Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Biển Đông và hạm đội Nga ở Cam Ranh

Blog Dương Đức: 
Trích đoạn cuốn sách viết về phần của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô trong thời kỳ đóng ở vịnh Cam Ranh từ nguồn phía dưới...
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Cuộc xung đột lịch sử xung quanh các đảo ở biển "Nam Trung Hoa", từ ban đầu và nay vẫn tiếp tục mang đặc tính là cuộc đối đầu trực tiếp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng cùng với nó, trong những năm gần đây, khu vực các đảo quần đảo Trường Sa đã trở thành vấn đề tranh cãi chủ quyền giữa 6 quốc gia: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Philippin và Brunei. Mặc dù có kích thước rất nhỏ, các đảo của quần đảo Trường Sa lại có ý nghĩa chiến lược quan trọng từ điểm nhìn tồn tại trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt. Trên các đảo đều không có cư dân thường xuyên sinh sống và hiện nay nó được sử dụng làm khu vực hoạt động đánh bắt cá.


Các sự kiện chủ yếu diễn ra trong vòng 15-20 năm trở lại đây xung quanh các hòn đảo nhỏ bé của quần đảo Trường Sa, có tính chất rất nghiêm trọng. Chúng ta hãy điểm qua những thông tin ngắn gọn về thời kỳ này, trong đó có sự kiện năm 1988 có liên quan đến hạm đội.


Vào năm 1987, Trung Quốc đã nắm bắt được một cơ hội thích hợp để thâm nhập thực sự vào vùng này của biển "Nam Trung Hoa": LHQ yêu cầu họ thiết lập một trạm nghiên cứu khoa học tại quần đảo Trường Sa để quan trắc khí tượng, đây là nhiệm vụ trong khung chương trình toàn cầu về nghiên cứu đại dương. Kế tiếp là sự phản đối và tuyên bố của Bộ ngoại giao Việt Nam về sự xâm phạm lãnh hải Việt Nam của các tàu chiến Trung Quốc. Trong tuyên bố ngày 20 tháng 2 năm 1988, đại diện bộ ngoại giao Việt Nam chỉ ra rằng "hoạt động quân sự của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa (Spratly) đe dọa sự an toàn của Việt Nam và các nước láng giềng trong khu vực, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa".


Mặc dù sự ngăn cản bằng mọi phương tiện và biện pháp của Hải quân Việt Nam đối với công việc xây dựng và di chuyển của các tàu Trung Quốc, trong tháng 3 năm 1988 với sự hỗ trợ của Hải quân CHND Trung Hoa, trạm nghiên cứu khí tượng đã được xây dựng. Ngày 14 tháng 3 năm 1988, một cuộc xung đột vũ trang đã xảy ra với sự tham gia của các tàu chiến của Trung Quốc và Việt Nam (trong đó có các tàu của vùng 4 Hải quân CHXHCN Việt Nam) ở bãi đá ngầm Johnson (Trung.-"Sinh Koi"). Kết quả là CHND Trung Hoa đã chiếm được 6 bãi đá ngầm và san hô thuộc quần đảo Spratly, cắm được cờ của mình ở một khu vực cách xa lục địa Trung Hoa. Bằng cách đó, Trung Quốc đã tạo được một bàn đạp lợi hại kiểm soát các đảo khác thuộc quần đảo Spratly.


Tháng 11 năm 1991, sau 18 tháng kể từ khi xảy ra xung đột căng thẳng Việt-Trung, như cả 2 phía đều đánh giá, đã có "bình thường hóa hoàn toàn" quan hệ giữa 2 nước. Trong điều kiện Liên Xô tan rã, yếu tố "tình đoàn kết xã hội chủ nghĩa" đã mang ý nghĩa chiến lược quan trọng.


Tháng 2 năm 1992, đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc ban hành "Luật về lãnh hải và vùng đặc quyền", theo đó các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ nước CHND Trung Hoa. Bắc Kinh đã ký hợp đồng với công ty dầu lửa Mỹ "Crestone Energy" cho phép nhượng quyền thăm dò lô thềm lục địa cách bờ biển Việt Nam 250km, nhưng cách bờ biển Trung Quốc 1300km.


Ngày 19 tháng 4 năm 1994, chính phủ Việt Nam ký với tổ hợp quốc tế gồm các công ty Mỹ, Nhật, Nga hợp đồng khai thác mỏ dầu tại thềm lục địa Nam Việt Nam. Phía Trung Quốc liền tuyên bố rằng họ coi hợp đồng đó là trái phép vì mỏ dầu đó nằm ở thềm lục địa Spratly. Trước đây, Bắc Kinh chưa hề bao giờ tuyên bố yêu sách về lô thềm lục địa đó.


Tháng 6 năm 1994, Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết phê chuẩn Công ước của LHQ về luật biển, trong đó lại khẳng định một lần nữa chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Paracels (Hoàng Sa) và Spratly (Trường Sa).


Giữa năm 1994, người Trung Quốc bắt đầu tiến hành thăm dò tài nguyên trong khu vực và đi vào vùng đặc quyền kinhtế của Philippin. Tháng 10 năm 1994, lực lượng cảnh sát biển Philippin bắt giữ và trục xuất khỏi vùng đặc quyền kinh tế của họ 55 ngư dân Trung Quốc, những người đã đặt các mốc chủ quyền Trung Quốc trên nhiều bãi đá ngầm sau khi đã xây dựng trên đó những công trình quản lý có cấu trúc nhẹ và đơn giản.


Năm 1995 đã có sự thỏa thuận giữa CHND Trung Hoa và Việt Nam về việc bắt đầu mở ra các cuộc đối thoại để tìm cách cùng nhau khai thác các nguồn tài nguyên của quần đảo.


Năm 2004 Việt Nam mở rộng hoạt động du lịch ra các vùng lãnh hải còn đang tranh cãi.


Năm 2005 một lần nữa Việt Nam tuyên bố về chủ quyền trên các hòn đảo của quần đảo Trường Sa.


Năm 2008, Philippin ra tuyên bố "sẽ chiến đấu đến thủy thủ cuối cùng và người lính thủy quân lục chiến cuối cùng vì chủ quyền các đảo Spratly".


Mặc dù lịch sử dài dặc các cuộc xung đột lãnh hải này, ngày hôm nay chưa có một lối thoát thực sự khả dĩ cho vấn đề phức tạp trên. Quyết định cuối cùng cho bất kỳ cuộc tranh chấp nào, chỉ có thể đạt được bằng con đường hòa bình mà tiền lệ về các giải pháp trái chiều cho nó là chưa có.


Cùng lúc đó, cả Trung Quốc và Việt Nam ngày nay đang tăng cường lực lượng hải quân của mình. 


Trong vấn đề trên, căn cứ Cam Ranh-căn cứ hải quân cũ của hải quân Xô viết và hải quân Nga đóng một vai trò rất quan trọng đối với Việt Nam.  



Nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,19157.60.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét