Mỹ sẵn sàng phát động cuộc xung đột toàn cầu trên không gian ảo.
Mặc dù bản thân giới quan chức các bộ ngành quyền lực Mỹ rất thận trọng trong các đánh giá, các báo chí hàng đầu sẵn sàng ủng hộ các nhà tư tưởng của đảng Dân chủ thuộc phe Clinton.
Cuộc tấn công của gấu Nga
Hệ thống thông tin mà ban tổ chức tranh cử của Hillary Clinton sử dụng trong cuộc vận động tranh cử giành vị trí ứng viên của đảng Dân chủ đã bị bẻ khóa.
Và vụ đột nhập dường như là do tình báo Nga thực hiện. Người ta thậm chí nêu tên của nhóm tin tặc là Fancy Bears. Đây không phải là lần đầu tiên Fancy Bears xuất hiện trên sân khấu chính trị Mỹ.
Hãng bảo mật Mỹ CrowdStrike phỏng đoán có hai nhóm tin tặc mang tên “Gấu” hoạt động trên mạng và tấn công các tổ chức của đảng Dân chủ Mỹ. Công ty này “hoàn toàn tình cờ” đang tiến hành khắc phục hậu quả của vụ tin tặc xâm nhập hệ thống của đảng Dân chủ. CrowdStrike đã xác định tên của các nhóm “Gấu” này và điều thú vị là chúng lại thuộc về các cơ quan tình bào khác nhau của Nga. Nhóm Fancy Bears được cho là đại diện cho lợi ích của Tổng cục Tình báo - Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga GRU, còn nhóm Cozy Bears thì thuộc về Cơ quan An ninh liên bang Nga FSB.
CrowdStrike không hề giải thích vì sao họ phân chia các nhóm tin tặc theo cơ quan đặc vụ như vậy. Lần này, các tin tặc được cho là thuộc nhóm do GRU hậu thuẫn đã tiếp cận được các chương trình phân tích mà các chiến lược gia Dân chủ sử dụng trong chiến dịch tranh cử.
Bất chấp những tuyên bố to tiếng, phe Dân chủ không hiểu vì sao vẫn tin rằng, tin tặc đã không thể xâm nhập được máy chủ chính. Vì thế, hệ thống nội bộ của đảng Dân chủ không bị tổn hại. Tất cả những thông tin này được các tờ báo Mỹ uy tín nhất vốn có vai trò quyết định không chỉ trong việc đưa tin về chiến dịch tranh cử mà còn ảnh hưởng đến việc Nhà Trắng đưa ra các quyết định đối ngoại đăng tải dồn dập.
Tất cả những báo chí này liên tục dẫn đánh giá của các quan chức giấu tên, họ nói ra những câu nhiều nghĩa về việc “kẻ thù nguy hiểm, vô hình và có khả năng làm những hành động có hậu quả kinh khủng”. Nhưng trong các tuyên bố chính thức, họ chỉ hứa tìm hiểu tình hình. Sau đó, chẳng có xác nhận thực tế nào. Các đại diện FBI thì chỉ đưa tuyên bố chẳng có ý nghĩa gì rằng, họ đang kiểm tra các tín hiệu về sự xâm nhập của tin tặc.
Còn Giám đốc CIA John Brennan, khi phát biểu ở đầu kia nước Mỹ tại Diễn đàn kinh tế Aspen đã buộc phải trả lời các câu hỏi của phóng viên về việc ông nghĩ gì về cuộc tấn công ồ ạt của gấu Nga vào không gian mạng của Mỹ. “Rõ ràng là sự can thiệp vào chiến dịch bầu cử ở Mỹ là một tội rất nghiêm trọng”, ông Brennan tuyên bố và cam kết chính phủ Mỹ sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết.
Sự thận trọng của các quan chức khối quyền lực Mỹ là có thể hiểu được. Không ai biết tiến hành chiến tranh mạng như thế nào mặc dù bản thân thuật ngữ này đã bước vào kho từ vựng của Lầu Năm góc cùng với việc nhậm chức của vị tổng thống đương kim. Năm 2009, Barack Obama đã hạ lệnh thành lập bộ chỉ huy về chiến tranh tâm lý và tác chiến điện tử. Nhiệm vụ của nó là đấu tranh chống sự xâm nhập của tin tặc các nước khác. Thực ra đó là bảo vệ các mục tiêu hạ tầng quân sự chứ không phải dân sự. Nhưng danh sách đối phương đã được xác định ngay từ ngày đầu tiên của cơ quan này. Đó là Trung Quốc và Nga, những quốc gia độc lập có khả năng chống chọi nước Mỹ trong cuộc xung đột có sử dụng vũ khí hạt nhân. hoàn toàn hợp lý là bộ chỉ huy này trực thuộc Bộ Chỉ huy chiến lược.
Nhưng nếu như các nguyên tắc tiến hành chiến tranh sử dụng vũ khí hạt nhân người ta hiểu và tính toán được tương đối (chính chúng đặt ra khuôn khổ chung cho chiến tranh lạnh), thì đối với chiến tranh thông tin (hay không gian mạng), người ta hoàn toàn còn chưa biết. Trong khi đó, những hậu quả chiến sự trên không gian mạng có thể là hoàn toàn hiện thực.
Cho đến nay, hành động chiến tranh mạng thực sự duy nhất được xác nhận là việc tung “virus quân sự” có tên Stuxnet có khả năng phá hủy hạ tầng vào mạng của Iran. Điều thú vị là bản thân việc phát triển và sử dụng virus này được chính Hillary Clin khi đó là ngoại trưởng Mỹ tiết lộ vào năm 2011. Bà Clinton nói rằng, cuộc tấn công của Stuxnet đã làm chậm mấy năm sự phát triển của chương trình vũ khí hạt nhân Iran.
Nay thì chính bà Hillary trở thành mục tiêu bị tấn công, tạm thời là tấn công thông tin. Vấn đề tấn công mạng của đảng Dân chủ đến nay chỉ có một nhân vật nhận trách nhiệm là tin tặc Rumani có biệt danh Gucifer. Dĩ nhiên là chẳng ai tin những lời thừa nhận này, nhưng những cáo buộc chống lại tin tặc Nga được dựng lên trong sào huyệt của đảng Dân chủ xem ra còn kém thuyết phục hơn. Trong khi đó, tất cả các chuyên gia không có loại trừ đều xuất phát từ thực tế là trong thế giới ngày nay, không thể che giấu dấu vết trước những con quái vật điều tra điện tử như.
Việc thiếu vắng những tuyên bố chính thức có nghĩa là không thể leo thang xung đột hay không? Chắc chắn là không. Trong lịch sử của mình, nước Mỹ biết đến không ít những ví du gây chiến bằng cách sử dụng báo chí, kể cả khi những cuộc chiến tranh này đem lại những khó khăn rõ ràng cho nước này. Ví dụ mới nhất là chiến dịch quân sự ở Iraq mà sự vô nghĩa và tác hại của nó là rõ ràng đối với một số lượng lớn quan chức xuất thân từ các đảng khác nhau. Ấy vậy nhưng chiến tranh vẫn nổ ra, được tiến hành và kết thúc hoàn toàn theo những kịch bản bi quan nhất. Điều đó có nghĩa là ngay lúc này, tình hình sẽ diễn tiến tương tự như vậy. Còn các chiến lược gia thì sẽ hy vọng rằng, các cuộc chiến tranh ảo sẽ chỉ dừng ở việc thu thập thông tin, tác hại nhỏ trong các mạng máy tính và sẽ không gây tổn hại cho hạ tầng thực tế. Nhưng như ta đã biết, chưa ai từng thực sự tiến hành một cuộc chiến tranh như vậy. Nên có thể có những phương án.
http://vietnamdefence.com/Home/cyber/cyberwarfare/cyberspy/De-nhat-The-chien-khong-gian-mang/20168/54989.vnd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét