Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Biển Đông: Trung Quốc “cưỡi lưng cọp”, hô hào chuẩn bị chiến tranh


Lược trích:
"... khái niệm đằng sau chủ động phòng thủ là một nước Trung Quốc yếu hơn có thể lôi võ sĩ mạnh hơn vào một thế mệt mỏi kéo dài trước khi tung ra một đòn hiểm ác...
... Chiến tranh nhân dân sau đó có thể khởi phát giống như cuộc chiến thông thường trên biển nếu Trung Quốc tự tin vào sự cân bằng quân sự và xu thế có lợi cho Trung Quốc..."
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã kêu gọi đất nước chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc “chiến tranh nhân dân trên biển”. Đụng độ vũ trang hoàn toàn có khả năng xảy ra. Manila, Hà Nội và Washington không được coi tuyên bố của ông Thường chỉ là lời hăm dọa, chuyên gia MỹJames Holmes cảnh báo .

Đã trót châm lửa dân tộc chủ nghĩa cực đoan, lãnh đạo Trung Quốc rất khó xuống thangĐã trót châm lửa dân tộc chủ nghĩa cực đoan, lãnh đạo Trung Quốc rất khó xuống thang

Tòa án The Hague đã giữ nguyên cách diễn giải đơn giản của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), cho rằng tuyên bố của Trung Quốc về cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” bao phủ 80 -90% diện tích Biển Đông là nhảm nhí. Nói cách khác, một quốc gia ven biển mạnh không thể đơn giản cứ tranh giành quyền kiểm soát nhiều vùng biển thuộc về các nước láng giềng yếu hơn và biến chúng thành của mình.
Hoặc dù ở mức độ nào thì quốc gia đó cũng không thể làm như vậy mà vẫn rêu rao là hợp pháp được. Nước đó có thể chiếm được các vùng biển thông qua xâm lược, ép buộc sau khi đã hiện diện quân sự liên tục. Do thế, những người bảo vệ tự do hàng hải phải chú ý đến lời kêu gọi của tướng Thường Vạn Toàn. Các nước Đông Nam Á và các nước đồng minh phải nhìn nhận những tuyên bố đó thật nghiêm túc, suy tính kỹ càng về nguy cơ chiến tranh trên Biển Đông.
Đó là điểm đầu tiên của một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển. Đụng độ vũ trang hoàn toàn có khả năng xảy ra. Các chính khách và các chỉ huy quân đội ở Manila, Hà Nội và Washington không được coi tuyên bố của ông Thường chỉ là lời hăm dọa.
Quả thực, không chắc là Trung Quốc có thể tuân theo phán quyết của tòa vào thời điểm này không, kể cả khi lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn tuân thủ đi chăng nữa. Hãy nghĩ về hình ảnh về sự khuất phục sẽ diễn ra như thế nào ở trong nước. Trong hai thập kỷ, Trung Quốc đã đầu tư hoang phí vào lực lượng hải quân khổng lồ cũng như các lực lượng hỗ trợ hải quân với các loại hỏa lực đóng căn cứ trên đất liền bao gồm các máy bay chiến đấu, tên lửa chống tàu, chiến hạm tầm ngắn, tàu tuần tra cao tốc và tàu ngầm diesel.
Các lãnh đạo Trung Quốc đã mị dân bằng việc rêu rao cách họ sẽ sử dụng các lực lượng biển để sửa chữa các sai lầm lịch sử và trở thành một cường quốc biển. Và bây giờ thì họ rơi vào thế trót đâm lao phải theo lao. Thật ngớ ngẩn để ràng buộc thể diện quốc gia của Trung Quốc và vấn đề chủ quyền với tuyên bố lố bịch về cái gọi là “quyền sở hữu các quần đảo và vùng biển”. Nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc đã làm như vậy. Và họ tái diễn điều đó nhiều lần, công khai và trong những điều khoản không thể nhượng bộ được. Thông qua những lời nói, họ đã đốt lên ngọn lửa tâm lý dân tộc chủ nghĩa trong khi tự cột mình vào đó. Họ đã tạo nên một chu trình nguy hại với việc làm trỗi dậy những kỳ vọng của công chúng.
Cận cảnh Đá Subi bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng và các công trình quân sự ở quần đảo Trường Sa
Việc phá vỡ chu trình đó gần như là không thể. Nếu Trung Quốc nhượng bộ những tuyên bố chủ quyền trên biển hiện nay, những người dân Trung Quốc sẽ đánh giá tầng lớp lãnh đạo bằng những tiêu chuẩn do chính giới lãnh đạo đề ra. Lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải chịu sự lên án, bị coi là những kẻ yếu đuối, những người giao nộp phần lãnh thổ thiêng liêng, không rửa được mối nhục hàng thế kỷ của Trung Quốc (cho dù Trung Quốc đã trỗi dậy trở thành một cường quốc) và khiến các nhà luật gia quốc tế và những nước láng giềng yếu hơn được hỗ trợ bởi siêu cường nào đó (ở đây là Mỹ) coi thường ý chí của Trung Quốc.


Không lãnh đạo nào muốn bị coi là kẻ yếu đuối. Điều đó hết sức nguy hiểm ở Trung Quốc. Vì là thể diện ngoại giao, rất khó để các nhà đàm phán hay những thủ lĩnh chính trị rút lui khỏi những lời cam kết công khai. Đã hứa thì phải làm. Không làm được thì sẽ tự đánh mất uy tín và chuốc lấy thảm họa.
Giống như các lãnh đạo bình thường khác, Trung Quốc muốn thực hiện ý đồ của mình mà không để xảy ra chiến tranh. Do đó, chiến tranh có thể là sự lựa chọn tồi tệ nhất mà các lãnh đạo Trung Quốc buộc phải quyết định. Chính họ đã tự đấy mình vào tình trạng nguy hiểm này.
Những yếu tố đó dẫn tới điểm thứ haiXét đoán những lời lẽ của ông Thường, có thể thấy chính sách ngoại giao “cây gậy nhỏ” dĩ nhiên đã được Trung Quốc thực thi. Chính sách ngoại giao “cây gậy nhỏ” là việc triển khai lực lượng hải cảnh Trung Quốc và các lực lượng phi quân sự khác để bảo vệ vùng biển mà Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền. Nó mô tả yêu sách chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông như một thực tế hiển nhiên và thách đố các đối thủ không cân sức dám làm gì để đảo ngược thực tế đó.
Không bị phản đối, chủ quyền trên thực tế của Trung Quốc, gần như là độc quyền trong việc sử dụng vũ lực trong đường biên giới trên bản đồ, sẽ trở nên vững chãi theo thời gian. Một khi nó trở thành điều bình thường thì nó sẽ phá hủy tính hợp pháp bấy lâu nay vẫn được đề cao giữa các quốc gia ven biển.
Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ
Ngoài tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc có kế hoạch chế tạo thêm một vài tàu sân bay nội địa
Tòa án quốc tế đã giáng một đòn mạnh vào cách tiếp cận của Trung Quốc, làm sụp đổ những lời biện hộ dựa trên luật pháp của nước này với chính sách ngoại giao “cây gậy nhỏ”. Phán quyết của tòa án làm rõ lực lượng hải quân của Trung Quốc hoạt động trong vùng được coi là vùng đặc quyền kinh tế của Philippines chính là đối tượng đi xâm chiếm chứ không phải là lực lượng chính danh gì hết.
Nếu Trung Quốc không thể thực hiện được mục đích của mình bằng đội tàu vỏ trắng của lực lượng hải cảnh, chúng có thể nhường chỗ cho biện pháp quân sự. Các quốc gia có chủ quyền triển khai các lực lượng thực thi pháp luật bảo vệ những gì đúng là thuộc quyền của họ. Họ triển khai lực lượng quân sự để chiến đấu bảo vệ những thứ còn đang tranh chấp. Lời nói hiếu chiến của ông Thường ngụ ý rằng Trung Quốc đã từ bỏ cách tiếp cận mềm và đã ngầm thừa nhận vùng biển Đông Nam Á là khu vực tranh chấp.

Và các biệt ngữ Thường Vạn Toàn sử dụng cũng là vấn đề. “Chiến tranh nhân dân” là khái niệm được Mao Trạch Đông dùng để truyền đạt tư tưởng về chiến tranh. Trước đây Mao Trạch Đông kêu gọi chiến tranh nhân dân để giành vùng đất tranh chấp khỏi quân xâm lược Nhật Bản và Quốc dân đảng. Rõ ràng Trung Quốc hiện nay cũng coi Biển Đông là khu vực tương tự, là một chiến trường ngoài khơi nơi các kẻ thù phải bị đè bẹp bằng vũ lực.
Nhưng Trung Quốc không chỉ sử dụng một mình lực lượng quân sự. Trung Quốc sẽ không rút lực lượng cảnh sát biển, các lực lượng chấp pháp trên biển hay các đội tàu cá – lực lượng dân quân không chính thức - khỏi vùng biển đã được dàn trận này. Các lực lượng này sẽ ở lại đây như một phần của tổng thể các hạm đội hỗn hợp của chính phủ. Nhưng lực lượng không quân và hải quân của quân đội Trung Quốc sẽ đóng vai trò nổi bật hơn trong lực lượng hỗn hợp này.
Trong giai đoạn thực hiện chính sách ngoại giao “cây gậy nhỏ”, “cây gậy lớn” quân sự lại đặt ra thách thức ngầm. Các thủy thủ Philippines và Việt Nam biết rõ hải cảnh Trung Quốc được hỗ trợ nếu họ chống lại lực lượng này. Các chỉ huy Trung Quốc rất có khả năng sẽ vung “cây gậy lớn” mạnh hơn một cách bừa bãi trong tương lai, khiến các mối đe dọa công khai hơn và rõ ràng hơn.


Thứ ba, chiến lược về một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển sẽ đối đầu với một liên minh trong đó những nước bên ngoài (Mỹ có thể phối hợp với Nhật Bản và Úc) cung cấp phần lớn sức mạnh chiến đấu. Philippines cũng dễ bị đánh bại một cách không cân sức. Việt Nam sở hữu quân đội đáng gờm nhưng cũng khó có thể đối phó kẻ gây hấn khổng lồ nếu không được trợ giúp.
Việc hình thành liên minh kỳ dị sẽ mang lại cho Trung Quốc cơ hội phá vỡ liên minh. Trung Quốc có thể nghĩ rằng bất kỳ cuộc xung đột nào ở Biển Đông sẽ là một cuộc “chiến tranh tập thể” với Mỹ, một cuộc chiến tranh mà Mỹ có thể tùy chỉnh số lượng và quy mô của lực lượng được cử đến để hỗ trợ các đồng minh trong khu vực và chỉ dẫn các chỉ huy quân đội nắm lực lượng chiến đấu một cách tốt nhất có thể với nguồn lực hiện có.
Những chiến lược này thật sự rất xuất sắc trong việc giải quyết rắc rối nhưng hiếm khi mang tính quyết định. Ví dụ, công tước Wellington đã chỉ huy một đội quân xâm nhập bờ biển ở Iberia năm 1807. Cuộc viễn chinh đã mang lại cho Napoleon “vết ung nhọt Tây Ban Nha”, một cuộc chiến đấu dai dẳng trên một mặt trận mới. Cho dù Wellington không tự lừa phỉnh rằng mình sẽ giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh lục địa kéo dài với lực lượng viễn chinh khiêm tốn được tăng cường bởi du kích và hải quân Hoàng gia.
Chiến tranh nhân dân là nhằm kéo dài lâu hơn những kẻ thù mạnh hơn trong những trường hợp như thế. Nếu đối thủ yếu hơn là Trung Quốc, có khả năng dự trữ khá lớn sức mạnh cứng để khai thác, thì đối thủ đó sẽ cần thêm thời gian. Lực lượng vũ trang kéo dài chiến dịch, vừa để có thời gian nhằm tập hợp sức mạnh, vừa để làm hao mòn sức mạnh chiến đấu của đối phương.
Chiến hạm Trung Quốc dàn trận trên biển
Binh sĩ Trung Quốc trong đợt tập trận phi pháp mới đây ở Biển Đông
Máy bay ném bom chiến lược H-6K của Trung Quốc khai hỏa tên lửa trong cuộc tập trận
Tóm lại, Trung Quốc có thể chiến thắng kể cả khi nước này yếu hơn Mỹ. Quân đội Trung Quốc có thể thu hẹp hoặc đảo ngược cân bằng lực lượng trong khu vực, áp đảo đội ngũ của Mỹ vào thời điểm và địa điểm thích hợp. Nước này cũng có thể làm Mỹ chán nản. Các lãnh đạo Mỹ có thể tuyệt vọng trong việc duy trì các cam kết vô thời hạn. Hoặc Trung Quốc có thể kéo dài lâu hơn Mỹ, gây nhiều tổn thất chiến thuật qua thời gian dài và do đó đẩy cái giá cho việc gìn giữ tự do hàng hải lên cao hơn những gì mà các lãnh đạo Mỹ sẵn sàng chi trả. Nếu Mỹ quay trở về thì cuộc chiến mạo hiểm này sẽ sụp đổ.
Làm cách nào để Quân đội Trung Quốc có thể thực hiện điều này, về cả mặt chiến thuật lẫn triển khai? Câu trả lời là bằng cách phân chia lực lượng vào các phương cách gây chiến truyền thống của riêng nước này. Có thể dự đoán được chiến lược và chính trị của Trung Quốc trên Biển Đông cho dù chiến thuật và cách triển khai thì không dự đoán được. Có thể dự đoán về chính trị và chiến lược vì các lãnh đạo Trung Quốc tự dồn mình vào chân tường với các cử tri trong nước. Còn không dự đoán được chiến thuật vì đó là cách mà lực lượng Trung Quốc đã chiến đấu kể từ thời Mao Trạch Đông.
Quả thực, “phòng thủ chủ động” là khái niệm mà Mao Trạch Đông hệ thống hóa những ý tưởng của ông ta về chiến tranh nhân dân, vẫn là trung tâm chiến lược quân sự của Trung Quốc. Để đơn giản hóa, khái niệm đằng sau chủ động phòng thủ là một nước Trung Quốc yếu hơn có thể lôi võ sĩ mạnh hơn vào một thế mệt mỏi kéo dài trước khi tung ra một đòn hiểm ác. Hãy nhớ đến cú đấm xuất sắc của Muhammad Ali (vận động viên quyền Anh huyền thoại) và bạn sẽ hiểu được ý tưởng này.
Nếu cách tiếp cận dựa dây (phương pháp thi đấu trong quyền Anh) này thành công ở quy mô lớn, lực lượng Trung Quốc có thể đánh bại đối thủ về mặt chiến thuật, khiến kẻ thù suy yếu đi theo thời gian. Sau đó, chủ động phòng thủ chính là khai thác cách tấn công chiến thuật phục vụ chiến dịch phòng thủ một cách chiến lược.
Để theo đuổi cách tiếp cận này, các vị chỉ huy quân sự Trung Quốc tìm cách cô lập, chia cắt đối thủ họ để có thể tấn công ở “các tuyến bên ngoài”, bao vây và nghiền nát đối thủ. Hiệu ứng tích lũy của những thất bại chiến thuật lặp đi lặp lại sẽ hạ gục đối thủ mạnh và có thể buộc lãnh đạo đối phương đặt câu hỏi liệu nỗ lực này có còn xứng đáng với những khó khăn, nguy hiểm và chi phí tốn kém nữa hay không?
Nếu không, quy luật chi phí- lợi nhuận sẽ thúc đẩy các lãnh đạo Mỹ rút lui và Trung Quốc sẽ thắng thế mà không cần đến chiến thắng toàn bộ lực lượng liên quân. Mỹ và các thủy thủ và phi công các nước đồng minh theo đó phải học hỏi nghệ thuật chiến trận tuyền thống của Trung Quốc, thu thập kiến thức và kinh nghiệm để từ đó phán đoán chiến lược phòng thủ chủ động ngoài khơi của Trung Quốc có thể thi triển trên Biển Đông như thế nào.
Nếu bạn là Trung Quốc và đã xây dựng lực lượng dân quân biển, lực lượng cảnh sát biển ấn tượng, hạm đội hải quân bản địa lớn nhất châu Á, và một kho vũ khí khổng lồ trên mặt đất để gây ảnh hưởng tới các sự kiện trên biển, liệu bạn có kết hợp những thành tố này vào một trận chiến lớn và củng cố quyền kiểm soát trên vùng biển nửa kín như Biển Đông không?
Cố gắng nhìn sâu vào các vấn đề này có thể đem lại kết quả hậu hĩnh nếu Trung Quốc cố gắng áp dụng tuyên bố của Tướng Thường Vạn Toàn và quan niệm chiến lược của Mao Trạch Đông vào thực tế Biển Đông.
Ông Thường đã tập trung vào chiến tranh nhân dân để miêu tả cách mà Trung Quốc có thể xử lý các vấn đề ở khu vực Đông Nam Á. Nhưng hãy nhớ rằng đó là một chiến lược phù hợp với kẻ yếu của Mao chứ không phải chiến lược ưa thích của ông ta. Mao Trạch Đông đề ra chiến lược này cho Trung Quốc khi nước này còn chưa là gì cả và bị tàn phá nặng nề bởi các cuộc xâm lược và nội chiến.
Chiến đấu cơ tàng hình F-35 xuất kích từ tàu sân bay Mỹ
Thủy quân lục chiến Mỹ và Nhật Bản tập trận đổ bộ
Có thể làm khác đi một chút. Nhưng mục tiêu phòng thủ chủ động của chiến tranh nhân dân đã khiến hồng quân trở thành địch thủ mạnh hơn. Một khi lực lượng Mao Trạch Đông đảo ngược được thế mất cân bằng lực lượng, họ lập tức phản công và giành chiến thắng trên chiến trường.
Tuy nhiên Trung Quốc ngày này không còn như thời Mao Trạch Đông nữa. Đây đã là một cường quốc kinh tế và quân sự vững chắc và sẽ chiến đấu dựa trên năng lực của mình. Hiện nay quân đội Trung Quốc đã có nhiều lựa chọn tấn công hơn hồng quân thời Mao. Thay vì trở lại chiến tranh nhân dân thuần túy theo mô hình Mao Trạch Đông, các chỉ huy quân đội có thể theo đuổi phương thức kết hợp các đơn vị lớn nhỏ để chống lại liên quân do Mỹ dẫn đầu.
Chiến tranh nhân dân sau đó có thể khởi phát giống như cuộc chiến thông thường trên biển nếu Trung Quốc tự tin vào sự cân bằng quân sự và xu thế có lợi cho Trung Quốc.
Bằng mọi phương cách, hãy xem xét cách thức tiến hành chiến tranh của Trung Quốc, phân biệt những gì là thói quen gây chiến và phản xạ. Nhưng đây không phải là sự máy móc lặp lại kịch bản cũ của Mao Trạch Đông từ những năm 1930, 1940. Cách Trung Quốc cải biên và áp dụng học thuyết Mao vào chiến trường ngoài khơi ra sao và làm thế nào để một liên minh nước ngoài có thể vượt qua thử thách này là câu hỏi phải giải quyết đối với những quốc gia muốn bảo vệ tự do hàng hải.
* Bài viết trên National Interest của tác giả James Holmes - giáo sư về chiến lược tại Đại học Chiến tranh hải quân và là đồng tác giả của cuốn “Ngôi sao đỏ ở Thái Bình Dương”.
http://viettimes.vn/dia-chinh-tri/bien-dong-trung-quoc-cuoi-lung-cop-ho-hao-chuan-bi-chien-tranh-72014.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét