Các tàu tên lửa tốc độ cao của Việt Nam, được trang bị tên lửa BrahMos có thể tạo ra nguy cơ đe dọa phi đối xứng đối với hạm đội của kẻ địch. Nếu Việt Nam sở hữu thêm BrahMos, kết hợp với Kh-35 Uran –E của Nga, sự cân bằng sức mạnh ở Biển Đông sẽ có những thay đổi cơ bản, National Interest nhận định.
Trong khi trung tâm sự chú ý của truyền thông thế giới đang tập trung vào cuộc chiến hỗn loạn ở Trung Đông, hai quốc gia đông dân nhất thế giới Trung Quốc và Ấn Độ lại lao vào những rắc rối liên quan đến tên lửa. Nhưng không phải tên lửa đạn đạo mà là tên lửa siêu âm BrahMos.
Tờ nhật báo quân giải phóng Trung Quốc (PLA) vừa đăng bài chỉ trích New Dehli: "Ấn Độ triển khai tên lửa siêu âm trên tuyến biên giới, thực tế vượt quá nhu cầu phòng thủ và hình thành nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đối với các tỉnh Tây Tạng và Vân Nam Trung Quốc". Tờ báo này chỉ trích: "Việc triển khai tên lửa BrahMos vượt qua giới hạn của sự cân bằng lực lượng và làm gia tăng đối đầu căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ, tác động tiêu cực đến sự ổn định trong khu vực."
Hãng tin quân sự Ấn Độ có bài viết phản ứng gay gắt: "Ấn Độ nhận thức rất rõ những nguy cơ đang đe dọa và đặt trọng tâm vào mục đích an ninh quốc gia, việc Ấn Độ hướng tới vấn để đảm bảo an ninh bằng cách triển khai các phương tiện chiến đấu trên lãnh thổ của mình không nhằm vào bất cứ ai”.
BrahMos là một tiến bộ rất lớn của Ấn Độ trong lĩnh vực tên lửa hành trình. Chính vì vậy tên lửa BrahMos là mối quan tâm lớn của Bắc Kinh, việc triển khai và xuất khẩu tên lửa được coi là nguy cơ đe dọa với an ninh quốc gia Trung Quốc.
Điểm then chốt của tên lửa hành trình BrahMos là tàng hình, tốc độ siêu âm và vô cùng khó khăn trong đánh chặn. Tên lửa cũng là điểm mấu chốt gây tranh cãi trong mối quan hệ giữa các quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc, Nga và có thể là Việt Nam.
Sát thủ tàu sân bay siêu âm
Sự phát triển của tên lửa hành trình BrahMos khởi đầu vào năm 1990 như một dự án hợp tác Nga và Ấn Độ nhằm mục đích phát triển tên lửa hành trình P-800 Oniks phiên bản Ấn Độ. Tên của tên lửa là một từ ghép giữa các con sông Brahmaputra của Ấn Độ và Moskva ở Nga.
Tên lửa hành trình được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên tầm xa, không bộc lộ vị trí phóng tên lửa để tránh đòn phản kích của đối phương. Tên lửa hành trình thành công nhất là Tomahawk do Mỹ phát triển. Được phòng từ nhiều phương tiên mang khác nhau, quả tên lửa nặng 2.900 pound có thể hành trình trên khoảng cách 1.000 dặm với tốc độ 500 dặm/ giờ, gần bằng tốc độ của máy bay bay trước khi tấn công mục tiêu.
Trong Chiến tranh Lạnh, Liên xô đã phát triển các tên lửa hành trình khác nhau để tấn công các tàu sân bay Mỹ. Những tên lửa hành trình có tốc độ bay cận âm nhằm vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa, bao hồm các tên lửa không-đối-không phóng từ máy bay tiêm kích, tên lửa đất-đối-không và súng máy tốc độ cao Gatling của hệ thống phòng không tầm gần CIWS. Các tên lửa Liên Xô có khối lượng đầu đạn lớn để có thể tiêu diệt mục tiêu chỉ bằng một tên lửa.
Tên lủa BrahMos có tốc độ khoảng Mach 2.8, cao hơn tốc độ của tên lửa Oniks P-800. Tên lửa cũng có khối lượng lớn hơn gấp 2 lần Tomahawk, khoảng 6000 pounds (hơn 2700 kg).
Sự kết hợp giữa hai lần trọng lượng tên lửa và tốc độ cao hơn gấp bốn lần tên lửa Tomahawk đã tạo thành năng lượng công phá rất lớn khi đánh trúng mục tiêu. Mặc dù khối lượng đầu đạn nhỏ hơn, nhưng sức công phá của BrahMos lớn hơn nhiều lần so với Tomahawk.
Một đặc tính kỹ thuật quan trọng của BrahMos là có thể duy trì tốc độ siêu âm khi bay lướt ở độ cao thấp khiến tên lửa trở lên rất khó phát hiện và đánh chặn. Để gia tăng khả năng xuyên thủng hàng rào phòng không, BrahMos thực hiện đường bay cơ động hình chữ S trước khi tấn công. Điều này khiến hệ thống phòng thủ rất khó bắn hạ tên lửa ở cự ly gần.
Chiến hạm hiện đại đánh chặn tên lửa BrahMos bằng hệ thống phòng thủ nhiều lớp: tầm trung và tầm ngắn bằng tên lửa phòng không và tầm cận gần súng tự động tốc độ cao CIWS. Nhưng các phương tiện mang BrahMos có thể tiến hành cuộc tấn công bằng loạt tên lửa nhằm áp đảo hệ thống phòng thủ của chiến hạm mục tiêu.
Nếu cuộc tấn công bằng tên lửa BrahMos được tiến hành trên khoảng cách 120 km, tên lửa sẽ bay lướt trên độ cao thấp đến mục tiêu. Tên lửa chỉ có thể phát hiện từ xa nhờ các máy bay cảnh bảo sớm AWACS, các chiến hạm có hệ thống phòng không hiện đại chỉ phát hiện được mục tiêu trên khoảng cách 30 km, tức là phải phản ứng đánh chặn trong vòng 30 giây. Các chuyên gia Hải quân Mỹ cho rằng một khu trục hạm lớp Arleigh Burke với hệ thống phòng không Aegis không thể đánh chặn nhiều hơn 12 tên lửa BrahMos cùng lúc và cụm tàu sân bay tấn công chủ lực cũng chỉ vô hiệu hóa được khoảng 64 tên lửa.
Tất nhiên, mặc dù Ấn Độ không thân thiện với các cụm tàu sân bay tấn công chủ lực Mỹ trong quá khứ, nhưng mục tiêu của New Delhi lại là một quốc gia khác.
Quy chế giới hạn tầm bắn – điểm yếu duy nhất của BrahMos
BrahMos có tầm bắn tương đối ngắn, khoảng 190 dặm (290 km), thấp hơn một nửa tầm bắn của các tên lửa Oniks của Nga. Như vậy các phương tiện mang BrahMos phải đến tương đối gần mục tiêu trong phạm vi mà đối phương có thể phát hiện và phản kích.
Tầm bắn này được áp đặt để phù hợp với Quy chế kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR), Cơ chế hợp tác này được ký từ ba mươi năm nước của các nước phát triển công nghệ tên lửa, quy định hạn chế xuất khẩu tên lửa hành trình trên biển với tầm bắn lớn hơn ba trăm km. Nga là một thành viên của hệ thống đối tác này và chỉ đến 28.06 năm nay, Ấn Độ mới chính thức tham gia thành viên.
Trung Quốc không phải là thành viên của quy chế MTCR, nhưng vì thế phải trả giá đắt để có được công nghệ tên lửa. Ấn Độ ngược lại, muốn tham gia vào nhóm các nhà cung cấp năng lượng hạt nhân thương mại. Nhưng Trung Quốc đã chặn nhập khả năng này của New Dehli tháng 6.2016.
Bằng cách tôn trọng những quy định của MTCR, Ấn Độ tham gia vào nhóm có thể xuất khẩu tên lửa hành trình và hy vọng có thể sử dụng ưu thế này như đòn bẩy trong quan hệ với Trung Quốc. Ấn Độ có thể trao đổi để Trung Quốc gia nhập nhóm MTCR và ngược lại Ấn Độ có thể xuất khẩu công nghệ hạt nhân thương mại.
Đa chủng loại cho nhiều phương tiện mang
Tên lửa BrahMos không chỉ là có nhiệm vụ chống tàu, tên lửa có thể sử dụng tấn công các mục tiêu mặt đất, tiêu diệt các công trình hạ tầng quân sự như đài radars, trung tâm chỉ huy, các căn cứ không quân, hải quân, các khẩu đội tên lửa. BrahMos có thể mang đầu đạn hạt nhân có khối lượng đến 660-pound (300 kg), dù trong mục đích sử dụng không đặt ra.
Ấn Độ phát triển một số các biến thể tên lửa BrahMos , được thiết kế để có thể lắp đặt trên các phương tiện mạng khác nhau nhằm tấn công các mục tiêu trên đất liền hoặc trên biển.
Các chiến hạm mang BrahMos sử dụng 8 ống phóng tên lửa. Sáu khu trục hạm hạng nhẹ và hai tàu khu trục hạng nặng trang bị tên lửa BrahMos phóng đơn từng quả đạn, ba tàu khu trục khác có khả năng phóng hai tên lửa cùng lúc. Nhiều chiến hạm trang bị tên lửa BrahMos đang được đóng mới ở Ấn Độ.
Hải quân Ấn Độ thử nghiệm thành công một phiên bản tên lửa BrahMos phóng ngầm, dự kiến sẽ lắp đặt cho các tàu ngầm trong tương lai. Phiên bản BrahMos dành cho tàu ngầm là phiên bản thực sự nguy hiểm do tàu ngầm có thể tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách gần mà không bị phát hiện.
Ấn Độ đang phát triển biến thể tên lửa BrahMos - A, có thể phóng từ máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKI. Quá trình phát triển kéo dài nhiều năm, Su-30 đã cải tiến và nâng cấp để có thể thực hiện sứ mệnh này. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên hoàn thành vào tháng 6.2016.
Ấn Độ đặt mua khoảng 200 tên lửa BrahMos-A, lên kế hoạch chuyển đổi 40 chiếc Su-30MKI mang tên lửa.Sự thay đổi này đã làm tăng đáng kể khả năng tác chiến trên biển của quân đội Ấn Độ.
Tên lửa BrahMos được phát triển để có thể lắp đặt trên xe vận tải hạng nặng cơ động cao 12 bánh. Đã hình thành các trung đoàn tên lửa mặt đất, trang bị 5 xe phóng với biên chế hơn 100 tên lửa. Ấn Độ đang triển khai trung đoàn tên lửa thứ tư tại Arunachal Pradesh với chi phí hơn 4.300 triệu rupee (khoảng hơn 640 triệu USD).
Đây là những gì khiến quân đội Trung Quốc lo ngại, đặc biệt từ khi các tên lửa Block III mới được thiết kế để có thể tấn công bổ nhào với góc rơi khoảng 70 độ nhằm vào các mục tiêu trên sườn phía sau của các dãy núi. Loại tên lửa này được cải tiến nhằm mục đích tấn công tuyến phòng thủ biên giới của PLA dọc theo dãy núi Himalaya.
Hiện nay, quân đội Ấn Độ đang nỗ lực phát triển các biến thể của tên lửa BrahMos. Một số thông tin chưa được công nhận chính thức cho rằng Ấn Độ năm 2012 đã thử nghiệm một phiên bản tên lửa, lắp đặt hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS, Glonass với tầm bay đến 500 km. Nhiều chuyên gia tên lửa cho rằng BrahMos có khả năng bay xa hơn so với tuyên bố giới hạn phạm vi tác chiến trong bán kích 290 km.
Ấn Độ đang chuẩn bị giới thiệu thế hệ tên lửa tiếp theo BrahMos-NG, có kích thước nhỏ hơn (nặng khoảng 300 pound – 1270 kg) có tốc độ Mach 3,5, ứng dụng công nghệ tàng hình. Với khối lượng này, các tên lửa có thể được triển khai trên các phương tiện mang mặt đất đất, trên biển và trên không, các máy bay tiêm kích đa nhiệm thế hệ thứ tư có thể mang đến 2 tên lửa BrahMos.
Hơn thế nữa, Ấn Độ đang có kế hoạch thử nghiệm một siêu tên lửa BrahMos II với động cơ phản lực dòng khí thẳng cho phép đạt đến tốc độ Mach 7.Loại tên lửa chống tàu siêu thanh này hoàn toàn không thể đánh chặn do từ khi phát hiện đến khi tên lửa trúng mục tiêu chỉ có vài giây. Quân đội Mỹ cũng chỉ mới bắt đầu phát triển tên lửa siêu thanh trong kế hoạch “Đòn tấn công Thần tốc toàn cầu”.
"Sát thủ" thay đổi cân bằng sức mạnh Biển Đông
BrahMos là đã trở thành yếu tố mới trong mối quan hệ vốn đã căng thẳng Ấn Độ với Trung Quốc. Năm 1962, quân đội Trung Quốc xâm nhập và tấn công vùng biên giới Himalaya vẫn là sự cay đắng không thể quên của Ấn Độ. Trong thập kỷ qua, các đơn vị đồn trú dọc biên giới Trung Quốc bắt đầu tăng nhanh về số lượng và quy mô đơn vị, buộc phía Ấn Độ phải tiến hành các động thái tương tự.
Mối quan hệ chặt chẽ của Trung Quốc với kẻ thù lịch sử của Ấn Độ là Pakistan, đang phát triển căn cứ quân sự lớn ở Gwadhar càng làm Ấn Độ khó chịu. New Dehli coi mối quan hệ Trung Quốc – Pakistan như một nỗ lực nhằm bao vây và gây bất ổn cho quốc gia này, đây cũng là nguyên nhân gia tăng căng thẳng.
Mùa thu năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Ấn Độ nhằm cải thiện quan hệ. Nhưng một nhóm binh sĩ biên giới Trung Quốc dường như đã bỏ qua nỗ lực của lãnh đạo Bắc Kinh và tiến hành một cuộc xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ (may mắn không xảy ra xung đột) gây cản trở cho bất cứ tiến trình nào trong tương lai làm dịu căng thẳng hai nước.
Tạm thời, tên lửa BrahMos chưa tấn công sâu hơn vào lục địa Trung Quốc. Dù quân đội Trung Quốc khó chịu về sự hiện diện của BrahMos trên biên giới, thì Bắc Kinh cảm thấy bất an hơn nhiều khi Ấn Độ công bố đạt được thỏa thuận bán tên lửa cho Việt Nam.
Hải quân Việt Nam trong giai đoạn hiện này, với số lượng chiến hạm tương đối giới hạn không thể cân bằng sức mạnh với sự gia tăng đến chóng mặt của lực lượng hải quân PLA vốn đã có quy mô lớn nhất trong khu vực và đứng thứ hai trên thế giới. Nhưng các khinh hạm tên lửa tốc độ cao của Việt Nam, được trang bị tên lửa BrahMos có thể tạo ra nguy cơ đe dọa phi đối xứng đối với hạm đội tàu quân sự của kẻ địch. Nếu Việt Nam sở hữu thêm BrahMos đi cùng với Kh-35 Uran –E của Nga, sự cân bằng sức mạnh ở châu Á-Thái Bình Dương sẽ có những thay đổi về cơ bản.
Mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ vốn đã có từ lâu và New Dehli cố gắng duy trì liên minh với Việt Nam như một đối trọng có sức nặng với Trung Quốc. Chiến lược này cũng được duy trì nhằm xuất khẩu tên lửa. Danh sách các nước quan tâm đến thời điểm này bao gồm Malaysia, Brazil, Chile, Venezuela, Nam Phi và Indonesia.
Hệ thống tên lửa BrahMos cũng cho thấy một giới hạn nhất định không thể vượt qua trong liên minh Trung - Nga. Nga có mối quan hệ lịch sử chặt chẽ với Ấn Độ và Việt Nam trong mọi thời kỳ. Nhưng mối quan hệ với Trung Quốc hoàn toàn mang tính thời vụ và hầu như chỉ có ý nghĩa giải pháp trong các mối quan hệ quốc tế. Việc nhất trí cùng Ấn Độ bán BrahMos cho Việt Nam khẳng định Nga muốn duy trì quan hệ liên minh với hai quốc gia này và không cam kết liên minh với Trung Quốc ngoài các lợi ích kinh tế hoặc mối quan tâm riêng nhằm đảm bảo hòa bình với sức mạnh của quốc gia láng giềng nhiều tham vọng.
Cách đơn giản nhất là chủ động hạ nhiệt căng thẳng trong nguy cơ xung đột với New Dehli. Ấn Độ là quốc gia có nền dân chủ, hoàn toàn không có khả năng để khởi động một cuộc xâm lược bất ngờ lớn trên dãy Himalaya. Cơ chế quản lý leo thang căng thẳng trên biên giới Trung-Ấn sẽ không gây lên những tổn thất chính trị nội bộ Bắc Kinh. Người dân Trung Quốc có thể không có những bức xúc quá căng thẳng theo ranh giới chính xác của đường McMahon – biên giới Trung - Ấn ngày nay.
Nhưng điều đó cũng sẽ không làm thay đổi khả năng Việt Nam sở hữu BrahMos nếu như mọi thỏa thuận giữa Ấn Độ và Việt Nam hoàn thành. Tốc độ ký kết sẽ rất nhanh chóng nếu tình hình Biển Đông trở lên căng thẳng. Và khi các khinh hạm tên lửa tốc độ cao của Việt Nam được lắp đặt BrahMos, cán cân lực lượng trên Biển Đông sẽ có sự thay đổi rõ rệt.
* Bài viết trên National Interest của tác giả Sébastien Roblin, thạc sĩ khoa học Giải quyết xung đột của Đại học Georgetown.
http://viettimes.vn/quoc-phong/phan-tich/viet-nam-nam-sat-thu-brahmos-se-thay-doi-can-can-suc-manh-bien-dong-73877.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét