Tạp chí Kanwa số ra tháng 8/2016 cho hay, Hải quân Trung Quốc đã xây dựng xong căn cứ tàu sân bay thứ 2 lớn nhất thế giới tại đảo Hải Nam.
Căn cứ lớn nhất thế giới
Theo Kanwa, căn cứ tàu sân bay tại đảo Hải Nam có thể cùng là nơi neo đậu cho 2 tàu sân bay cỡ lớn. Nguồn tin này, căn cứ trên đảo Hải Nam trở thành cầu tàu dài nhất thế giới.
Theo những thông tin công khai, căn cứ tàu sân bay của Hải quân Mỹ tại Yokosuka thuộc tỉnh Kanagawa của Nhật Bản chỉ dài 400 m. Hay căn cứ Hải quân Norfolk, ở bang Virginia cũng chỉ dài 430 m nhưng vẫn đủ chỗ để neo đậu cùng lúc 2 tàu sân bay.
Ngoài ra, căn cứ tàu sân bay trên đảo Hải Nam còn được đánh giá là có bến cảng rộng nhất thế giới (120 m). Địa thế này cho phép quân đội Trung Quốc triển khai nhanh chóng tiếp nhiên liệu cho các tàu từ cả hai hướng cũng như tạo điều kiện để các tàu cung ứng di chuyển tự do quanh bến cảng.
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. |
Ngay thư đầu năm 2012, các bến cảng tại căn cứ tàu sân bay trên đảo Hải Nam đã được xây dựng và phần cấu trúc bên ngoài vào thời điểm đó đang được hoàn thiện.
Theo những hình ảnh thu thập được, Kanwa phân tích bên sườn đồi kế bên căn cứ có 3 mái vòm che radar màu xanh. Theo nguồn tin này, Cục 3 Bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc vốn phụ trách nghiên cứu khoa học, công nghệ và tình báo, đã biến khu vực này trở thành trạm kiểm soát sóng tín hiệu.
Nhưng cũng không loại trừ khả năng, những thiết bị radar đặt ở đây có thể là radar định vị hoặc radar giám sát.
Ngoài ra phía Tây sườn đồi cách bến tàu khoảng 8.000 m, còn có 2 mái vòm lớn màu xanh khác. Tạp chí Kanwa nhấn mạnh Hải Nam là một trong những căn cứ quan trọng giúp Cục 3 của Trung Quốc thu thập thông tin tình báo liên quan tới Việt Nam.
Vào năm 2012, Bắc Kinh cho triển khai xây dựng các cơ sở cung ứng bao gồm 2 cầu cảng và cơ sở hạ tầng trên mặt đất. Những cơ sở này trải dài từ đỉnh sườn đồi kế bên và trông giống như một hang động nhân tạo nhô ra biển.
Theo cách thiết kế truyền thống của Trung Quốc, nhiều khả năng công trình giống hang động này được Hải quân nước này sử dụng làm nơi chứa đạn dược và nhiên liệu.
Vào tháng 10/2013, quá trình xây dựng hai cầu cảng gần hoàn thành và tới tháng 11 thì chính thức kết thúc. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc Liêu Ninh đã cập cảng này sau khi hoàn thành hành trình chạy thử nghiệm trên Biển Đông cùng với một tàu cung ứng.
Cầu cảng thứ ba và thứ tư cũng được triển khai xây dựng vào năm 2012 nhưng tới giữa năm 2014, chúng vẫn chưa được hoàn thành. Ngoài ra, nằm ngay giữa bến tàu là một tòa nhà gắn 6 ăng-ten đĩa vệ tinh phía trên. Khả năng tòa nhà này sẽ trở thành nơi điều phối hoạt động di chuyển của các tàu sân bay Trung Quốc.
Vào tháng 11/2014, hai tàu hộ tống và một tàu cung ứng của Trung Quốc đã tới neo đậu tại căn cứ mới trên đảo Hải Nam. Điều này cho thấy cơ sở này đã chính thức đi vào hoạt động.
Tầm ngắm của Mỹ
Nói về khả năng giám sát căn cứ tàu sân bay trên đảo Hải Nam của Trung Quốc, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đô đốc John Kirby cho biết bất cứ hoạt động bất chính nào của Bắc Kinh trên hòn đảo này và toàn bộ Biển Đông đều nằm trong tầm giám sát của Mỹ.
Theo báo cáo thường niên đầu năm 2015 của Bộ Quốc phòng Mỹ gửi Quốc hội, Trung Quốc đang xây dựng căn cứ tàu sân bay quy mô lớn trên đảo Hải Nam, đồng thời có sự hiện diện của 3 tàu ngầm lớp Tấn (Type 094) chạy bằng động cơ hạt nhân, vũ trang tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân JL- 2 bắn xa đến 7.400 km tại hòn đảo này.
Để có được kết quả này, Hải quân Mỹ dùng tới phi đội gồm 6 chiếc máy bay tuần tiễu săn ngầm P-8A bố trí ở Okinawa (Nhật Bản) từ năm 2013 thay cho đội bay EP-3 cũ kỹ thời chiến tranh lạnh, phụ trách trinh sát biển ở vùng biển Tây Thái Bình Dương.
Ngoài ra, Mỹ còn còn sở hữu mạng lưới radar do thám cực hiện đại có thể giám sát nhất cử nhất động của Trung Quốc không chỉ ở đảo Hải Nam mà trên toàn bộ Thái Bình Dương.
Vì vậy, việc Trung Quốc bắt đầu xây dựng và hoàn thành đối với căn cứ tàu sân bay trên đảo Hải Nam không phải là chuyện bất ngờ đối với Mỹ, Đô đốc John Kirby cho biết. Vị đô đốc này cho biết thêm, tuy nhiên Trung Quốc sử dụng căn cứ này cho mục đích gì thì cần phải theo dõi động thái tiếp theo của nước này.
http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/can-cu-tsb-trung-quoc-nam-trong-tam-ngam-cua-my-3317474/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét