Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

Tiềm năng tác chiến của tàu ngầm Trung Quốc ra sao?

Hiện nay, Trung Quốc đang đứng đầu thế giới về số lượng tàu ngầm diesel-điện và đứng thứ ba thế giới (sau Mỹ và Nga) về tiềm năng tác chiến của lực lượng tàu ngầm. 


Theo ước tính, trong biên chế của Hải quân Trung Quốc hiện nay đang có khoảng 75 chiếc tàu ngầm (tính cả những chiếc vừa hòan thành trong năm 2010), trong đó có:


5 chiếc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo (1 chiếc lớp  Hạ và 3-4 chiếc lớp Tấn); 8 chiếc tàu ngầm nguyên tử (4 chiếc lớp Hán và 3-4 chiếc lớp Thượng); 60 chiếc tàu ngầm diesel-điện (10 chiếc lớp Nguyên, 13 chiếc lớp Tống, 17 chiếc lớp Minh, 12 chiếc lớp “Kilo” và 8 chiếc lớp Romeo).


Tiềm năng tác chiến của tàu ngầm Trung Quốc ra sao?

Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc còn đang sở hữu 2 chiếc tàu ngầm lớp Golf và Vũ Hán để sử dụng cho mục đích thử nghiệm (thử các loại vũ khí tên lửa mới trước khi chính thức trang bị cho các lớp tàu ngầm khác trong biên chế hoặc trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt).


Tiềm năng tác chiến của lực lượng tàu ngầm Hải quân quân giải phóng nhân dân Trung Quốc được đánh giá theo tỷ lệ số vũ khí trang bị trên tàu ngầm so với tổng số vũ khí dự bị hiện có.


Cụ thể, lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc được trang bị 36 quả tên lửa đạn đạo chống ngầm (chiếm 3,3% nguồn dự trữ tên lửa hạt nhân chiến lược), 146 tên lửa đối hạm (chiếm 9,9% nguồn dự trữ tác chiến của loại tên lửa này trong Hải quân Trung Quốc), 1.182 ngư lôi (chiếm 82,4%) và 2.068 thủy lôi (chiếm 31,5% nguồn dữ trữ tác chiến của các loại vũ khí này trong Hải quân Trung Quốc).Trong biên chế thời chiến, lực lượng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc được tổ chức và biên chế thành 6 cụm tàu tác chiến chia đều cho 3 Hạm đội: Hạm đội Đông Hải, Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Nam Hải.


Trong đó tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo được biên chế cho lực lượng hạt nhân chiến lược, các tàu ngầm đa nhiệm như tàu ngầm nguyên tử và tàu ngầm diesel-điện được biên chế cho lực lượng thông thường.


Trong biên chế thời bình, tất cả số tàu ngầm này đều được tổ chức và biên chế thành các cụm và lữ đoàn tàu ngầm, hoạt động theo sự chỉ đạo chung của Bộ Tư lệnh Hải quân và Bộ Chỉ huy các Hạm đội.


Hạm đội Bắc Hải đảm nhiệm tác chiến ở khu vực Hoàng Hải và vịnh Bột Hải với biên chế tác chiến gồm: 2 đội tàu ngầm nguyên tử (1 chiếc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo lớp Hạ, 2 chiếc lớp Tấn, 4 chiếc lớp Hán mang số hiệu từ 402 đến 405; 4 chiếc lớp Thượng đang triển khai tại căn cứ hải quân Syaopindao và Nanyang; 2 lữ đòan tàu ngầm diesel-điện (13 chiếc lớp Tống, Minh và Romeo) triển khai tại căn cứ hải quân Qingdao và Lushun. Ngoài ra, tại căn cứ hải quân Syaopindao hiện nay còn triển khai cả tàu ngầm thử nghiệm mang tên lửa đối hạm Vũ Hán mang số hiệu 351 và tàu ngầm mang tên lửa lớp Golf mang số hiệu 200. 


Tiềm năng tác chiến của tàu ngầm Trung Quốc ra sao?
Hạm đội Đông Hải đảm nhiệm tác chiến ở vùng biển phía Đông Trung Quốc, bao gồm cả eo biển Đài Loan với biên chế tác chiến gồm: 1 lữ đoàn tàu ngầm (4 chiếc tàu ngầm diesel-điện dự án 877/636,  6 chiếc lớp Tống, một vài chiếc dự án 636 EM và lớp Minh, lớp Romeo) triển khai tại căn cứ hải quân Sichugan.


Hạm đội này khi cần thiết cũng có thể sử dụng cả căn cứ hải quân ở Thượng Hải và Ninbo để bố trí và triển khai lực lượng tác chiến nhanh, kịp thời ngăn chặn mọi nguy cơ tiềm năng có thể xảy ra.


Hạm đội Nam Hải: Đây là một trong những Hạm đội được Trung Quốc tập trung đầu tư nhiều kinh phí, vũ khí, trang thiết bị quân sự nhất bởi vì nó đảm nhiệm khu vực tác chiến trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và vịnh Tonkin (vịnh Bắc Bộ).


Theo đánh giá sơ bộ của ngành hải dương Trung Quốc, trữ lượng dầu khí dưới Biển Đông là hơn 50 tỷ tấn, chủ yếu nằm ở độ sâu từ 500 mét đến 2.000 mét. Gần đây, người ta tiếp tục phát hiện ở Biển Đông còn có một trữ lượng băng cháy (một loại năng lượng sạch cho tương lai) khổng lồ.


Bên cạnh đó, ngoài nguồn dầu mỏ tại khu vực Trung Á, tuyệt đại đa số dầu mỏ mà Trung Quốc nhập khẩu từ bên ngoài đều phải vận chuyển qua đường biển, trong đó có một phần rất lớn được vận chuyển qua Eo biển Malacca. Do vậy, bảo vệ lợi ích dầu mỏ nhập khẩu là một nhiệm vụ quan trọng đối với lực lượng hải quân Trung Quốc.


Ngoài ra, trong vấn đề chủ quyền biển đảo, Trung Quốc vẫn đang tranh chấp chủ quyền với hầu hết các nước có biển giáp với Trung Quốc. Khu vực biển Đông vẫn tồn tại những điểm nóng mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực. 


Tiềm năng tác chiến của tàu ngầm Trung Quốc ra sao?
Tại khu vực biển Hoa Đông, tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản về đảo Điếu Ngư đã không ít lần khiến quan hệ hai nước căng cẳng. Để giải quyết những vấn đề này, “chiến lược biển xanh" cùng với lực lượng hải quân hùng mạnh, đủ sức tác chiến tại vùng biển xa là mục tiêu Trung Quốc ráo riết theo đuổi.


Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, bên cạnh việc thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng “Hạm đội tác nghiệp biển sâu” Trung Quốc nhận thấy cần tăng cường sức mạnh cho Hạm đội Nam Hải để bảo vệ vững chắc nguồn lợi ích kinh tế khổng lồ và vị trí địa-chiến lược ở khu vực này.


Hiện nay, trong biên chế tác chiến của Hạm đội Nam Hải gồm 1 chiến đoàn tàu ngầm (tàu ngầm diesel-điện lớp Tống, Minh, Romeo) và một vài chiếc tàu ngầm thuộc dự án 636EM triển khai tại căn cứ hải quân Lushun.



Cùng với lực lượng tàu nổi, không quân, hải quân và lính thủy đánh bộ, lực lượng tàu ngầm là một trong những đơn vị chủ chốt, phát triển năng động nhất của Hải quân Trung Quốc.


Tiến trình và triển vọng đóng tàu cho lực lượng Hải quân Đầu tiên Trung Quốc nghiên cứu và phát triển tàu ngầm là lớp diesel-điện, sau đó vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước mới phát triển loại tàu ngầm nguyên tử với sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài, chủ yếu là chuyên gia Liên Xô-Nga và chuyên gia Pháp.


Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, những chiếc tàu ngầm diesel-điện đầu tiên của Trung Quốc dự án 033 (theo phân loại của NATO là lớp Romeo) đã được thiết kế, chế tạo dựa trên phiên bản tàu ngầm diesel-điện dự án 633 của Liên Xô.
Khám phá các thế hệ tàu ngầm Trung Quốc (phần 2)
 Tàu ngầm lớp Romeo

Trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1983 Trung Quốc đã đóng được tất cả 84 chiếc tàu ngầm loại này, một phần trong số đó đã được chuyển giao cho nước khác, số còn lại vẫn tiếp tục phục vụ trong biên chế.


Trong suốt quá trình chế tạo và sử dụng, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Pháp, những chiếc tàu ngầm loại này đã nhiều lần phải nâng cấp nhằm hoàn thiện các thiết bị điện tử, thủy âm và radar vô tuyến.


Đến nay, vẫn còn khoảng 8 chiếc tàu ngầm loại này đang được biên chế trong lực lượng Hải quân Trung Quốc, trong đó có phiên bản nâng cấp thuộc dự án 033G (mang số hiệu 351) được sử dụng để phóng thử nghiệm tên lửa đối hạm YJ-8 từ ống phóng ngư lôi.


Sau dự án 033, Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu, phát triển tàu ngầm diesel-điện lớp 035 (theo phân loại của NATO được gọi là lớp Minh) với 3 phiên bản chính: phiên bản dự án 035 trong những năm 1969-1979; biến thể của phiên bản dự án 035 mang các số hiệu 342, 352-363 vào những năm 1988-1995; phiên bản dự án 355G mang số hiệu 305-309 vào những năm 1997-2000. 


Tất cả trong giai đoạn từ 1975-2000, Trung Quốc đã chế tạo thành công khoảng 25 chiếc tàu ngầm diesel-điện dự án 035 với tất cả các biến thể, một số ít trong số này sẽ thanh lý và đưa ra khỏi biên chế trong thời gian tới, số còn lại (17 chiếc) vẫn sẽ tiếp tục hoạt động.


Tàu ngầm diesel-điện lớp Tống dự án 039/039G đã được chế tạo trong giai đoạn từ 1999 đến 2006 tại xưởng đóng tàu Vũ Hán dựa trên phiên bản tàu ngầm lớp “Agosma” của Pháp và được các chuyên gia của nước này hỗ trợ về mặt kỹ thuật.

Khám phá các thế hệ tàu ngầm Trung Quốc (phần 2)
 Tàu ngầm lớp Tống

Chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 13 chiếc tàu ngầm này mang số hiệu 320 đã được hạ thủy vào tháng 5/1994 và đến tháng 8/1994 thì bắt đầu thử nghiệm. Tuy nhiên, mãi đến năm 1999 chiếc tàu ngầm này mới chính thức đưa vào biên chế do gặp phải một số sự cố kỹ thuật liên quan đến tiếng ồn của động cơ.


Do vậy, những chiếc tàu ngầm tiếp theo loại này được chế tạo theo biến thể dự án 039G (sau năm 2003 là dự án 039G1). Tất cả tàu ngầm lớp này đều được trang bị động cơ diesel MTU 12V 493 của Đức, hệ thống radar quét 360 độ của Pháp và lớp thân vỏ nhẹ được làm bằng vật liệu đặc biệt có khả năng vô hiệu hóa hệ thống định vị thủy âm của đối phương.


Nếu so sánh về độ ồn của động cơ thì tàu ngầm lớp Tống của Trung Quốc cũng tương đương với độ ồn của tàu ngầm các nước phương Tây vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước.


Tàu ngầm loại này có khả năng phóng tên lửa hành trình đối hạm ASCM loại YJ-82 (YJ-801Q) ở trạng thái động trong phạm vi 22 dặm (40 kmg), tốc độ 0,9 M mang đầu đạn tự dẫn có trọng lượng 165 kg.


Bên cạnh đó, tàu ngầm loại này cũng có thể sử dụng ngư lôi hoặc thủy lôi hạng nặng loại 533 mm, trong đó có loại đối hạm Yu-4 tầm bắn xa 8,1 dặm (15 km), tốc độ 35 hải lý mang đầu đạn tác chiến có trọng lượng 400 kg và loại săn ngầm Yu-3 có tầm bắn xa 15 km, tốc độ 40 hải lý, trọng lượng đầu đạn 205 kg.


Tàu ngầm lớp Kilo dự án 877EKM/636 là một trong những phiên bản xuất khẩu của Nga thuộc dự án 877 và 636, do vậy, đa số hệ thống, trang thiết bị, vũ khí trên tàu đều vẫn được giữ nguyên, chỉ khác ở vũ khí ngư lôi, thiết bị vô tuyến điện tử và hệ thống thông gió, điều hòa không khí, cho phép tàu có thể hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt.

Khám phá các thế hệ tàu ngầm Trung Quốc (phần 2)
Tàu ngầm lớp Kilo 
Trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2006, Nga đã cung cấp cho Hải quân Trung Quốc 12 chiếc tàu ngầm loại này. Hai chiếc tàu ngầm diesel-điện đầu tiên thuộc dự án 877EKM đã được cung cấp cho Trung Quốc vào năm 1995, tiếp đó vào các năm 1996 và 1999 Nga tiếp tục cung cấp cho Trung Quốc hai chiếc tàu ngầm thuộc dự án 636 trang bị động cơ diesel-điện mạnh hơn, hệ thống vô tuyến điện hoàn thiện hơn và hệ thống bảo vệ tích cực hơn.


Tất cả 4 chiếc tàu ngầm loại này đều đã được biên chế cho Hạm đội Đông Hải. Sau một thời gian sử dụng, Trung Quốc định sẽ đưa những chiếc tàu này trở lại Nga để trang bị thêm tên lửa hành trình đối hạm 3M54E Club, song sau đó vào tháng 7/2007 Trung Quốc đã trang bị cho những chiếc tàu ngầm này loại tên lửa hành trình đối hạm YJ83 và ngư lôi Yu-6 do chính nước này sản xuất.


Cuối năm 2006 Trung Quốc tiếp tục tiếp nhận 8 chiếc tàu ngầm diesel-điện thuộc dự án 636EM được trang bị tên lửa hành trình đối hạm 3M54E Club mang đầu đạn dẫn đường tích cực bằng vô tuyến có trọng lượng 400 kg, tầm bắn xa 148 dặm và tốc độ hành trình của đầu đạn là 0,8M.


Khám phá các thế hệ tàu ngầm Trung Quốc (phần 2)
 Tàu ngầm lớp Nguyên
Tàu ngầm lớp Nguyên là chiếc tàu ngầm đầu tiên do Trung Quốc tự nghiên cứu, chế tạo được trang bị nhiều hệ thống, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, tiên tiến, có khả năng tự cung cấp dưỡng khí nên thời gian hoạt động ở dưới nước lâu hơn, hiệu quả tác chiến cũng được nâng cao đáng kể.


Tàu ngầm loại này được trang bị cả tên lửa hành trình đối hạm YJ-8Q bắn qua thiết bị phóng ngư lôi. Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Golf dự án 629 do Liên Xô cung cấp với số lượng 3 chiếc, trong đó 1 chiếc đã bị đắm, hai chiếc còn lại hiện nay đang được sử dụng để thử nghiệm tên lửa mới. Tàu ngầm loại này được trang bị hai ống phóng tên lửa dạng thẳng đứng để thử tên lửa đạn đạo phiên bản trên biển.

Theo
 
Hữu Kỷ - Nhật Minh (Giáo dục Việt Nam)


Nguồn: http://vtc.vn/311-283473/quoc-te/tiem-nang-tac-chien-cua-tau-ngam-trung-quoc-ra-sao.htm
http://vtc.vn/311-283576/quoc-te/kham-pha-cac-the-he-tau-ngam-trung-quoc-phan-2.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét