 10 năm qua .
Trung Quốc phát triển quân đội và triển khai các các trang thiết bị tương ứng với tất cả các xung đột có thể xảy ra . Trước hết , sự quan tâm đầu tiên được ưu tiên đã được đặt lên hàng đầu là phát triển các trang thiết bị vũ khí chống lại khả năng bị tấn không trên không , như tên lửa đạn đạo ,các loại tên lửa , máy bay chiến đấu … hải quân và mục đích hoạt động . Tất cả các vấn đề đều được Đài loan nêu rõ .
Thứ hai , để đáp ứng lại khả năng can thiệp của quân đội Hoa Kỳ , Trung Quốc đã và đang tích cực phát triển khai các căn cứ và hệ thống tên lửa đạn đạo tầm xa , tầm trung , vũ khí tiêu diệt vệ tinh , các vũ khí để chống lại khả năng chiến tranh trong không gian và các loại tên lửa đạn đạo trang bị cho tàu ngầm nguyên tử .
Thứ ba . để đối phó với khả năng chiến tranh với Việt Nam và Ấn Độ 

Trung Quốc đã phát triển các căn cứ tên lửa ngầm trong lòng núi và các phương tiện chiến tranh trên bộ ,triển khai các căn cứ tên lửa ngầm dọc biển giới Trung Ấn
các loại tên lửa đạn đạo tầm trung được gắn lên xe để có thể di chuyển bất kỳ địa hình . Tập trung nân cấp lại tên lửa tầm trung IRBM cải thiện mức độ chính xác và triển khai dọc biên giới Việt Trung đặc biệt nhiều nhất ở tỉnh Vân Nam giáp ranh phía Bắc Việt Nam .

Thứ tư , theo báo cáo của Nhật Bản , Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã triển khai DF-3A IRBM ven bờ biển ở tỉnh Sơn Đông và tăng cường khả năng chống lại No.19 của các cơ sở của Nhật Bản có trụ sở tại vùng đó .



Thứ năm , để đáp ứng với các khả năng xảy ra trên Biển Đông Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á cũng như với Ấn Độ Dương và eo biển Malaca … Một căn cứ hạt nhân lớn đã được xây trên đảo Hải Nam và các thiết bị điện tử giám sát được đặt trên quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam ),Xisha (Trung Quốc ) 

và cở sở vật chất khí tài hiện đại ở quần đảo này như nới thêm đường băng , cơ sở tiếp nhiên liệu , các khoang chứa máy bay , trang bị thêm các máy bay Su-30MK , cở sở đáp ứng như cầu hoạt động cho hơn 1000 lính …v..v..





Thứ sáu, để đáp ứng lại sự hiện diện của Hoa Kỳ và lực lượng NATO tại Afghanistan , Trung Quốc triển khai các căn cứ tên lửa tầm trung HQ-9 , và tăng cường thêm 6 cơ sở máy bay chiến đấu trong các khu quân sự ở Lan Châu của Trung Quốc .Theo hướng của Nga ,Trung Quốc dang tích cực phát triển và cải tạo và nâng cấp mới các loại se tăng và xe bọc thép để phù hợp với địa hình từng vùng .

 

Để đáp ứng được tất cả các khả năng trên ,Trung Quốc đã gia tăng mức độ chi tiêu cho quân sự , theo đánh giá vào năm 2009 ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ tăng hơn 10 % so với năm nay .
Một số thiết bị dành cho hoạt động chống lại chống lại Đài Loan sẽ được thay thế, và sẽ có một số điều chỉnh trong triển khai các thiết bị này. Áp lực để duy trì một lực lượng chống Đài Loan dự kiến tiếp .


Tóm lại sự lưu ý của Trung Quốc là xây dựng được ngành công nghiệp quốc phòng mạnh .Xây dựng mới cơ sở sản xuất máy bay chiến đấu , phát triển và khai thác các chi tiết ICBMs , SSBNs , các thế hệ máy bay chiến đấu và ném boom mới . Đây là cơ hội để các ngành công nghiệp quân sự của Trung Quốc có nhiều hơn cơ hội và nỗ lực rót chi phí để nâng cấp , mở rộng các nghiên cứu để phát triển các hệ thống vũ khí mới.



(Andrei Chang is editor-in-chief of Kanwa Defense Review Monthly, registered in Toronto, Canada.) - Oct 2008

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét