Theo Sách Trắng Quốc phòng 2010 của Trung Quốc: “Trung Quốc không bao giờ
mở rộng Quân đội và không phát triển vũ khí tấn công chiến lược dù nền kinh tế
phát triển mạnh mẽ như thế nào”.
Tuy nhiên, trên thực tế, những năm gần đây tiềm lực quân sự của Trung Quốc trong ngày càng phát triển.
"Máy bay chiến đấu J-20 là một minh chứng cho thấy tốc độ phát triển thần tốc của nghành công nghiệp hàng không Trung Quốc", một báo cáo quân sự Nga bình luận.
Một điểm nữa cần lưu ý, trong chương I trong sách Trắng Quốc phòng của Trung Quốc lại nêu ra rằng Trung Quốc không phát triển các loại vũ khí tấn công chiến lược mới và Trung Quốc xây dựng quân đội mang tính phòng thủ quốc gia.
Thế nhưng, Trung Quốc là một nước không ngừng phát triển các loại vũ khí hạt nhân. Điều này đi ngược với tiêu chí giải trừ hạt nhân mà Nga và Mĩ đã thỏa thuận. Các loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc đang trở thành mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế.
Dù Sách trắng Quốc phòng của Trung Quốc nêu ra rằng Trung Quốc không có ý định mở rộng quân đội của mình tuy nhiên trên thực tế, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc lại không ngừng tăng cao.
Năm 2008, chi phí cho quốc phòng của Bắc Kinh là 417,876 Tỷ NDT, chiếm 6,68% chi tiêu tài chính nhà nước. Năm 2009, con số này là 495,11 tỷ NDT chiếm 6,49% chi tiêu tài chính nhà nước và năm 2010 là 532,115 tỷ NDT chiếm 7,5% chi tiêu tài chính quốc gia.
Đặc biệt, ngân sách năm 2011 của Trung Quốc là 601,1 tỷ NDT tăng 12,7% và trở thành nước có ngân sách Quốc phòng cao thứ 2 thế giới.
Các hoạt động chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc bao gồm: Trang bị, bảo đảm đời sống cho bộ đội và nhân viên chiếm 34,4%; Duy trì các hoạt động quân sự và huấn luyện binh lính chiếm 33,37%; Chi phí vũ khí trang thiết bị kĩ thuật chiếm 32,23%. (*)
"Máy bay chiến đấu J-20 là một minh chứng cho thấy tốc độ phát triển thần tốc của nghành công nghiệp hàng không Trung Quốc", một báo cáo quân sự Nga bình luận.
Một điểm nữa cần lưu ý, trong chương I trong sách Trắng Quốc phòng của Trung Quốc lại nêu ra rằng Trung Quốc không phát triển các loại vũ khí tấn công chiến lược mới và Trung Quốc xây dựng quân đội mang tính phòng thủ quốc gia.
Thế nhưng, Trung Quốc là một nước không ngừng phát triển các loại vũ khí hạt nhân. Điều này đi ngược với tiêu chí giải trừ hạt nhân mà Nga và Mĩ đã thỏa thuận. Các loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc đang trở thành mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế.
Dù Sách trắng Quốc phòng của Trung Quốc nêu ra rằng Trung Quốc không có ý định mở rộng quân đội của mình tuy nhiên trên thực tế, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc lại không ngừng tăng cao.
Năm 2008, chi phí cho quốc phòng của Bắc Kinh là 417,876 Tỷ NDT, chiếm 6,68% chi tiêu tài chính nhà nước. Năm 2009, con số này là 495,11 tỷ NDT chiếm 6,49% chi tiêu tài chính nhà nước và năm 2010 là 532,115 tỷ NDT chiếm 7,5% chi tiêu tài chính quốc gia.
Đặc biệt, ngân sách năm 2011 của Trung Quốc là 601,1 tỷ NDT tăng 12,7% và trở thành nước có ngân sách Quốc phòng cao thứ 2 thế giới.
Các hoạt động chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc bao gồm: Trang bị, bảo đảm đời sống cho bộ đội và nhân viên chiếm 34,4%; Duy trì các hoạt động quân sự và huấn luyện binh lính chiếm 33,37%; Chi phí vũ khí trang thiết bị kĩ thuật chiếm 32,23%. (*)
Chính phủ Trung Quốc trang bị những loại vũ khí hiện đại cho quân đội. |
Không chỉ vậy, Chính phủ Trung Quốc đang xem xét vấn đề tăng lương cho 2,3 triệu binh sĩ Trung Quốc và trang bị những loại vũ khí hiện đại cho quân đội.
Quan niệm về chiến tranh nhân dân trước đây của Trung Quốc đã không còn đáp ứng được đòi hỏi hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại, Bắc Kinh cho rằng, cần phải có lực lượng quân đội được huấn luyện kĩ lưỡng, tinh nhuệ và phải có các công nghệ vệ tinh và hệ thống định vị hiện đại.
Nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang, không chỉ trong quân sự mà trong lĩnh vực chính trị cũng đã được xác định. Theo đó, lực lượng vũ trang Trung Quốc phải là nòng cốt trong cuộc đấu tranh nhằm chống lại những hoạt động chia rẽ, phá hoại và chủ nghĩa khủng bố, bảo vệ sự hoà bình và ổn định xã hội ngoài ra phải tiến hành cuộc đấu tranh chống lại Đài Loan và một số thế lực thù địch khác.
Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Cảnh Nhạn Sinh phát biểu trong cuộc họp báo sau khi công bố sách Trắng Quốc phòng Trung Quốc rằng: Các lực lượng vũ trang của Trung Quốc đang thiết kế vũ khí thế hệ thứ ba. Trung Quốc tiến hành phát triển Quân đội mang tính phòng thủ Quốc gia nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng “không có vũ khí hoàn toàn mang tính chất phòng vệ”.
Một thực trạng dễ nhận thấy rằng, tiềm lực kinh tế luôn đi cùng với tiềm lực Quân sự. Theo số liệu của tổ chức Heritage Foundation thì đến cuối năm 2010 Trung Quốc đã đầu tư vào thế giới Arab 37 tỉ USD (lĩnh vực công nghiệp và tài chính), vào châu Phi 43 tỷ, vào Tây Á (trong đó có Iran) 45 tỷ, vào Đông Á 36 tỷ, vào khu vực Thái Bình Dương 61 tỷ và vào châu Âu 34 tỷ.
Cánh tay của Trung Quốc đang vươn đi khắp các vùng lãnh thổ nhằm mở rộng sự ảnh hưởng của mình, do đó, không có lý nào, Quân Đội Trung Quốc "giậm chân tại chỗ" trong thời kỳ mới.
(*) Trung Quốc cũng cơ cấu lại Quân đội của mình như sau: Lục quân: Gồm 18 Tập đoàn quân bố trí tại 7 đại quân khu: Thẩm Dương, Bắc Kinh, Lan Châu, Tế Nam, Nam Kinh, Quảng Châu và Thành Đô. Hải quân: Lực lượng Thuỷ quân Lục chiến, Không quân trên Hạm, Cảnh sát biển, bảo vệ bờ biển thuộc 3 Hạm đội: Nam Hải, Bắc Hải và Đông Hải của Hải quân Trung Quốc. Không quân: Lực lượng lính dù và không quân của 7 đại quân khu Thẩm Dương, Bắc Kinh, Lan Châu, Tế Nam, Nam Kinh, Quảng Châu và Thành Đô trực thuộc Không quân Trung Quốc. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét