Mặc dù hòa bình là xu thế chủ đạo của thế giới trong thế kỷ 21, song không vì thế mà các quốc gia, đặc biệt là các nước lớn, ngừng nghiên cứu chế tạo vũ khí thế hệ mới. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua hàng loạt nghiên cứu thành công trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật quân sự của các nước lớn.
China UAV |
Quân đội Mỹ
Ngày 23/4/2010, quân đội Mỹ đã thử nghiệm thành công hệ thống tiến công chớp nhoáng toàn cầu thông thường (CPGS), được điều khiển bằng tín hiệu vệ tinh, dùng để tiêu diệt tên lửa và các cơ sở hạt nhân của đối phương. CPGS có vận tốc 20.000 km/giờ. Dự kiến, năm 2017 hệ thống này sẽ được đưa vào sử dụng.
Ngày 4/11/2010, Tập đoàn Northrop Grumman thử nghiệm thành công hệ thống “mắt thần” (DAS) trang bị cho máy bay F-35. DAS là hệ thống quang hồng ngoại, dùng để phát hiện, theo dõi máy bay và tên lửa từ mọi hướng.
Ngày 6/11/2010, Hải quân Mỹ đã biên chế chính thức tàu ngầm SSN 781 cho Hạm đội Thái Bình Dương. SSN 781 do Tập đoàn Northrop Grumman chế tạo, có khả năng chống ngầm, chống hạm và thực hiện các hoạt động trinh sát, thu thập tin tình báo.
Ngày 6/12/2010, Hải quân Mỹ cũng ký hợp đồng mua 4 máy bay trực thăng vận tải không người lái thế hệ mới (UAV và UAV K-Max) do Tập đoàn Boeing và Lockheed Martin chế tạo. Đây là hai loại trực thăng dễ điều khiển và có khả năng thực hiện các động tác bay chính xác hơn. Tháng 8/2011, Hải quân Mỹ sẽ tiếp nhận số máy bay trên.
Ngày 8/12/2010, Tập đoàn EADS North America cũng đã tiến hành bay thử nghiệm mẫu thử thứ 2 máy bay trực thăng trinh sát tiến công AAS-72X, nhằm kiểm tra khả năng chỉ thị mục tiêu, kết nối thông tin và dẫn đường.
Về lục quân, Bộ Quốc phòng Mỹ (BQP) cũng đã nghiên cứu, chế tạo thành công xe bộ binh cơ giới không người lái (APD), dùng để giám sát, phát hiện các mục tiêu di chuyển trên chiến trường. APD dài 4,6m, trọng lượng 9,6 tấn, vận tốc tối đa 80 km/giờ, có khả năng quay tròn tại chỗ và di chuyển trên địa hình phức tạp, được trang bị hệ thống GPS và các thiết bị điện tử hiện đại.
Ngày 8/12/2010, quân đội Mỹ đã thử nghiệm thành công vệ tinh nano quân sự (SMDC-ONE) lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Falcon 9. SMDC-ONE do BQP Mỹ phối hợp với Cơ quan vũ trụ và Phòng thủ tên lửa nghiên cứu, chế tạo, dùng để trao đổi thông tin với các trạm điều khiển mặt đất. SMDC-ONE có trọng lượng 4kg, được trang bị bộ cảm biến GPS, kênh truyền dữ liệu băng tần S và các hệ thống truyền tin - có khả năng bảo đảm thông tin liên lạc vệ tinh toàn cầu và ít bị tổn hại do các vũ khí chống vệ tinh của đối phương.
Quân đội Nga
Không khác gì Mỹ, về không quân, ngày 29/1/2010, quân đội Nga đã thử nghiệm thành công máy bay chiến đấu thế hệ 5 (PAK-FA-T-50) có khả năng tàng hình, tầm bay 5.500km, được trang bị vũ khí công nghệ cao và các thiết bị hàng không tiên tiến. Năm 2015, PAK-FA-T-50 sẽ được biên chế cho lực lượng không quân.
Ngày 14/8/2010, Bộ Quốc phòng Nga cũng đã thông qua kế hoạch phát triển không quân giai đoạn 2010-2020. Theo kế hoạch, Không quân Nga sẽ mua khoảng 1.500 máy bay chiến đấu, trong đó có 350 máy bay thế hệ mới.
Về hải quân, ngày 15/6/2010, Nga cũng đã hạ thủy tàu ngầm nguyên tử đa năng thế hệ 4 (Severodvinsk). Tàu có lượng giãn nước 13.800 tấn, tốc độ 31 hải lý/giờ; được trang bị 24 tên lửa hành trình, 8 máy phóng ngư lôi và nhiều loại vũ khí trang bị hiện đại. Ngày 13/12/2010, theo Phó Đô đốc hải quân Xlê-mô-va, đến năm 2020, Hải quân Nga sẽ đóng mới 4 tàu sân bay hạt nhân, có độ choán nước khoảng 60.000 tấn, được trang bị máy bay T-50 (PAK FA) và các máy bay không người lái.
Đặc biệt, tháng 10/2010, quân đội Nga đã tiến hành diễn tập thử nghiệm hệ thống chỉ huy tự động hoá cấp chiến lược và chiến thuật. Kết quả, hệ thống đã được đánh giá cao về chất lượng, sự ổn định và độ tin cậy, cho phép tăng khả năng tác chiến của các đơn vị cấp chiến thuật lên từ 2 -3 lần.
Quân đội Trung Quốc
Ngày 29/10/2010, quân đội Trung Quốc đã phát triển thành công hệ thống pháo phản lực mới WM-120, được nâng cấp từ hệ thống A-100 và bổ sung hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh. WM-120 được đặt trên xe tải; gồm hai khối, mỗi khối có 4 ống phóng tên lửa cỡ 273mm; tầm bắn 80km, sai số khoảng 25m; thời gian lắp ráp khoảng 8 phút.
Một tháng sau, ngày 29/11/2010, Tập đoàn Xuất nhập khẩu Cơ khí chính xác và Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Tứ Xuyên cũng bắt tay hợp tác nghiên cứu, phát triển hệ thống pháo phản lực phóng loạt loại mới (WS-2D) dùng để tiêu diệt các mục tiêu chiến lược tầm trung và tầm ngắn. WS-2D được chế tạo theo phiên bản pháo phản lực WS-2, sử dụng đầu đạn tự dẫn bằng radar thụ động, có tầm bắn 400km với sai số dưới 600m. Mỗi bệ phóng có thể lắp được từ 6-9 tên lửa. Theo các chuyên gia quân sự, việc chế tạo thành công WS-2D cho phép Trung Quốc giảm số lượng tên lửa đạn đạo, nhưng vẫn giữ được sức mạnh hỏa lực.
Trung Quốc hiện đã hoàn thành việc nghiên cứu, thiết kế tàu ngầm lớp Nguyên thế hệ thứ 4, ứng dụng kỹ thuật “da cá mập” để giảm âm thanh. Ngoài ra, nước này đang triển khai kế hoạch đóng 4 tàu sân bay hạng trung có lượng giãn nước 65.000 tấn, chạy bằng năng lượng nguyên tử.
Quân đội Ấn Độ
Cũng giống các nước Mỹ, Nga hay Trung Quốc, Ấn Độ cũng liên tục nâng cấp trang thiết bị quân sự. Ngày 2/4/2010, hải quân Ấn Độ đã hạ thủy tàu khu trục Chennai do Xí nghiệp đóng tàu Mazagon Docks chế tạo. Chennai dài 163m, rộng 16m, lượng choán nước 6.700 tấn, được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos và nhiều loại vũ khí, thiết bị kỹ thuật quân sự tiên tiến. Brahmos là loại tên lửa hành trình siêu thanh, có tầm bắn tối đa 290km, mang 1 đầu đạn nặng 200kg.
Ngày 2/9/2010, Ấn Độ tiếp tục triển khai kế hoạch đóng 4 tàu khu trục tàng hình thế hệ mới, mang đầu đạn hạt nhân Project-15B, trị giá 6,5 tỷ USD, dự kiến sẽ hoàn thành trong giai đoạn từ 2012-2014. Ngày 1/12/2010, Ấn Độ ký với Nga thỏa thuận hợp tác phát triển tàu ngầm thế hệ 4, trị giá khoảng 11 tỷ USD. Theo đó, phía Nga sẽ bán cho Ấn Độ tàu ngầm Amur-1650, được trang bị 16 ống phóng ngư lôi và các tên lửa hành trình.
Ngày 5/12/2010, Ấn Độ và Nga cũng ký Hiệp định hợp tác nghiên cứu, chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 (FGFA). Đây là loại máy bay chiến đấu tàng hình hiện đại có tính năng tương đương máy bay F-22 Raptor của Mỹ, có khả năng quan sát 360 độ và bay với tốc độ siêu thanh. FGFA, được trang bị các thiết bị hàng không tiên tiến, hệ thống máy tính hiện đại và nhiều loại vũ khí thông minh.
Bằng nội lực, ngày 1/12/2010, quân đội Ấn Độ cũng đã tổng hợp thành công loại chất nổ thông thường (ICL-20), có sức công phá mạnh hơn nhiều các loại chất nổ hiện nay (uy lực lớn gấp 15 lần Octogen và 60 lần Hexogen). Dự kiến, Ấn Độ sẽ sử dụng ICL-20 để chế tạo đạn pháo tăng 120mm. Trong tương lai, ICL-20 sẽ thay thế chất nổ octogen và hexagen.
Ngày 23/4/2010, quân đội Mỹ đã thử nghiệm thành công hệ thống tiến công chớp nhoáng toàn cầu thông thường (CPGS), được điều khiển bằng tín hiệu vệ tinh, dùng để tiêu diệt tên lửa và các cơ sở hạt nhân của đối phương. CPGS có vận tốc 20.000 km/giờ. Dự kiến, năm 2017 hệ thống này sẽ được đưa vào sử dụng.
Ngày 4/11/2010, Tập đoàn Northrop Grumman thử nghiệm thành công hệ thống “mắt thần” (DAS) trang bị cho máy bay F-35. DAS là hệ thống quang hồng ngoại, dùng để phát hiện, theo dõi máy bay và tên lửa từ mọi hướng.
Ngày 6/11/2010, Hải quân Mỹ đã biên chế chính thức tàu ngầm SSN 781 cho Hạm đội Thái Bình Dương. SSN 781 do Tập đoàn Northrop Grumman chế tạo, có khả năng chống ngầm, chống hạm và thực hiện các hoạt động trinh sát, thu thập tin tình báo.
Ngày 6/12/2010, Hải quân Mỹ cũng ký hợp đồng mua 4 máy bay trực thăng vận tải không người lái thế hệ mới (UAV và UAV K-Max) do Tập đoàn Boeing và Lockheed Martin chế tạo. Đây là hai loại trực thăng dễ điều khiển và có khả năng thực hiện các động tác bay chính xác hơn. Tháng 8/2011, Hải quân Mỹ sẽ tiếp nhận số máy bay trên.
Ngày 8/12/2010, Tập đoàn EADS North America cũng đã tiến hành bay thử nghiệm mẫu thử thứ 2 máy bay trực thăng trinh sát tiến công AAS-72X, nhằm kiểm tra khả năng chỉ thị mục tiêu, kết nối thông tin và dẫn đường.
Về lục quân, Bộ Quốc phòng Mỹ (BQP) cũng đã nghiên cứu, chế tạo thành công xe bộ binh cơ giới không người lái (APD), dùng để giám sát, phát hiện các mục tiêu di chuyển trên chiến trường. APD dài 4,6m, trọng lượng 9,6 tấn, vận tốc tối đa 80 km/giờ, có khả năng quay tròn tại chỗ và di chuyển trên địa hình phức tạp, được trang bị hệ thống GPS và các thiết bị điện tử hiện đại.
Ngày 8/12/2010, quân đội Mỹ đã thử nghiệm thành công vệ tinh nano quân sự (SMDC-ONE) lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Falcon 9. SMDC-ONE do BQP Mỹ phối hợp với Cơ quan vũ trụ và Phòng thủ tên lửa nghiên cứu, chế tạo, dùng để trao đổi thông tin với các trạm điều khiển mặt đất. SMDC-ONE có trọng lượng 4kg, được trang bị bộ cảm biến GPS, kênh truyền dữ liệu băng tần S và các hệ thống truyền tin - có khả năng bảo đảm thông tin liên lạc vệ tinh toàn cầu và ít bị tổn hại do các vũ khí chống vệ tinh của đối phương.
Quân đội Nga
Không khác gì Mỹ, về không quân, ngày 29/1/2010, quân đội Nga đã thử nghiệm thành công máy bay chiến đấu thế hệ 5 (PAK-FA-T-50) có khả năng tàng hình, tầm bay 5.500km, được trang bị vũ khí công nghệ cao và các thiết bị hàng không tiên tiến. Năm 2015, PAK-FA-T-50 sẽ được biên chế cho lực lượng không quân.
Ngày 14/8/2010, Bộ Quốc phòng Nga cũng đã thông qua kế hoạch phát triển không quân giai đoạn 2010-2020. Theo kế hoạch, Không quân Nga sẽ mua khoảng 1.500 máy bay chiến đấu, trong đó có 350 máy bay thế hệ mới.
Về hải quân, ngày 15/6/2010, Nga cũng đã hạ thủy tàu ngầm nguyên tử đa năng thế hệ 4 (Severodvinsk). Tàu có lượng giãn nước 13.800 tấn, tốc độ 31 hải lý/giờ; được trang bị 24 tên lửa hành trình, 8 máy phóng ngư lôi và nhiều loại vũ khí trang bị hiện đại. Ngày 13/12/2010, theo Phó Đô đốc hải quân Xlê-mô-va, đến năm 2020, Hải quân Nga sẽ đóng mới 4 tàu sân bay hạt nhân, có độ choán nước khoảng 60.000 tấn, được trang bị máy bay T-50 (PAK FA) và các máy bay không người lái.
Đặc biệt, tháng 10/2010, quân đội Nga đã tiến hành diễn tập thử nghiệm hệ thống chỉ huy tự động hoá cấp chiến lược và chiến thuật. Kết quả, hệ thống đã được đánh giá cao về chất lượng, sự ổn định và độ tin cậy, cho phép tăng khả năng tác chiến của các đơn vị cấp chiến thuật lên từ 2 -3 lần.
Quân đội Trung Quốc
Ngày 29/10/2010, quân đội Trung Quốc đã phát triển thành công hệ thống pháo phản lực mới WM-120, được nâng cấp từ hệ thống A-100 và bổ sung hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh. WM-120 được đặt trên xe tải; gồm hai khối, mỗi khối có 4 ống phóng tên lửa cỡ 273mm; tầm bắn 80km, sai số khoảng 25m; thời gian lắp ráp khoảng 8 phút.
Một tháng sau, ngày 29/11/2010, Tập đoàn Xuất nhập khẩu Cơ khí chính xác và Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Tứ Xuyên cũng bắt tay hợp tác nghiên cứu, phát triển hệ thống pháo phản lực phóng loạt loại mới (WS-2D) dùng để tiêu diệt các mục tiêu chiến lược tầm trung và tầm ngắn. WS-2D được chế tạo theo phiên bản pháo phản lực WS-2, sử dụng đầu đạn tự dẫn bằng radar thụ động, có tầm bắn 400km với sai số dưới 600m. Mỗi bệ phóng có thể lắp được từ 6-9 tên lửa. Theo các chuyên gia quân sự, việc chế tạo thành công WS-2D cho phép Trung Quốc giảm số lượng tên lửa đạn đạo, nhưng vẫn giữ được sức mạnh hỏa lực.
Trung Quốc hiện đã hoàn thành việc nghiên cứu, thiết kế tàu ngầm lớp Nguyên thế hệ thứ 4, ứng dụng kỹ thuật “da cá mập” để giảm âm thanh. Ngoài ra, nước này đang triển khai kế hoạch đóng 4 tàu sân bay hạng trung có lượng giãn nước 65.000 tấn, chạy bằng năng lượng nguyên tử.
Quân đội Ấn Độ
Cũng giống các nước Mỹ, Nga hay Trung Quốc, Ấn Độ cũng liên tục nâng cấp trang thiết bị quân sự. Ngày 2/4/2010, hải quân Ấn Độ đã hạ thủy tàu khu trục Chennai do Xí nghiệp đóng tàu Mazagon Docks chế tạo. Chennai dài 163m, rộng 16m, lượng choán nước 6.700 tấn, được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos và nhiều loại vũ khí, thiết bị kỹ thuật quân sự tiên tiến. Brahmos là loại tên lửa hành trình siêu thanh, có tầm bắn tối đa 290km, mang 1 đầu đạn nặng 200kg.
Ngày 2/9/2010, Ấn Độ tiếp tục triển khai kế hoạch đóng 4 tàu khu trục tàng hình thế hệ mới, mang đầu đạn hạt nhân Project-15B, trị giá 6,5 tỷ USD, dự kiến sẽ hoàn thành trong giai đoạn từ 2012-2014. Ngày 1/12/2010, Ấn Độ ký với Nga thỏa thuận hợp tác phát triển tàu ngầm thế hệ 4, trị giá khoảng 11 tỷ USD. Theo đó, phía Nga sẽ bán cho Ấn Độ tàu ngầm Amur-1650, được trang bị 16 ống phóng ngư lôi và các tên lửa hành trình.
Ngày 5/12/2010, Ấn Độ và Nga cũng ký Hiệp định hợp tác nghiên cứu, chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 (FGFA). Đây là loại máy bay chiến đấu tàng hình hiện đại có tính năng tương đương máy bay F-22 Raptor của Mỹ, có khả năng quan sát 360 độ và bay với tốc độ siêu thanh. FGFA, được trang bị các thiết bị hàng không tiên tiến, hệ thống máy tính hiện đại và nhiều loại vũ khí thông minh.
Bằng nội lực, ngày 1/12/2010, quân đội Ấn Độ cũng đã tổng hợp thành công loại chất nổ thông thường (ICL-20), có sức công phá mạnh hơn nhiều các loại chất nổ hiện nay (uy lực lớn gấp 15 lần Octogen và 60 lần Hexogen). Dự kiến, Ấn Độ sẽ sử dụng ICL-20 để chế tạo đạn pháo tăng 120mm. Trong tương lai, ICL-20 sẽ thay thế chất nổ octogen và hexagen.
"Bằng nội lực, ngày 1/12/2010, quân đội Ấn Độ cũng đã tổng hợp thành công loại chất nổ thông thường (ICL-20), có sức công phá mạnh hơn nhiều các loại chất nổ hiện nay (uy lực lớn gấp 15 lần Octogen và 60 lần Hexogen). Dự kiến, Ấn Độ sẽ sử dụng ICL-20 để chế tạo đạn pháo tăng 120mm. Trong tương lai, ICL-20 sẽ thay thế chất nổ octogen và hexagen."
Trả lờiXóa=> Loại thuốc nổ mới này nếu sử dụng trong Brahmos I và II (đầu đạn chứa 200-350 kg thuốc nổ)tương đương 3-4 tấn TNT thông thường thì đủ sức đánh chìm tàu sân bay cỡ vừa cỡ 50.000 tấn như của Tàu...