Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

Biển Đông: Trung Quốc “tuốt kiếm” hoặc về nhà

Lược trích:

"... Trung Quốc sẽ không dại đến mức thực hiện việc này trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, biến họ thành tiêu điểm trong cuộc bầu cử vì điều này có thể to ra một kết quả hoàn toàn lường trước được, nhưng họ cũng sẽ không chờ đến khi Tổng thống mới tuyên thệ nhậm chức vào tháng 1/2017...
 
... Về điểm này, lựa chọn sẽ đi theo hai hướng: Chiến tranh hoặc hòa bình nhục nhã do sự suy yếu quản lý trong một hệ thống quốc tế ngày càng độc đoán và trật tự kinh tế ngày càng vụ lợi. Đây là thời điểm đôi bên kình địch cần nhận thức rõ nên tiến lên hay quay về nhà..."
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Theo National Interest, quân đội Mỹ cùng với các đối tác nên thực hiện một loạt các cuộc diễn tập quân sự trong vùng biển quốc tế nhưng ở ngay trong vùng lãnh hải 12 hải lý của các thực thể nhân tạo nhằm làm rõ với Trung Quốc rằng chính Trung Quốc mới là nước xâm chiếm trong khu vực.
Cụm tác chiến tàu sân bay MỹCụm tác chiến tàu sân bay Mỹ

Trung Quốc đang chuẩn bị cho thời điểm quyết định trên Biển Đông: hoặc là tiến lên hoặc là quay về nhà và có vẻ như các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã chọn đúng thời điểm để thể hiện tham vọng quyền thống trị khu vực và trên thế giới. Trung Quốc tuyên bố đã lắp đặt nhà chứa máy bay được gia cố để bảo vệ các máy bay chiến đấu trước các cuộc tấn công bên ngoài cũng như sự xuất hiện của “các cấu trúc chưa rõ” khác, những thứ dễ dàng được các nhà quan sát nhận diện là công sự tên lửa. 

Theo National Interest, động thái trên cho thấy tuyên bố của Trung Quốc về một khu vực miễn trừ kinh tế và quân sự trên Biển Đông sắp xảy ra. Thời điểm thông báo sẽ không ngẫu nhiên và các nhà chiến lược của Mỹ phải chuẩn bị để bảo vệ hệ thống quốc tế đã được hình thành trong 70 năm hoặc chấp nhận vị thế suy tàn không tránh khỏi.

Các nhà chứa máy bay chiến đấu ở Đá Chữ thập và Đá Subi có vẻ như sắp hoàn thành trong khi nhà chứa  chiếc máy bay chiến đấu trên Đá Vành Khăn mới trong giại đoạn đầu chế tạo. Mỗi nhà chứa máy bay có khả năng chứa tới 24 chiếc máy bay chiến đấu, kết hợp nhau để chứa 72 chiếc máy bay tiêm kích, gần gấp đôi lượng máy bay chiến thuật chiếc tàu sân bay lớp Nimitz có thể chở được, vào bất cứ thời điểm nào trên Biển Đông. Lực lượng máy bay này có thể dễ dàng thiết lập nên ưu thế trên không trong một thời gian. Đặc tính trong thiết kế các nhà chứa máy bay này có thể bảo vệ chúng khỏi bị tấn công từ mọi thứ, trừ các vũ khí mạnh nhất.

“Các cấu trúc chưa rõ” được các bức ảnh chụp từ trên cao ghi lại trông giống như những kè tên lửa được nhìn thấy ở đâu đó Trung Quốc. Các thực thể nhân tạo cũng trưng ra các tòa nhà được xây dựng theo bộ ba ở mỗi thực thể. Kết hợp và xem xét theo một nhóm xuyên ba thực thể, chúng giống như một mạng lưới cảm biến kết nối với nhau có khả năng bao phủ nhiều dải tần radar. Nếu Trung Quốc quyết định kết nối các hệ thống trang bị trên các nhóm 3 thực thể nhân tạo này lại với nhau thông qua việc triển khai một chiến thuật mới về vũ khí, nó sẽ tác động đến sự cân bằng quyền lực trong khu vực.

Trung Quốc ngang nhiên cho máy bay đáp xuống Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường sa, thách thức dư luận quốc tế, gây căng thẳng khu vực
Việc triển khai phối hợp tên lửa chống hạm YJ-62 sẽ bảo đảm cho việc tiếp cận phía nam Biển Đông đối với việc vận chuyển thương mại và quân sự. Bổ sung thêm hệ thống tên lửa phòng không HQ-9A, loại tên lửa đất đối không của Trung Quốc có thể so sánh với chiếc S-300 của Nga sẽ hạn chế máy bay chiến thuật trong khu vực tới máy bay thế hệ thứ 5 ví dụ như F-22 và F-35. 

Các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ không tự tin về khả năng sống sót của chiếc máy bay thế hệ thứ tư như F-16 và chiến đấu cơ FA-18 Hornet trên tàu sân bay nếu căng thẳng với Trung Quốc tiếp tục gia tăng dẫn đến bùng nổ xung đột. Nếu Trung Quốc đi xa hơn với việc lắp đặt tên lửa “sát thủ mẫu hạm” DF-21D trên một hoặc nhiều hơn các căn cứ ở khu vực đó, Hải quân Mỹ sẽ mất quyền tiếp cận căn cứ của mình ở Singapore và buộc phải triệt thoái về Úc, Trân Châu Cảng và Nhật Bản.

Cận cảnh một phần Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp, xây dựng thành đảo nhân tạo trái phép

National Interest cảnh báo, một khi những nhà chứa máy bay và công sự tên lửa được gia cố xong thì máy bay và tên lửa sẽ được chuyển đến và lắp đặt ngay trong đêm, có thể Tổng thống Mỹ sẽ nhận được cuộc gọi khẩn lúc 3 giờ sáng. Người ta có thể phỏng đoán khi nào thì sự kiện như vậy sẽ diễn ra. Theo National Interest, Trung Quốc sẽ không dại đến mức thực hiện việc này trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, biến họ thành tiêu điểm trong cuộc bầu cử vì điều này có thể tao ra một kết quả hoàn toàn lường trước được, nhưng họ cũng sẽ không chờ đến khi Tổng thống mới tuyên thệ nhậm chức vào tháng 1/2017. 

National Interest đánh giá, chính sách đối ngoại thụ động “chỉ đạo từ phía sau” của Obama về lằn ranh đỏ được xóa bỏ đã biến ông thành một đối tác hữu dụng trong việc bành trướng toàn cầu của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ có thể hành động trong thời gian đứt quãng giữa kỳ bầu cử và thời điểm vị tân Tổng thống Mỹ tiếp quản nhiệm sở và Bắc Kinh tự tin rằng người chủ Nhà Trắng tiếp theo sẽ buộc chấp nhận một sự đã rồi mà không phàn nàn được gì.

Tuy nhiên theo National Interest còn một sự lựa chọn nữa. Chiến lược bành trướng của Trung Quốc có hiệu quả nhất khi các hoạt động của nước này phần lớn bị lờ đi. Các cuộc đối thoại quốc tế ngày càng mạnh mẽ về vấn đề Trung Quốc quân sự hóa các thực thể nhân tạo trên Biển Đông, mới đây đã bị Tòa án quốc tế The Hague tuyên bố là bất hợp pháp, sẽ dồn Trung Quốc vào chân tường. Sự răn đe này có thể được củng cố bằng việc khai thác một chuỗi các biện pháp trừng phạt kinh tế và công nghệ đối với Trung Quốc tương tự như những gì phương Tây áp đặt đối với Nga sau việc sáp nhập Crimea và cuộc khủng hoảng Ukraina.
Cuối cùng, quân đội Mỹ cùng với các đối tác nên thực hiện một loạt các cuộc diễn tập quân sự trong vùng biển quốc tế nhưng ở ngay trong vùng lãnh hải 12 hải lý của các thực thể nhân tạo nhằm làm rõ với Trung Quốc rằng chính Trung Quốc mới là nước xâm chiếm trong khu vực.

Chiến đấu cơ trên tàu sân bay Mỹ
National Interest cảnh báo nếu thất bại trong việc thực hiện các bước đi này, sẽ bật đèn xanh cho Trung Quốc tuyên bố vùng nhận diện phòng không (ADIZ) cũng như khu vực loại trừ quân sự trên Biển Đông. Về điểm này, lựa chọn sẽ đi theo hai hướng: chiến tranh hoặc hòa bình nhục nhã do sự suy yếu quản lý trong một hệ thống quốc tế ngày càng độc đoán và trật tự kinh tế ngày càng vụ lợi. Đây là thời điểm đôi bên kình địch cần nhận thức rõ nên tiến lên hay quay về nhà.

http://viettimes.vn/dia-chinh-tri/bien-dong-trung-quoc-tuot-kiem-hoac-ve-nha-71629.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét