Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Mỹ tung “Mũi nhọn thứ ba” khiến Trung Quốc lo sợ


Gia tăng sức mạnh quân sự nhằm đối phó với các động thái tăng cường sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trên biển Hoa Đông, Biển Đông. Mỹ đẩy mạnh phát triển công nghệ quân sự nhằm vô hiệu hóa học thuyết "khống chế sân nhà" A2/AD của Trung Quốc, duy trì vị thế thống trị Thái Bình Dương.
Máy bay không người lái tân công X-47 không quân Hải quân MỹMáy bay không người lái tân công X-47 không quân Hải quân Mỹ
Lầu Năm Góc đưa ra sáng kiến "Chiến lược mũi nhọn thứ ba" (hay Chiến lược đột  phá công nghệ thứ ba - Third Offset Strategy) nhằm mục đích thúc đẩy những công nghệ tiềm năng, có khả năng duy trì lợi thế vượt trội của quân đội Mỹ. Chiến lược mũi nhọn thứ 3 có thể gây tác động lớn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương do được định hướng để đối phó với chiến lược (chống xâm nhập/ ngăn chặn tiếp cận A2/AD). Học thuyết quân sự này của Trung Quốc đang trở thành một thách thức lớn với an ninh khu vực và sức mạnh quân sự Mỹ.
Không giống như các học thuyết và chiến lược quân sự trước đó của Lầu Năm Góc, Chiến lược mũi nhọn thứ 3 có giới hạn khiêm tốn hơn trong phạm vi và mục tiêu đạt được, có cơ hội thành công cao. Lầu Năm Góc không bao giờ thiếu những khẩu hiệu ấn tượng khi diễn giải những tư tưởng lớn kế tiếp trong phương thức tiến hành cuộc chiến tranh.
Những năm 1900, quân đội Mỹ tập trung toàn bộ sự chú ý vào "cuộc cách mạng trong lĩnh vực quân sự (RMA)"  và "chiến tranh mạng trung tâm." Những luận thuyết này đã thúc đẩy quá trình "chuyển đổi bắt buộc" của quân đội Mỹ đầu những năm 2000, khi Donald Rumsfeld đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Quốc phòng. Đến năm 2010, hình thành học thuyết “Tác chiến không bộ -Air Sea Battle" (ASB), sau này đổi thành tư duy chiến lược quân sự phức tạp "Khái niệm chung về Thâm nhập và Cơ động trên quy mô toàn cầu "
Hiện nay, thuật ngữ thông dụng được lựa chọn là “Chiến lược mũi nhọn thứ 3”. Giống như nhiều sáng kiến do Lầu Năm Góc đề xuất, tư tưởng chiến lược thường dài về tham vọng và ngắn về chi tiết. Nhưng khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần làm quen với  tư duy này, vì chiến lược mới sẽ tác động lớn đến tình hình quân sự và an ninh khu vực.
Chiến lược mũi nhọn thứ ba xác định, Mỹ cần tận dụng tối đa lợi thế đi đầu trong các lĩnh vực công nghệ mới và công nghệ có ý nghĩa then chốt, khắc phục các yếu tố làm suy yếu lợi thế “truyền thống” của Mỹ trong những lĩnh vực quân sự thông thường.
Một vấn đề đáng quan tâm là Mỹ đang mất dần vị thế "độc quyền" trong lĩnh vực " trinh sát – tấn công chính xác". Những đối thủ tiềm năng hiện nay cũng có khả năng thiết lập trên chiến trường mạng lưới trinh sát tấn công, thách thức sức mạnh quân sự Mỹ.

Quân đội Mỹ ngày càng dễ bị tổn thương trước các đòn tấn công tầm xa, hệ thống phòng không tích hợp hiện đại, hệ thống tác chiến dưới nước đa năng, các loại vũ khí tấn công trong không gian vũ trụ và mạng thông tin.
Chiến lược mũi nhọn thứ 3 định hướng song song việc phát triển các công nghệ tiềm năng mới và khai thác sử dụng những công nghệ hiện đại nhất hiện có.
Chiến lược mũi nhọn thứ 3 hướng tới sứ mệnh nghiên cứu phát triển các công nghệ tiên tiến, như công nghệ robot, hệ thống tự động hóa, thu nhỏ kích thước trang thiết bị, hình thành cơ sở dữ liệu lớn, phát triển năng lực sản xuất tiên tiến, bao gồm công nghệ in 3D.
Hạ thủy thử nghiệm robot tàu ngầm của hải quân Mỹ
Robot tàu ngầm hải quân Mỹ hoạt động
Ngoài ra, chiến lược định hướng đưa vào ứng dung thực tế trang thiết bị quân sự sử dụng công nghệ hiện đại nhất, bao gồm tên lửa siêu thanh, vũ khí năng lượng định hướng, súng ray điện từ trường, các loại thủy lôi thông minh.
Khắc chế chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc
Chiến lược mũi nhọn thứ 3 sẽ có tác động thế nào đến châu Á-Thái Bình Dương? Chắc chắn rằng chiến lược này nhằm đối phó với học thuyết A2/AD (chống xâm nhập/ngăn chặn tiếp cận - A2/AD), một thách thức quan trọng từ phía Trung Quốc trên vùng nước từ lâu Mỹ đã duy trì quyền thống trị và đảm bảo an ninh của Mỹ.
Khi quân đội Mỹ bắt đầu định hướng giải quyết những thách thức và cơ hội, hình thành từ những công nghệ mũi nhọn thứ ba và những ý đồ chiến lược, một trong biện pháp quan trọng nhất là thử nghiệm những ý tưởng này với năng lực quân sự Bắc Kinh. Đó chính là những khả năng của quân đội Trung Quốc (PLA) nhằm thiết lập một vùng không gian không – hải kín, chống xâm nhập trên vùng nước phía tây Thái Bình Dương, đặc biệt là trong và xung quanh biển Hoa Đông và Biển Đông.
Theo phân tích của Trung tâm Chiến lược và Những vấn đề Ngân sách Mỹ (CSBA), "chống xâm nhập (A2) là chiến lược nhằm ngăn chặn các lực lượng quân sự Mỹ thực hiện các hoạt động tác chiến từ các căn cứ cố định trong không gian chiến trường", "ngăn chặn tiếp cận (AD) là những động thái chiến lược chiến dịch nhằm mục đích ngăn chặn khả năng tự do cơ động di chuyển của lực lượng hải quân Mỹ, tiếp cận không gian chiến trường".
Ở đây có thể hiểu A2 là những biện pháp chiến lược ngăn chặn lực lượng quân đội Mỹ từ các căn cứ trên lãnh thổ đồng minh triển khai hoạt động, AD là nhằm ngăn chặn lực lượng Hải quân Mỹ tiếp cận không gian chiến trường giới hạn – Biển Đông, biển Hoa Đông bằng các loại tên lửa đạn đạo chống tàu.
Điều đó có nghĩa Trung Quốc đang nỗ lực phát triển những phương tiện chiến đấu tiên tiến có thể ngăn chặn lực lượng Mỹ và các đồng minh không thể xâm nhập, tiếp cận và tiến hành các hoạt động tác chiến mà không bị đe dọa tấn công trong những vùng biển này.
Trung Quốc có một số lợi thế chiến lược khi đưa vào thực tế học thuyết quân sự A2/AD. Thứ nhất, đó là lợi thế sân nhà, các lực lượng trinh sát – tấn công nằm trong tổ chức lực lượng của A2/AD đóng quân trên hoặc gần bờ biển Trung Quốc, có thể nhanh chóng triển khai tới các vùng xung đột tiềm năng trên biển Hoa Đông và Biển Đông.
Những lực lượng tấn công chiến dịch, chiến thuật đang được tăng cường trên các đảo Trung Quốc đánh chiếm phi pháp, như đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, xây dựng hạ tầng quân sự trên các đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp, trong đó có sân bay, hệ thống các đài radar trinh sát, kiểm soát không phận đa chức năng. Những hòn đảo này mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động lý thuyết của PLA trên hướng Biển Đông đến eo biển Malacca.
Thứ hai, quân đội Trung Quốc (PLA) trong vòng 15 năm qua đã được biên chế các phương tiện chiến tranh làm tăng khả năng tác chiến theo học thuyết quân sự A2/AD. Hiện Trung Quốc đã có một tàu sân bay và tiếp tục đóng mới các tàu sân bay năng lượng hạt nhân, tăng cường các tàu ngầm mới bao gồm cả tàu ngầm tấn công nguyên tử, các tên lửa hành trình chống tàu đa phương tiện, đa tầm, các loại thủy lôi hiện đại.
Trung Quốc hiện đang sở hữu những máy bay mang tên lửa hành trình, máy bay tiêm kích đa nhiệm hiện đại, hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung, tầm xa, các tên lửa hành trình phóng từ mặt đất, mặt nước và trên không. Các hệ thống vũ khí tiên tiến của quân đội Trung Quốc có khả năng tấn công những căn cứ của Mỹ và đồng minh trong vùng nước phía tây Thái Bình Dương, bao gồm Okinawa và Đài Loan, đảo Guam và xa hơn nữa.
Điều gì khiến chiến lược mũi nhọn thứ 3 trở nên khác biệt?
Những khả năng có được từ chiến lược điều chỉnh thứ 3 được định hướng nhằm làm thất bại chiến lược A2/AD. Do không có một quốc gia nào hiện nay có khái niệm A2/AD ngoài Trung Quốc, do đó có thể nói rằng, nhiều nội dung trong chiến lược điều chỉnh thứ ba khá quen thuộc với những nhà quan sát chiến lược, thường xuyên theo dõi tình hình Tây Thái Bình Dương.
Theo lời Robert Martinage từ CSBA, "năng lực cốt lõi" của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ mũi nhọn thứ ba là "hệ thốngcác phương tiện không người lái và tự động hóa, mở rộng phạm vi các hoạt động trinh sát, kiểm soát đường không tầm thấp, chiến tranh dưới mặt nước, tập hợp các hệ thống kỹ thuật phức tạp và tích hợp các hệ thống khác nhau hình thành lên sức mạnh chiến đấu".
Những nội dung của chiến lược mũi nhọn thứ 3 không có gì khác nhiều hơn với sách lược của Rumsfeld “buộc phải thay đổi” hơn một thập kỷ trước. Điểm khác duy nhất là tập trung vào công nghệ robot hóa, vũ khí năng lượng định hướng, tầm xa đòn tấn công chính xác. Rất nhiều nội dung trong số những công nghệ sáng tạo này đã được phát triển từ lâu trước khi chiến lược mũi nhọn thứ ba được đề xuất.
Không gian mạng trung tâm hiện nay đã trở thành không gian chiến trường có quy mô toàn cầu tiếp theo, quân đội Mỹ từ lâu đã đi sâu vào nghiên cứu không gian chiến trường này, lên kế hoạch từng giai đoạn cho các hoạt động tác chiến trong không gian mạng. Những công nghệ tiên tiến hoặc các hướng phát triển tiềm năng, được giới thiệu trong khuôn khổ của chiến lược mũi nhọn thứ ba như các máy bay ném bom tấn công tầm xa (LRS-B), thủy lôi thông minh, lực lượng tác chiến không gian mạng... cũng đã được biết đến từ nhiều năm trước.
Phải chăng chiến lược mũi nhọn thứ ba chỉ là một động thái nhằm xây dựng lại một hình ảnh mới trong những khái niệm đã cũ, hoặc cần thiết phải có "rượu mới" trong chai mới hơn? Nhưng đã có nhưng khác biệt trong chiến lược mũi nhọn thứ ba khác hơn với khái niệm Tác chiến không – hải.
Điểm đặc trưng đầu tiên là, chiến lược không cố gắng có được tiếng vang lớn giống như "cuộc cách mạng trong lĩnh vực quân sự," cũng không hướng tới một một khái niệm tác chiến tiên tiến toàn diện như “Tác chiến Không – Hải (Air Sea Battle). Chiến lược này là tập trung mọi nỗ lực liên kết chặt chẽ theo đuổi một số công nghệ tiềm năng có thể duy trì được lợi thế hàng đầu của quân đội Mỹ.
Đặc trưng thứ hai là phạm vi và mục đích đặt ra rõ ràng và cụ thể hơn bất kỳ một khái niệm (cách mạng quân sự - RMA) hay một học thuyết quân sự mới, chiến lược mũi nhọn thứ ba có nhiều khả năng được đưa vào thực tế chiến đấu. Thành quả của chiến lược này từng bước được đưa vào hiện thực nhằm từng bước vô hiệu hóa học thuyết quân sự A2/AD.
Mục đích then chốt của Chiến lược mũi nhọn thứ ba là hình thành một thế hệ vũ khí trang thiết bị công nghệ tiên tiến, có khả năng đột phá và tạo ra những thách thức cụ thể với các hệ thống vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh, hệ thống thông tin truyền thông, điều hành tác chiến trong học thuyết quân sự A2/AD của Trung Quốc.
MQ- 9 Reaper, máy bay trinh sát Không quân Mỹ
Chiến lược này sẽ tạo lên một khả năng phát triển mới, khiến những tác giả thật sự của A2/AD, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh có căn cứ để lo sợ và buộc phải thúc đẩy cuộc chay đua công nghệ quân sự nhằm giảm thiểu nguy cơ bị vô hiệu hóa ý đồ chiến lược trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
* Tác giả Richard A. Bitzinger, chuyên viên cao cấp, Điều phối viên Chương trình chuyển đổi quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore.
http://viettimes.vn/the-gioi/phan-tich/my-tung-mui-nhon-thu-ba-khien-trung-quoc-lo-so-74072.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét