Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Hoa Kỳ có đủ sức chống lại tất cả?

Theo tờ Tin tức Empire của Nga thì hiện nay nếu chiến tranh với một liên minh mà đặc biệt là Nga-Trung sẽ là một cơn ác mộng đối với Mỹ.

Trong thế kỷ 20 quân đội Hoa Kỳ được triển khai ở gần như tất cả các khu vực trên toàn thế giới và gây ảnh hưởng của mình đối với toàn cầu. Sau khi Liên Xô sụp đổ học thuyết quân sự mới đã được tạo ra và học thuyết này bảo đảm cho Hoa Kỳ thực hiện các kế hoạch hoạt động của mình.

Hoa Ky co du suc chong lai tat ca?
Mỹ đối mặt với tất cả ( http://www.imperiyanews.ru/)

Các mối đe dọa từ Liên Xô – đối thủ xứng tầm gần như đã hết chỉ còn lại hai nước đối đầu với Mỹ đó là Iran và Bắc Triều Tiên. Vì thế trong học thuyết quân sự họ đã đề cập đến cuộc chiến tranh với hai kẻ thù nhỏ hơn. Và có thể vì thế mà Mỹ càng ngày càng rút gọn ngân sách dành cho quốc phòng.
Tuy nhiên bước sang thế kỷ 21 Hoa Kỳ bắt đầu phải đối mặt với các tình thế khó xử  trong việc tiến hành hoạt động quân sự. Sự trỗi dậy của các nước khác khiến các hành động quân sự của Mỹ đều bị hạn chế. Xuất hiện các mối đe dọa mới từ Nga, Trung Quốc, Iran, Bắc Triều Tiên và một số nước khác. Lợi ích và sự ảnh hưởng của Mỹ bị đe dọa.

Những năm đầu của thế kỷ 21 Trung Quốc bắt đầu kế hoạch “bành trướng” của mình, nhiều tổ chức khủng bố xuất hiện. Đặc biệt Nga gần như đã vượt qua cơn khủng hoảng và được thừa hưởng nền tảng từ Liên Xô đang trên đường trở thành một cường quốc quân sự, điều này đã buộc Washington một lần nữa nhận thức sâu sắc Moscow là một mối đe dọa thực sự.

Hiện tại Hoa Kỳ vẫn đang chứng tỏ được vị thế của một cường quốc hàng đầu thế giới nhưng gần đây mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc trở nên rất gần gũi và nếu cả Nga và Trung Quốc liên minh với nhau chống lại Hoa Kỳ chắc chắn  Hoa kỳ sẽ không chỉ lo lắng thậm chí rất sợ.

Hoa Ky co du suc chong lai tat ca?
Lục quân Mỹ

Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, với nguồn lực của mình Washington vẫn có thể tin tưởng và hy vọng rằng, lực lượng Lục quân có thể giải quyết bất kỳ cuộc xung đột ở châu Âu, trong khi các hạm đội tàu chiến sẽ giải quyết các vấn đề trong khu vực Thái Bình Dương. Nếu liên minh Nga-Trung Quốc hình thành và chống đối với Mỹ, người Mỹ tin rằng NATO và các nước đồng minh sẽ sẵn sàng giúp đỡ để họ dành được chiến thắng và bảo đảm lợi ích cho các nước đồng minh của mình.

Nếu trước đây với lực lượng hùng mạnh của mình, nếu xảy ra cuộc chiến với một đất nước nào đó họ thừa sức để chiến thắng hoặc ít nhất họ cũng không bị tổn thương. Nhưng giờ đã khác, lần lượt các liên minh hình thành, nếu xảy ra chiến tranh sẽ không phải là chiến tranh với một đất nước mà với đồng thời nhiều nước. Và chính sự thay đổi này buộc Hoa Kỳ sẽ phải thay đổi học thuyết quân sự của mình, cũng như tăng ngân sách quốc phòng.

Chiến tranh với một liên minh mà đặc biệt là Nga-Trung sẽ là một cơn ác mộng đối với Mỹ, chắc chắn họ không bao giờ mong muốn nhưng thực tế điều này đang tới gần.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/hoa-ky-co-du-suc-chong-lai-tat-ca-3317543/

Mỹ mất thế độc tôn

Tạp chí Mỹ National Interest vừa có bài bình luận cho rằng, Hoa Kỳ đang cố sức điều khiển thế giới nhưng cuối cùng sẽ phải chấp nhận thất bại.

Hoa Kỳ thất bại trong việc bóp méo thế giới

Tạp chí Mỹ National Interest bình luận rằng, những nỗ lực của Hoa Kỳ hòng ràng buộc tất cả vào lợi ích của mình đang làm thế giới bị méo mó, bất kỳ động thái can thiệp quân sự nào của Washington cũng đã thành cơ sở cho những cuộc xung đột nghiêm trọng hơn, gây hậu quả lớn hơn.

Nhận định trên được ông Doug Bandow, vốn là cựu trợ lý đặc biệt của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, hiện đang là chuyên viên cao cấp tại Viện Cato nêu trong bài viết đăng trên Tạp chí nổi tiếng mang tên “Lợi ích dân tộc” (The National Interest) của Mỹ.

Vị chuyên viên phân tích nhận xét, những người đứng đằng sau chính sách đối ngoại thất bại của Hoa Kỳ đã không nhận ra được những sai lầm của mình mà lại còn cho rằng, tất cả lẽ ra đã khác đi nếu như Washington hành động nhiều hơn và kiên quyết hơn.

"Theo quan điểm của họ, bản chất vấn đề không phải ở thực tế là Hoa Kỳ gây chiến khắp thế giới, mà là ở chỗ… gây chiến chưa đủ mức" - vị chuyên gia Mỹ vốn là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong hàng ngũ hoạch định chính sách thời chiến tranh lạnh, đưa ra nhận xét.

Ông nhấn mạnh rằng, những nhà lãnh đạo Washington khăng khăng tin tưởng vào tính đúng đắn của hành động can thiệp quân sự, bất kể là chính sách này mang lại hậu quả thực tế như thế nào.

Tác giả bài viết nêu ví dụ: Cuộc chiến tranh ở Iraq đã trở thành chất xúc tác gây xung đột rộng lớn giữa các tôn giáo, dẫn đến con số hàng trăm ngàn nạn nhân là dân thường Iraq bị thương vong, hủy diệt cộng đồng Kitô hữu, sinh ra và nuôi dưỡng các tổ chức khủng bố al-Qaeda và IS.

My mat the doc ton
Hoa Kỳ đã mất địa vị độc tôn

Doug Bandow cũng cho rằng, hành động can thiệp quân sự vào Libya cũng thất bại, bởi vì sau khi lật đổ chế độ Gaddafi, đất nước này không thành lập nổi một chính phủ thống nhất, đồng thời các lực lượng chiến thắng người bản địa muốn tự họ cai trị đất nước chứ không cần đến người Mỹ.

Bài viết cho biết, Hoa Kỳ lý giải nguyên nhân thất bại ở Syria là bởi Tổng thống nước Cộng hòa Arab này vẫn là ông Bashar al-Assad nhưng họ không nhận ra rằng, lật đổ Assad sẽ chỉ dẫn đến một vòng xoáy mới của cuộc đấu tranh vì quyền lực, khiến đất nước này thêm hỗn loạn.

Tác giả Doug Bandow chỉ trích chính quyền Washington đã không chịu nhìn thẳng vào sự thật. Những kinh nghiệm đại bại của Hoa Kỳ qua sự can thiệp ngang ngược vào công việc của các quốc gia khác không thể biện minh nổi theo kiểu giả định vô căn cứ như "nếu như, lẽ ra".

Vị cựu quan chức Mỹ kêu gọi chính quyền của ông Obama và kể cả những người kế nhiệm sau nay cần chấm dứt những chính sách và kế hoạch tốn phí hàng trăm tỷ USD của người nộp thuế Mỹ để thực hiện chính sách thất bại là cố gắng kiểm soát toàn bộ thế giới.

Mỹ học cách “sống chung” với Nga, Trung Quốc

Cũng trong một bài viết khác, National Interest thẳng thắn nhận định rằng, kỷ nguyên quyền lực tối cao thống trị thế giới của Hoa Kỳ đã lùi vào quá khứ nhưng các chính trị gia chóp bu của Mỹ vẫn còn đang hoài niệm về thời kỳ hậu chiến tranh lạnh.

Hoài niệm về thời kỳ sau chiến tranh, khi Mỹ phô trương quyền lực tối cao về quân sự, kinh tế và chính trị là một điều dễ hiểu, nhưng chớ quên rằng đó là ưu thế nhân tạo và dựa trên thực tế cả thế giới sống trong sự đổ nát sau Thế chiến 2 - tác giả bài viết nhận định.

Khi Liên Xô sụp đổ, sự đối đầu với hệ tư tưởng Xã hội Chủ nghĩa không còn ý nghĩa, thì ảnh hưởng toàn cầu của Washington cũng mất dần. Hình tượng “Tự do, Dân chủ” kiểu Mỹ - yếu tố cơ bản cho sự ưu việt của Mỹ từng được tung hô khắp thế giới, cũng dẫn phai nhạt và mất đi.

Xu thế phát triển của thế giới hiện nay không thể cưỡng lại sức ép của các ý niệm về bản chất quốc gia, dân tộc và tôn giáo. Nền dân chủ mà Mỹ áp đặt đã không thể là phản ứng thích đáng cho các cuộc xung đột ở châu Phi và Trung Đông – bài viết trên National Interest nhận định.

Những điều này chỉ ra rằng, quyền lực tối cao của Mỹ đã chấm dứt nhưng các chính trị gia của Nhà Trắng đã không nhận thức được rằng, Hoa Kỳ không còn đủ sức giữ vị thế thủ lĩnh toàn cầu. Mỹ không bao giờ lấy lại được vai trò thủ lĩnh mà chỉ có thể bảo vệ những gì còn sót lại của niềm kiêu hãnh trước đây.

Bài báo nhận định, nước Mỹ không thể cứ sống mãi bằng quá khứ mà cần phải thích nghi với thời đại mới, khi thế giới đã chuyển từ trạng thái đơn cực sang đa cực. "Điều mà nước Mỹ đang cần là tìm ra giải pháp để cùng tồn tại với các cường quốc khác như Nga và Trung Quốc" - bài viết kết luận.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/my-mat-the-doc-ton-3317623/

Mỹ tung “Mũi nhọn thứ ba” khiến Trung Quốc lo sợ


Gia tăng sức mạnh quân sự nhằm đối phó với các động thái tăng cường sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trên biển Hoa Đông, Biển Đông. Mỹ đẩy mạnh phát triển công nghệ quân sự nhằm vô hiệu hóa học thuyết "khống chế sân nhà" A2/AD của Trung Quốc, duy trì vị thế thống trị Thái Bình Dương.
Máy bay không người lái tân công X-47 không quân Hải quân MỹMáy bay không người lái tân công X-47 không quân Hải quân Mỹ
Lầu Năm Góc đưa ra sáng kiến "Chiến lược mũi nhọn thứ ba" (hay Chiến lược đột  phá công nghệ thứ ba - Third Offset Strategy) nhằm mục đích thúc đẩy những công nghệ tiềm năng, có khả năng duy trì lợi thế vượt trội của quân đội Mỹ. Chiến lược mũi nhọn thứ 3 có thể gây tác động lớn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương do được định hướng để đối phó với chiến lược (chống xâm nhập/ ngăn chặn tiếp cận A2/AD). Học thuyết quân sự này của Trung Quốc đang trở thành một thách thức lớn với an ninh khu vực và sức mạnh quân sự Mỹ.
Không giống như các học thuyết và chiến lược quân sự trước đó của Lầu Năm Góc, Chiến lược mũi nhọn thứ 3 có giới hạn khiêm tốn hơn trong phạm vi và mục tiêu đạt được, có cơ hội thành công cao. Lầu Năm Góc không bao giờ thiếu những khẩu hiệu ấn tượng khi diễn giải những tư tưởng lớn kế tiếp trong phương thức tiến hành cuộc chiến tranh.
Những năm 1900, quân đội Mỹ tập trung toàn bộ sự chú ý vào "cuộc cách mạng trong lĩnh vực quân sự (RMA)"  và "chiến tranh mạng trung tâm." Những luận thuyết này đã thúc đẩy quá trình "chuyển đổi bắt buộc" của quân đội Mỹ đầu những năm 2000, khi Donald Rumsfeld đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Quốc phòng. Đến năm 2010, hình thành học thuyết “Tác chiến không bộ -Air Sea Battle" (ASB), sau này đổi thành tư duy chiến lược quân sự phức tạp "Khái niệm chung về Thâm nhập và Cơ động trên quy mô toàn cầu "
Hiện nay, thuật ngữ thông dụng được lựa chọn là “Chiến lược mũi nhọn thứ 3”. Giống như nhiều sáng kiến do Lầu Năm Góc đề xuất, tư tưởng chiến lược thường dài về tham vọng và ngắn về chi tiết. Nhưng khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần làm quen với  tư duy này, vì chiến lược mới sẽ tác động lớn đến tình hình quân sự và an ninh khu vực.
Chiến lược mũi nhọn thứ ba xác định, Mỹ cần tận dụng tối đa lợi thế đi đầu trong các lĩnh vực công nghệ mới và công nghệ có ý nghĩa then chốt, khắc phục các yếu tố làm suy yếu lợi thế “truyền thống” của Mỹ trong những lĩnh vực quân sự thông thường.
Một vấn đề đáng quan tâm là Mỹ đang mất dần vị thế "độc quyền" trong lĩnh vực " trinh sát – tấn công chính xác". Những đối thủ tiềm năng hiện nay cũng có khả năng thiết lập trên chiến trường mạng lưới trinh sát tấn công, thách thức sức mạnh quân sự Mỹ.

Quân đội Mỹ ngày càng dễ bị tổn thương trước các đòn tấn công tầm xa, hệ thống phòng không tích hợp hiện đại, hệ thống tác chiến dưới nước đa năng, các loại vũ khí tấn công trong không gian vũ trụ và mạng thông tin.
Chiến lược mũi nhọn thứ 3 định hướng song song việc phát triển các công nghệ tiềm năng mới và khai thác sử dụng những công nghệ hiện đại nhất hiện có.
Chiến lược mũi nhọn thứ 3 hướng tới sứ mệnh nghiên cứu phát triển các công nghệ tiên tiến, như công nghệ robot, hệ thống tự động hóa, thu nhỏ kích thước trang thiết bị, hình thành cơ sở dữ liệu lớn, phát triển năng lực sản xuất tiên tiến, bao gồm công nghệ in 3D.
Hạ thủy thử nghiệm robot tàu ngầm của hải quân Mỹ
Robot tàu ngầm hải quân Mỹ hoạt động
Ngoài ra, chiến lược định hướng đưa vào ứng dung thực tế trang thiết bị quân sự sử dụng công nghệ hiện đại nhất, bao gồm tên lửa siêu thanh, vũ khí năng lượng định hướng, súng ray điện từ trường, các loại thủy lôi thông minh.
Khắc chế chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc
Chiến lược mũi nhọn thứ 3 sẽ có tác động thế nào đến châu Á-Thái Bình Dương? Chắc chắn rằng chiến lược này nhằm đối phó với học thuyết A2/AD (chống xâm nhập/ngăn chặn tiếp cận - A2/AD), một thách thức quan trọng từ phía Trung Quốc trên vùng nước từ lâu Mỹ đã duy trì quyền thống trị và đảm bảo an ninh của Mỹ.
Khi quân đội Mỹ bắt đầu định hướng giải quyết những thách thức và cơ hội, hình thành từ những công nghệ mũi nhọn thứ ba và những ý đồ chiến lược, một trong biện pháp quan trọng nhất là thử nghiệm những ý tưởng này với năng lực quân sự Bắc Kinh. Đó chính là những khả năng của quân đội Trung Quốc (PLA) nhằm thiết lập một vùng không gian không – hải kín, chống xâm nhập trên vùng nước phía tây Thái Bình Dương, đặc biệt là trong và xung quanh biển Hoa Đông và Biển Đông.
Theo phân tích của Trung tâm Chiến lược và Những vấn đề Ngân sách Mỹ (CSBA), "chống xâm nhập (A2) là chiến lược nhằm ngăn chặn các lực lượng quân sự Mỹ thực hiện các hoạt động tác chiến từ các căn cứ cố định trong không gian chiến trường", "ngăn chặn tiếp cận (AD) là những động thái chiến lược chiến dịch nhằm mục đích ngăn chặn khả năng tự do cơ động di chuyển của lực lượng hải quân Mỹ, tiếp cận không gian chiến trường".
Ở đây có thể hiểu A2 là những biện pháp chiến lược ngăn chặn lực lượng quân đội Mỹ từ các căn cứ trên lãnh thổ đồng minh triển khai hoạt động, AD là nhằm ngăn chặn lực lượng Hải quân Mỹ tiếp cận không gian chiến trường giới hạn – Biển Đông, biển Hoa Đông bằng các loại tên lửa đạn đạo chống tàu.
Điều đó có nghĩa Trung Quốc đang nỗ lực phát triển những phương tiện chiến đấu tiên tiến có thể ngăn chặn lực lượng Mỹ và các đồng minh không thể xâm nhập, tiếp cận và tiến hành các hoạt động tác chiến mà không bị đe dọa tấn công trong những vùng biển này.
Trung Quốc có một số lợi thế chiến lược khi đưa vào thực tế học thuyết quân sự A2/AD. Thứ nhất, đó là lợi thế sân nhà, các lực lượng trinh sát – tấn công nằm trong tổ chức lực lượng của A2/AD đóng quân trên hoặc gần bờ biển Trung Quốc, có thể nhanh chóng triển khai tới các vùng xung đột tiềm năng trên biển Hoa Đông và Biển Đông.
Những lực lượng tấn công chiến dịch, chiến thuật đang được tăng cường trên các đảo Trung Quốc đánh chiếm phi pháp, như đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, xây dựng hạ tầng quân sự trên các đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp, trong đó có sân bay, hệ thống các đài radar trinh sát, kiểm soát không phận đa chức năng. Những hòn đảo này mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động lý thuyết của PLA trên hướng Biển Đông đến eo biển Malacca.
Thứ hai, quân đội Trung Quốc (PLA) trong vòng 15 năm qua đã được biên chế các phương tiện chiến tranh làm tăng khả năng tác chiến theo học thuyết quân sự A2/AD. Hiện Trung Quốc đã có một tàu sân bay và tiếp tục đóng mới các tàu sân bay năng lượng hạt nhân, tăng cường các tàu ngầm mới bao gồm cả tàu ngầm tấn công nguyên tử, các tên lửa hành trình chống tàu đa phương tiện, đa tầm, các loại thủy lôi hiện đại.
Trung Quốc hiện đang sở hữu những máy bay mang tên lửa hành trình, máy bay tiêm kích đa nhiệm hiện đại, hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung, tầm xa, các tên lửa hành trình phóng từ mặt đất, mặt nước và trên không. Các hệ thống vũ khí tiên tiến của quân đội Trung Quốc có khả năng tấn công những căn cứ của Mỹ và đồng minh trong vùng nước phía tây Thái Bình Dương, bao gồm Okinawa và Đài Loan, đảo Guam và xa hơn nữa.
Điều gì khiến chiến lược mũi nhọn thứ 3 trở nên khác biệt?
Những khả năng có được từ chiến lược điều chỉnh thứ 3 được định hướng nhằm làm thất bại chiến lược A2/AD. Do không có một quốc gia nào hiện nay có khái niệm A2/AD ngoài Trung Quốc, do đó có thể nói rằng, nhiều nội dung trong chiến lược điều chỉnh thứ ba khá quen thuộc với những nhà quan sát chiến lược, thường xuyên theo dõi tình hình Tây Thái Bình Dương.
Theo lời Robert Martinage từ CSBA, "năng lực cốt lõi" của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ mũi nhọn thứ ba là "hệ thốngcác phương tiện không người lái và tự động hóa, mở rộng phạm vi các hoạt động trinh sát, kiểm soát đường không tầm thấp, chiến tranh dưới mặt nước, tập hợp các hệ thống kỹ thuật phức tạp và tích hợp các hệ thống khác nhau hình thành lên sức mạnh chiến đấu".
Những nội dung của chiến lược mũi nhọn thứ 3 không có gì khác nhiều hơn với sách lược của Rumsfeld “buộc phải thay đổi” hơn một thập kỷ trước. Điểm khác duy nhất là tập trung vào công nghệ robot hóa, vũ khí năng lượng định hướng, tầm xa đòn tấn công chính xác. Rất nhiều nội dung trong số những công nghệ sáng tạo này đã được phát triển từ lâu trước khi chiến lược mũi nhọn thứ ba được đề xuất.
Không gian mạng trung tâm hiện nay đã trở thành không gian chiến trường có quy mô toàn cầu tiếp theo, quân đội Mỹ từ lâu đã đi sâu vào nghiên cứu không gian chiến trường này, lên kế hoạch từng giai đoạn cho các hoạt động tác chiến trong không gian mạng. Những công nghệ tiên tiến hoặc các hướng phát triển tiềm năng, được giới thiệu trong khuôn khổ của chiến lược mũi nhọn thứ ba như các máy bay ném bom tấn công tầm xa (LRS-B), thủy lôi thông minh, lực lượng tác chiến không gian mạng... cũng đã được biết đến từ nhiều năm trước.
Phải chăng chiến lược mũi nhọn thứ ba chỉ là một động thái nhằm xây dựng lại một hình ảnh mới trong những khái niệm đã cũ, hoặc cần thiết phải có "rượu mới" trong chai mới hơn? Nhưng đã có nhưng khác biệt trong chiến lược mũi nhọn thứ ba khác hơn với khái niệm Tác chiến không – hải.
Điểm đặc trưng đầu tiên là, chiến lược không cố gắng có được tiếng vang lớn giống như "cuộc cách mạng trong lĩnh vực quân sự," cũng không hướng tới một một khái niệm tác chiến tiên tiến toàn diện như “Tác chiến Không – Hải (Air Sea Battle). Chiến lược này là tập trung mọi nỗ lực liên kết chặt chẽ theo đuổi một số công nghệ tiềm năng có thể duy trì được lợi thế hàng đầu của quân đội Mỹ.
Đặc trưng thứ hai là phạm vi và mục đích đặt ra rõ ràng và cụ thể hơn bất kỳ một khái niệm (cách mạng quân sự - RMA) hay một học thuyết quân sự mới, chiến lược mũi nhọn thứ ba có nhiều khả năng được đưa vào thực tế chiến đấu. Thành quả của chiến lược này từng bước được đưa vào hiện thực nhằm từng bước vô hiệu hóa học thuyết quân sự A2/AD.
Mục đích then chốt của Chiến lược mũi nhọn thứ ba là hình thành một thế hệ vũ khí trang thiết bị công nghệ tiên tiến, có khả năng đột phá và tạo ra những thách thức cụ thể với các hệ thống vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh, hệ thống thông tin truyền thông, điều hành tác chiến trong học thuyết quân sự A2/AD của Trung Quốc.
MQ- 9 Reaper, máy bay trinh sát Không quân Mỹ
Chiến lược này sẽ tạo lên một khả năng phát triển mới, khiến những tác giả thật sự của A2/AD, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh có căn cứ để lo sợ và buộc phải thúc đẩy cuộc chay đua công nghệ quân sự nhằm giảm thiểu nguy cơ bị vô hiệu hóa ý đồ chiến lược trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
* Tác giả Richard A. Bitzinger, chuyên viên cao cấp, Điều phối viên Chương trình chuyển đổi quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore.
http://viettimes.vn/the-gioi/phan-tich/my-tung-mui-nhon-thu-ba-khien-trung-quoc-lo-so-74072.html

Căn cứ TSB Trung Quốc nằm trong tầm ngắm của Mỹ

Tạp chí Kanwa số ra tháng 8/2016 cho hay, Hải quân Trung Quốc đã xây dựng xong căn cứ tàu sân bay thứ 2 lớn nhất thế giới tại đảo Hải Nam.

Căn cứ lớn nhất thế giới

Theo Kanwa, căn cứ tàu sân bay tại đảo Hải Nam có thể cùng là nơi neo đậu cho 2 tàu sân bay cỡ lớn. Nguồn tin này, căn cứ trên đảo Hải Nam trở thành cầu tàu dài nhất thế giới.

Theo những thông tin công khai, căn cứ tàu sân bay của Hải quân Mỹ tại Yokosuka thuộc tỉnh Kanagawa của Nhật Bản chỉ dài 400 m. Hay căn cứ Hải quân Norfolk, ở bang Virginia cũng chỉ dài 430 m nhưng vẫn đủ chỗ để neo đậu cùng lúc 2 tàu sân bay.

Ngoài ra, căn cứ tàu sân bay trên đảo Hải Nam còn được đánh giá là có bến cảng rộng nhất thế giới (120 m). Địa thế này cho phép quân đội Trung Quốc triển khai nhanh chóng tiếp nhiên liệu cho các tàu từ cả hai hướng cũng như tạo điều kiện để các tàu cung ứng di chuyển tự do quanh bến cảng.

Can cu TSB Trung Quoc nam trong tam ngam cua My
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Ngay thư đầu năm 2012, các bến cảng tại căn cứ tàu sân bay trên đảo Hải Nam đã được xây dựng và phần cấu trúc bên ngoài vào thời điểm đó đang được hoàn thiện.

Theo những hình ảnh thu thập được, Kanwa phân tích bên sườn đồi kế bên căn cứ có 3 mái vòm che radar màu xanh. Theo nguồn tin này, Cục 3 Bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc vốn phụ trách nghiên cứu khoa học, công nghệ và tình báo, đã biến khu vực này trở thành trạm kiểm soát sóng tín hiệu.

Nhưng cũng không loại trừ khả năng, những thiết bị radar đặt ở đây có thể là radar định vị hoặc radar giám sát.

Ngoài ra phía Tây sườn đồi cách bến tàu khoảng 8.000 m, còn có 2 mái vòm lớn màu xanh khác. Tạp chí Kanwa nhấn mạnh Hải Nam là một trong những căn cứ quan trọng giúp Cục 3 của Trung Quốc thu thập thông tin tình báo liên quan tới Việt Nam.

Vào năm 2012, Bắc Kinh cho triển khai xây dựng các cơ sở cung ứng bao gồm 2 cầu cảng và cơ sở hạ tầng trên mặt đất. Những cơ sở này trải dài từ đỉnh sườn đồi kế bên và trông giống như một hang động nhân tạo nhô ra biển.

Theo cách thiết kế truyền thống của Trung Quốc, nhiều khả năng công trình giống hang động này được Hải quân nước này sử dụng làm nơi chứa đạn dược và nhiên liệu.

Vào tháng 10/2013, quá trình xây dựng hai cầu cảng gần hoàn thành và tới tháng 11 thì chính thức kết thúc. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc Liêu Ninh đã cập cảng này sau khi hoàn thành hành trình chạy thử nghiệm trên Biển Đông cùng với một tàu cung ứng.

Cầu cảng thứ ba và thứ tư cũng được triển khai xây dựng vào năm 2012 nhưng tới giữa năm 2014, chúng vẫn chưa được hoàn thành. Ngoài ra, nằm ngay giữa bến tàu là một tòa nhà gắn 6 ăng-ten đĩa vệ tinh phía trên. Khả năng tòa nhà này sẽ trở thành nơi điều phối hoạt động di chuyển của các tàu sân bay Trung Quốc.

Vào tháng 11/2014, hai tàu hộ tống và một tàu cung ứng của Trung Quốc đã tới neo đậu tại căn cứ mới trên đảo Hải Nam. Điều này cho thấy cơ sở này đã chính thức đi vào hoạt động.

Tầm ngắm của Mỹ

Nói về khả năng giám sát căn cứ tàu sân bay trên đảo Hải Nam của Trung Quốc, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đô đốc John Kirby cho biết bất cứ hoạt động bất chính nào của Bắc Kinh trên hòn đảo này và toàn bộ Biển Đông đều nằm trong tầm giám sát của Mỹ.

Theo báo cáo thường niên đầu năm 2015 của Bộ Quốc phòng Mỹ gửi Quốc hội, Trung Quốc đang xây dựng căn cứ tàu sân bay quy mô lớn trên đảo Hải Nam, đồng thời có sự hiện diện của 3 tàu ngầm lớp Tấn (Type 094) chạy bằng động cơ hạt nhân, vũ trang tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân JL- 2 bắn xa đến 7.400 km tại hòn đảo này.

Để có được kết quả này, Hải quân Mỹ dùng tới phi đội gồm 6 chiếc máy bay tuần tiễu săn ngầm P-8A bố trí ở Okinawa (Nhật Bản) từ năm 2013 thay cho đội bay EP-3 cũ kỹ thời chiến tranh lạnh, phụ trách trinh sát biển ở vùng biển Tây Thái Bình Dương.

Ngoài ra, Mỹ còn còn sở hữu mạng lưới radar do thám cực hiện đại có thể giám sát nhất cử nhất động của Trung Quốc không chỉ ở đảo Hải Nam mà trên toàn bộ Thái Bình Dương.

Vì vậy, việc Trung Quốc bắt đầu xây dựng và hoàn thành đối với căn cứ tàu sân bay trên đảo Hải Nam không phải là chuyện bất ngờ đối với Mỹ, Đô đốc John Kirby cho biết. Vị đô đốc này cho biết thêm, tuy nhiên Trung Quốc sử dụng căn cứ này cho mục đích gì thì cần phải theo dõi động thái tiếp theo của nước này.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/can-cu-tsb-trung-quoc-nam-trong-tam-ngam-cua-my-3317474/

Đệ nhất Thế chiến không gian mạng

Mỹ sẵn sàng phát động cuộc xung đột toàn cầu trên không gian ảo.
Những người ủng hộ đảng Dân chủ Mỹ một lần nữa nghi ngờ các tin tặc Nga thực hiện các cuộc tấn công vào các máy chủ của ban tổ chức tranh cử của ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ Hillary Clinton.

Mặc dù bản thân giới quan chức các bộ ngành quyền lực Mỹ rất thận trọng trong các đánh giá, các báo chí hàng đầu sẵn sàng ủng hộ các nhà tư tưởng của đảng Dân chủ thuộc phe Clinton.

Cuộc tấn công của gấu Nga 
Hệ thống thông tin mà ban tổ chức tranh cử của Hillary Clinton sử dụng trong cuộc vận động tranh cử giành vị trí ứng viên của đảng Dân chủ đã bị bẻ khóa.

Và vụ đột nhập dường như là do tình báo Nga thực hiện. Người ta thậm chí nêu tên của nhóm tin tặc là Fancy Bears. Đây không phải là lần đầu tiên Fancy Bears xuất hiện trên sân khấu chính trị Mỹ.

Hãng bảo mật Mỹ CrowdStrike phỏng đoán có hai nhóm tin tặc mang tên “Gấu” hoạt động trên mạng và tấn công các tổ chức của đảng Dân chủ Mỹ. Công ty này “hoàn toàn tình cờ” đang tiến hành khắc phục hậu quả của vụ tin tặc xâm nhập hệ thống của đảng Dân chủ. CrowdStrike đã xác định tên của các nhóm “Gấu” này và điều thú vị là chúng lại thuộc về các cơ quan tình bào khác nhau của Nga. Nhóm Fancy Bears được cho là đại diện cho lợi ích của Tổng cục Tình báo - Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga GRU, còn nhóm Cozy Bears thì thuộc về Cơ quan An ninh liên bang Nga FSB.

CrowdStrike không hề giải thích vì sao họ phân chia các nhóm tin tặc theo cơ quan đặc vụ như vậy. Lần này, các tin tặc được cho là thuộc nhóm do GRU hậu thuẫn đã tiếp cận được các chương trình phân tích mà các chiến lược gia Dân chủ sử dụng trong chiến dịch tranh cử.

Bất chấp những tuyên bố to tiếng, phe Dân chủ không hiểu vì sao vẫn tin rằng, tin tặc đã không thể xâm nhập được máy chủ chính. Vì thế, hệ thống nội bộ của đảng Dân chủ không bị tổn hại. Tất cả những thông tin này được các tờ báo Mỹ uy tín nhất vốn có vai trò quyết định không chỉ trong việc đưa tin về chiến dịch tranh cử mà còn ảnh hưởng đến việc Nhà Trắng đưa ra các quyết định đối ngoại đăng tải dồn dập.

Tất cả những báo chí này liên tục dẫn đánh giá của các quan chức giấu tên, họ nói ra những câu nhiều nghĩa về việc “kẻ thù nguy hiểm, vô hình và có khả năng làm những hành động có hậu quả kinh khủng”. Nhưng trong các tuyên bố chính thức, họ chỉ hứa tìm hiểu tình hình. Sau đó, chẳng có xác nhận thực tế nào. Các đại diện FBI thì chỉ đưa tuyên bố chẳng có ý nghĩa gì rằng, họ đang kiểm tra các tín hiệu về sự xâm nhập của tin tặc.

Còn Giám đốc CIA John Brennan, khi phát biểu ở đầu kia nước Mỹ tại Diễn đàn kinh tế Aspen đã buộc phải trả lời các câu hỏi của phóng viên về việc ông nghĩ gì về cuộc tấn công ồ ạt của gấu Nga vào không gian mạng của Mỹ. “Rõ ràng là sự can thiệp vào chiến dịch bầu cử ở Mỹ là một tội rất nghiêm trọng”, ông Brennan tuyên bố và cam kết chính phủ Mỹ sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết.

Tiến hành chiến tranh mạng như thế nào?


Sự thận trọng của các quan chức khối quyền lực Mỹ là có thể hiểu được. Không ai biết tiến hành chiến tranh mạng như thế nào mặc dù bản thân thuật ngữ này đã bước vào kho từ vựng của Lầu Năm góc cùng với việc nhậm chức của vị tổng thống đương kim. Năm 2009, Barack Obama đã hạ lệnh thành lập bộ chỉ huy về chiến tranh tâm lý và tác chiến điện tử. Nhiệm vụ của nó là đấu tranh chống sự xâm nhập của tin tặc các nước khác. Thực ra đó là bảo vệ các mục tiêu hạ tầng quân sự chứ không phải dân sự. Nhưng danh sách đối phương đã được xác định ngay từ ngày đầu tiên của cơ quan này. Đó là Trung Quốc và Nga, những quốc gia độc lập có khả năng chống chọi nước Mỹ trong cuộc xung đột có sử dụng vũ khí hạt nhân. hoàn toàn hợp lý là bộ chỉ huy này trực thuộc Bộ Chỉ huy chiến lược.

Nhưng nếu như các nguyên tắc tiến hành chiến tranh sử dụng vũ khí hạt nhân người ta hiểu và tính toán được tương đối (chính chúng đặt ra khuôn khổ chung cho chiến tranh lạnh), thì đối với chiến tranh thông tin (hay không gian mạng), người ta hoàn toàn còn chưa biết. Trong khi đó, những hậu quả chiến sự trên không gian mạng có thể là hoàn toàn hiện thực.

Cho đến nay, hành động chiến tranh mạng thực sự duy nhất được xác nhận là việc tung “virus quân sự” có tên Stuxnet có khả năng phá hủy hạ tầng vào mạng của Iran. Điều thú vị là bản thân việc phát triển và sử dụng virus này được chính Hillary Clin khi đó là ngoại trưởng Mỹ tiết lộ vào năm 2011. Bà Clinton nói rằng, cuộc tấn công của Stuxnet đã làm chậm mấy năm sự phát triển của chương trình vũ khí hạt nhân Iran.

Nay thì chính bà Hillary trở thành mục tiêu bị tấn công, tạm thời là tấn công thông tin. Vấn đề tấn công mạng của đảng Dân chủ đến nay chỉ có một nhân vật nhận trách nhiệm là tin tặc Rumani có biệt danh Gucifer. Dĩ nhiên là chẳng ai tin những lời thừa nhận này, nhưng những cáo buộc chống lại tin tặc Nga được dựng lên trong sào huyệt của đảng Dân chủ xem ra còn kém thuyết phục hơn. Trong khi đó, tất cả các chuyên gia không có loại trừ đều xuất phát từ thực tế là trong thế giới ngày nay, không thể che giấu dấu vết trước những con quái vật điều tra điện tử như.

Việc thiếu vắng những tuyên bố chính thức có nghĩa là không thể leo thang xung đột hay không? Chắc chắn là không. Trong lịch sử của mình, nước Mỹ biết đến không ít những ví du gây chiến bằng cách sử dụng báo chí, kể cả khi những cuộc chiến tranh này đem lại những khó khăn rõ ràng cho nước này. Ví dụ mới nhất là chiến dịch quân sự ở Iraq mà sự vô nghĩa và tác hại của nó là rõ ràng đối với một số lượng lớn quan chức xuất thân từ các đảng khác nhau. Ấy vậy nhưng chiến tranh vẫn nổ ra, được tiến hành và kết thúc hoàn toàn theo những kịch bản bi quan nhất. Điều đó có nghĩa là ngay lúc này, tình hình sẽ diễn tiến tương tự như vậy. Còn các chiến lược gia thì sẽ hy vọng rằng, các cuộc chiến tranh ảo sẽ chỉ dừng ở việc thu thập thông tin, tác hại nhỏ trong các mạng máy tính và sẽ không gây tổn hại cho hạ tầng thực tế. Nhưng như ta đã biết, chưa ai từng thực sự tiến hành một cuộc chiến tranh như vậy. Nên có thể có những phương án.

http://vietnamdefence.com/Home/cyber/cyberwarfare/cyberspy/De-nhat-The-chien-khong-gian-mang/20168/54989.vnd

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Việt Nam nắm “sát thủ” BrahMos sẽ thay đổi cán cân sức mạnh Biển Đông


Các tàu tên lửa tốc độ cao của Việt Nam, được trang bị tên lửa BrahMos có thể tạo ra nguy cơ đe dọa phi đối xứng đối với hạm đội của kẻ địch. Nếu Việt Nam sở hữu thêm BrahMos, kết hợp với Kh-35 Uran –E của Nga, sự cân bằng sức mạnh ở Biển Đông sẽ có những thay đổi cơ bản, National Interest nhận định.
Tên lửa BrahMos của Ấn Độ Tên lửa BrahMos của Ấn Độ
Trong khi trung tâm sự chú ý của truyền thông thế giới đang tập trung vào cuộc chiến hỗn loạn ở Trung Đông, hai quốc gia đông dân nhất thế giới Trung Quốc và Ấn Độ lại lao vào những rắc rối liên quan đến tên lửa. Nhưng không phải tên lửa đạn đạo mà là tên lửa siêu âm BrahMos.
Tờ nhật báo quân giải phóng Trung Quốc (PLA) vừa đăng bài chỉ trích New Dehli: "Ấn Độ triển khai tên lửa siêu âm trên tuyến biên giới, thực tế vượt quá nhu cầu phòng thủ và hình thành nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đối với các tỉnh Tây Tạng và Vân Nam Trung Quốc". Tờ báo này chỉ trích: "Việc triển khai tên lửa BrahMos vượt qua giới hạn của sự cân bằng lực lượng và làm gia tăng đối đầu căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ, tác động tiêu cực đến sự ổn định trong khu vực."
Hãng tin quân sự Ấn Độ có bài viết phản ứng gay gắt: "Ấn Độ nhận thức rất rõ những nguy cơ đang đe dọa và đặt trọng tâm vào mục đích an ninh quốc gia, việc Ấn Độ hướng tới vấn để đảm bảo an ninh bằng cách triển khai các phương tiện chiến đấu trên lãnh thổ của mình không nhằm vào bất cứ ai”.
BrahMos là một tiến bộ rất lớn của Ấn Độ trong lĩnh vực tên lửa hành trình. Chính vì vậy tên lửa BrahMos là mối quan tâm lớn của Bắc Kinh, việc triển khai và xuất khẩu tên lửa được coi là nguy cơ đe dọa với an ninh quốc gia Trung Quốc.
Điểm then chốt của tên lửa hành trình BrahMos là tàng hình, tốc độ siêu âm và vô cùng khó khăn trong đánh chặn. Tên lửa cũng là điểm mấu chốt gây tranh cãi trong mối quan hệ giữa các quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc, Nga và có thể là Việt Nam.

Sát thủ tàu sân bay siêu âm
Sự phát triển của tên lửa hành trình BrahMos khởi đầu vào năm 1990 như một dự án hợp tác Nga và Ấn Độ nhằm mục đích phát triển tên lửa hành trình P-800 Oniks phiên bản Ấn Độ. Tên của tên lửa là một từ ghép giữa các con sông Brahmaputra của Ấn Độ và Moskva ở Nga.
Tên lửa hành trình được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên tầm xa, không bộc lộ vị trí phóng tên lửa để tránh đòn phản kích của đối phương. Tên lửa hành trình thành công nhất là Tomahawk do Mỹ phát triển. Được phòng từ nhiều phương tiên mang khác nhau, quả tên lửa nặng 2.900 pound có thể hành trình trên khoảng cách 1.000 dặm  với tốc độ 500 dặm/ giờ, gần bằng tốc độ của máy bay bay trước khi tấn công mục tiêu.
Trong Chiến tranh Lạnh, Liên xô đã phát triển các tên lửa hành trình khác nhau để tấn công các tàu sân bay Mỹ. Những tên lửa hành trình có tốc độ bay cận âm nhằm vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa, bao hồm các tên lửa không-đối-không phóng từ máy bay tiêm kích, tên lửa đất-đối-không và súng máy tốc độ cao Gatling của hệ thống phòng không tầm gần CIWS. Các tên lửa Liên Xô có khối lượng đầu đạn lớn để có thể tiêu diệt mục tiêu chỉ bằng một tên lửa.
Tên lủa BrahMos có tốc độ khoảng Mach 2.8, cao hơn tốc độ của tên lửa Oniks P-800. Tên lửa cũng có khối lượng lớn hơn  gấp 2 lần Tomahawk, khoảng 6000 pounds (hơn 2700 kg).
Sự kết hợp giữa hai lần trọng lượng tên lửa và tốc độ cao hơn gấp bốn lần tên lửa Tomahawk đã tạo thành năng lượng công phá rất lớn khi đánh trúng mục tiêu. Mặc dù khối lượng đầu đạn nhỏ hơn, nhưng sức công phá của BrahMos lớn hơn nhiều lần so với Tomahawk.
Một đặc tính kỹ thuật quan trọng của BrahMos là có thể duy trì tốc độ siêu âm khi bay lướt ở độ cao thấp khiến tên lửa trở lên rất khó phát hiện và đánh chặn. Để gia tăng khả năng xuyên thủng hàng rào phòng không, BrahMos thực hiện đường bay cơ động hình chữ S trước khi tấn công. Điều này khiến hệ thống phòng thủ rất khó bắn hạ tên lửa ở cự ly gần.
Chiến hạm hiện đại đánh chặn tên lửa BrahMos bằng hệ thống phòng thủ nhiều lớp: tầm trung và tầm ngắn bằng tên lửa phòng không và tầm cận gần súng tự động tốc độ cao CIWS. Nhưng các phương tiện mang BrahMos có thể tiến hành cuộc tấn công bằng loạt tên lửa nhằm áp đảo hệ thống phòng thủ của chiến hạm mục tiêu.
Nếu cuộc tấn công bằng tên lửa BrahMos được tiến hành trên khoảng cách 120 km, tên lửa sẽ bay lướt trên độ cao thấp đến mục tiêu. Tên lửa chỉ có thể phát hiện từ xa nhờ các máy bay cảnh bảo sớm AWACS, các chiến hạm có hệ thống phòng không hiện đại chỉ phát hiện được mục tiêu trên khoảng cách 30 km, tức là phải phản ứng đánh chặn trong vòng 30 giây. Các chuyên gia Hải quân Mỹ cho rằng một khu trục hạm lớp Arleigh Burke  với hệ thống phòng không Aegis không thể đánh chặn nhiều hơn 12 tên lửa BrahMos cùng lúc và cụm tàu sân bay tấn công chủ lực cũng chỉ vô hiệu hóa được khoảng 64 tên lửa.
Tất nhiên, mặc dù Ấn Độ không thân thiện với các cụm tàu sân bay tấn công chủ lực Mỹ trong quá khứ, nhưng mục tiêu của New Delhi lại là một quốc gia khác.
Quy chế giới hạn tầm bắn – điểm yếu duy nhất của BrahMos
BrahMos có tầm bắn tương đối ngắn, khoảng 190 dặm (290 km), thấp hơn một nửa tầm bắn của các tên lửa Oniks của Nga. Như vậy các phương tiện mang BrahMos phải đến tương đối gần mục tiêu trong phạm vi mà đối phương có thể phát hiện và phản kích.
Tầm bắn này được áp đặt để phù hợp với Quy chế kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR), Cơ chế hợp tác này được ký từ ba mươi năm nước của các nước phát triển công nghệ tên lửa, quy định hạn chế xuất khẩu tên lửa hành trình trên biển với tầm bắn lớn hơn ba trăm km. Nga là một thành viên của hệ thống đối tác này và chỉ đến 28.06 năm nay, Ấn Độ mới chính thức tham gia thành viên.
Trung Quốc không phải là thành viên của quy chế MTCR, nhưng vì thế phải trả giá đắt để có được công nghệ tên lửa. Ấn Độ ngược lại, muốn tham gia vào nhóm các nhà cung cấp năng lượng hạt nhân thương mại. Nhưng Trung Quốc đã chặn nhập khả năng này của New Dehli tháng 6.2016.
Bằng cách tôn trọng những quy định của MTCR, Ấn Độ tham gia vào nhóm có thể xuất khẩu tên lửa hành trình và hy vọng có thể sử dụng ưu thế này như đòn bẩy trong quan hệ với Trung Quốc. Ấn Độ có thể trao đổi để Trung Quốc gia nhập nhóm MTCR và ngược lại Ấn Độ có thể xuất khẩu công nghệ hạt nhân thương mại.
Đa chủng loại cho nhiều phương tiện mang
Tên lửa BrahMos không chỉ là có nhiệm vụ chống tàu, tên lửa có thể sử dụng tấn công các mục tiêu mặt đất, tiêu diệt các công trình hạ tầng quân sự như đài radars, trung tâm chỉ huy, các căn cứ không quân, hải quân, các khẩu đội tên lửa. BrahMos có thể mang đầu đạn hạt nhân có khối lượng đến 660-pound (300 kg), dù trong mục đích sử dụng không đặt ra.
Ấn Độ phát triển một số các biến thể tên lửa BrahMos , được thiết kế để có thể lắp đặt trên các phương tiện mạng khác nhau nhằm tấn công các mục tiêu trên đất liền hoặc trên biển.
Các chiến hạm mang BrahMos sử dụng 8 ống phóng tên lửa. Sáu khu trục hạm hạng nhẹ và hai tàu khu trục hạng nặng trang bị tên lửa BrahMos phóng đơn từng quả đạn, ba tàu khu trục khác có khả năng phóng hai tên lửa cùng lúc. Nhiều chiến hạm trang bị tên lửa BrahMos đang được đóng mới ở Ấn Độ.
Hải quân Ấn Độ thử nghiệm thành công một phiên bản tên lửa BrahMos phóng ngầm, dự kiến sẽ lắp đặt cho các tàu ngầm trong tương lai. Phiên bản BrahMos dành cho tàu ngầm là phiên bản thực sự nguy hiểm do tàu ngầm có thể tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách gần mà không bị phát hiện.
Ấn Độ đang phát triển biến thể tên lửa BrahMos - A, có thể phóng từ máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKI. Quá trình phát triển kéo dài nhiều năm, Su-30 đã cải tiến và nâng cấp để có thể thực hiện sứ mệnh này. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên hoàn thành vào tháng 6.2016.
Ấn Độ đặt mua khoảng 200 tên lửa BrahMos-A, lên kế hoạch chuyển đổi 40 chiếc Su-30MKI mang tên lửa.Sự thay đổi này đã làm tăng đáng kể khả năng tác chiến trên biển của quân đội Ấn Độ.
Tên lửa BrahMos được phát triển để có thể lắp đặt trên xe vận tải hạng nặng cơ động cao 12 bánh. Đã hình thành các trung đoàn tên lửa mặt đất, trang bị 5 xe phóng với biên chế hơn 100 tên lửa. Ấn Độ đang triển khai trung đoàn tên lửa thứ tư tại Arunachal Pradesh với chi phí hơn 4.300 triệu rupee (khoảng hơn 640 triệu USD).
Tên lửa BrahMos phiên bản phóng trên xe vận tải cơ động
Đây là những gì khiến quân đội Trung Quốc lo ngại, đặc biệt từ khi các tên lửa Block III mới được thiết kế để có thể tấn công bổ nhào với góc rơi khoảng 70 độ nhằm vào các mục tiêu trên sườn phía sau của các dãy núi. Loại tên lửa này được cải tiến nhằm mục đích tấn công tuyến phòng thủ biên giới của PLA dọc theo dãy núi Himalaya.
Hiện nay, quân đội Ấn Độ đang nỗ lực phát triển các biến thể của tên lửa BrahMos. Một số thông tin chưa được công nhận chính thức cho rằng Ấn Độ năm 2012 đã thử nghiệm một phiên bản tên lửa, lắp đặt hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS, Glonass  với tầm bay đến 500 km. Nhiều chuyên gia tên lửa cho rằng BrahMos có khả năng bay xa hơn so với tuyên bố giới hạn phạm vi tác chiến trong bán kích 290 km.
Ấn Độ đang chuẩn bị giới thiệu thế hệ tên lửa tiếp theo BrahMos-NG, có kích thước nhỏ hơn (nặng khoảng 300 pound – 1270 kg) có tốc độ Mach 3,5, ứng dụng công nghệ tàng hình. Với khối lượng này, các tên lửa có thể được triển khai trên các phương tiện mang mặt đất đất, trên biển và trên không, các máy bay tiêm kích đa nhiệm thế hệ thứ tư có thể mang đến 2 tên lửa BrahMos.
Hơn thế nữa, Ấn Độ đang có kế hoạch thử nghiệm một siêu tên lửa BrahMos II với động cơ phản lực dòng khí thẳng cho phép đạt đến tốc độ Mach 7.Loại tên lửa chống tàu siêu thanh này hoàn toàn không thể đánh chặn do từ khi phát hiện đến khi tên lửa trúng mục tiêu chỉ có vài giây. Quân đội Mỹ cũng chỉ mới bắt đầu phát triển tên lửa siêu thanh trong kế hoạch “Đòn tấn công Thần tốc toàn cầu”.
"Sát thủ" thay đổi cân bằng sức mạnh Biển Đông
BrahMos là đã trở thành yếu tố mới trong mối quan hệ vốn đã căng thẳng Ấn Độ với Trung Quốc. Năm 1962, quân đội Trung Quốc xâm nhập và tấn công vùng biên giới Himalaya vẫn là sự cay đắng không thể quên của Ấn Độ. Trong thập kỷ qua, các đơn vị đồn trú dọc biên giới Trung Quốc bắt đầu tăng nhanh về số lượng và quy mô đơn vị, buộc phía Ấn Độ phải tiến hành các động thái tương tự.
Mối quan hệ chặt chẽ của Trung Quốc với kẻ thù lịch sử của Ấn Độ là Pakistan, đang phát triển căn cứ quân sự lớn ở Gwadhar càng làm Ấn Độ khó chịu. New Dehli coi mối quan hệ Trung Quốc – Pakistan như một nỗ lực nhằm bao vây và gây bất ổn cho quốc gia này, đây cũng là nguyên nhân gia tăng căng thẳng.
Mùa thu năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Ấn Độ nhằm cải thiện quan hệ. Nhưng một nhóm binh sĩ biên giới Trung Quốc dường như đã bỏ qua nỗ lực của lãnh đạo Bắc Kinh và tiến hành một cuộc xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ (may mắn không xảy ra xung đột) gây cản trở cho bất cứ tiến trình nào trong tương lai làm dịu căng thẳng hai nước.
Tạm thời, tên lửa BrahMos chưa tấn công sâu hơn vào lục địa Trung Quốc. Dù quân đội Trung Quốc khó chịu về sự hiện diện của BrahMos trên biên giới, thì Bắc Kinh cảm thấy bất an hơn nhiều khi Ấn Độ công bố đạt được thỏa thuận bán tên lửa cho Việt Nam.
Hải quân Việt Nam trong giai đoạn hiện này, với số lượng chiến hạm tương đối giới hạn không thể cân bằng sức mạnh với sự gia tăng đến chóng mặt của lực lượng hải quân PLA vốn đã có quy mô lớn nhất trong khu vực và đứng thứ hai trên thế giới. Nhưng các khinh hạm tên lửa tốc độ cao của Việt Nam, được trang bị tên lửa BrahMos có thể tạo ra nguy cơ đe dọa phi đối xứng đối với hạm đội tàu quân sự của kẻ địch. Nếu Việt Nam sở hữu thêm BrahMos đi cùng với Kh-35 Uran –E của Nga, sự cân bằng sức mạnh ở châu Á-Thái Bình Dương sẽ có những thay đổi về cơ bản.
Mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ vốn đã có từ lâu và New Dehli cố gắng duy trì liên minh với Việt Nam như một đối trọng có sức nặng với Trung Quốc. Chiến lược này cũng được duy trì nhằm xuất khẩu tên lửa. Danh sách các nước quan tâm đến thời điểm này bao gồm Malaysia, Brazil, Chile, Venezuela, Nam Phi và Indonesia.
Hệ thống tên lửa BrahMos cũng cho thấy một giới hạn nhất định không thể vượt qua trong liên minh Trung - Nga. Nga có mối quan hệ lịch sử chặt chẽ với Ấn Độ và Việt Nam trong mọi thời kỳ. Nhưng mối quan hệ với Trung Quốc hoàn toàn mang tính thời vụ và hầu như chỉ có ý nghĩa giải pháp trong các mối quan hệ quốc tế. Việc nhất trí cùng Ấn Độ bán BrahMos cho Việt Nam khẳng định Nga muốn duy trì quan hệ liên minh với hai quốc gia này và không cam kết liên minh với Trung Quốc ngoài các lợi ích kinh tế hoặc mối quan tâm riêng nhằm đảm bảo hòa bình với sức mạnh của quốc gia láng giềng nhiều tham vọng.
Cách đơn giản nhất là chủ động hạ nhiệt căng thẳng trong nguy cơ xung đột với New Dehli. Ấn Độ là quốc gia có nền dân chủ, hoàn toàn không có khả năng để khởi động một cuộc xâm lược bất ngờ lớn trên dãy Himalaya. Cơ chế quản lý leo thang căng thẳng trên biên giới Trung-Ấn sẽ không gây lên những tổn thất chính trị nội bộ Bắc Kinh. Người dân Trung Quốc có thể không có những bức xúc quá căng thẳng theo ranh giới chính xác của đường McMahon – biên giới Trung - Ấn ngày nay.
Nhưng điều đó cũng sẽ không làm thay đổi khả năng Việt Nam sở hữu BrahMos nếu như mọi thỏa thuận giữa Ấn Độ và Việt Nam hoàn thành. Tốc độ ký kết sẽ rất nhanh chóng nếu tình hình Biển Đông trở lên căng thẳng. Và khi các khinh hạm tên lửa tốc độ cao của Việt Nam được lắp đặt BrahMos, cán cân lực lượng trên Biển Đông sẽ có sự thay đổi rõ rệt.
* Bài viết trên National Interest của tác giả Sébastien Roblin, thạc sĩ khoa học Giải quyết xung đột của Đại học Georgetown.
http://viettimes.vn/quoc-phong/phan-tich/viet-nam-nam-sat-thu-brahmos-se-thay-doi-can-can-suc-manh-bien-dong-73877.html

Việt Nam “liên thủ” Ấn Độ ở Biển Đông


Chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ tiếp tục can dự vào vấn đề Biển Đông, Việt Nam dần dần trở thành điểm tựa cho Ấn Độ thực hiện chính sách hướng Đông, báo chí Ấn Độ nhận định.
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Ấn Độ vào tháng 10/2014 (ảnh tư liệu)Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Ấn Độ vào tháng 10/2014 (ảnh tư liệu)
Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 25/8 dẫn tờ The Times of India Ấn Độ ngày 24/8 cho rằng "mặc dù chưa phát hiện ra bất cứ nguồn dầu khí nào, nhưng công ty Ấn Độ vẫn sẽ tiếp tục thăm dò ở khu vực Biển Đông".
Bài báo cho biết Chính phủ Việt Nam lần thứ tư kéo dài thời hạn giấy phép thăm dò lô 128 cho Công ty Dầu khí Ấn Độ, tiếp tục cho phép công ty Ấn Độ hoạt động ở vùng biển này đơn thuần là xuất phát từ sự "cân nhắc chiến lược".
Thực ra, báo chí Trung Quốc thường xuyên tạc, thêm mắm thêm muối vào các thông tin đưa ra từ nước khác để cộng đồng quốc tế hiểu nhầm, từ đó dẫn đến hiểu sai và hành động sai. Họ làm như vậy tất cả là vì lợi ích hẹp hòi, vì tham vọng bành trướng của Bắc Kinh (PV).
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Ấn Độ tháng 10/2014 (ảnh tư liệu)
Mặc dù phía Trung Quốc từng "cảnh cáo" vô lối đối với hoạt động thăm dò dầu khí của các nước liên quan tại khu vực Việt Nam cho phép, nhưng Công ty dầu khí Ấn Độ vẫn lựa chọn lần thứ tư cùng Việt Nam kéo dài thời gian thăm dò, hợp đồng mới được kéo dài đến tháng 6/2017.
Năm 2006, Công ty Dầu khí Ấn Độ được Việt Nam cấp giấy phép thăm dò lô 127 và lô 128 ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Báo Trung Quốc tự tiện coi đó là "khu vực tranh chấp". Ấn Độ sau đó đã từ bỏ lô 127 vì không phát hiện có dầu khí, nhưng tiếp tục thăm dò ở lô 128.
Đối với vấn đề này, Trung Quốc cũng lên tiếng dị nghị vô lối cho rằng "nếu việc hợp tác dầu khí của các nước liên quan gây thiệt hại cho cái gọi là "chủ quyền và quyền lợi của Trung Quốc". 
Một hành vi ngang ngược của Bắc Kinh là mấy năm trước họ từng cho mời thầu dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Phán quyết của Tòa trọng tài ở The Hague ngày 12/7/2016 đã bác bỏ hoàn toàn cái gọi là "quyền lợi lịch sử" và yêu sách bành trướng "đường chín đoạn" vô lý, phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Phán quyết của Tòa trọng tài ở The Hague ngày 12/7/2016 về vụ kiện của Philippines đã tạo cơ sở pháp lý cho giải quyết tranh chấp Biển Đông. Ảnh: Btime
Báo chí Ấn Độ cho biết, lô 128 rộng hơn 7.000 km2. Đến nay, công ty Ấn Độ đã đầu tư trên 50 triệu USD. Mặc dù chưa phát hiện được bất cứ hydrocarbon nào, nhưng Ấn Độ vẫn tiếp tục ở lại. 
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, mặc dù công tác thăm dò dầu khí của công ty Ấn Độ hiện chưa có hiệu ích kinh tế, nhưng Ấn Độ hoàn toàn không có ý định từ bỏ, cho thấy Ấn Độ có thái độ cứng rắn trong vấn đề Biển Đông.
Ấn Độ luôn cho rằng khu vực Jammu và Kashmir liên tiếp bị Pakistan gây phiền phức, trong khi đó, Trung Quốc lại có thái độ coi thường đối với vấn đề này. Kế hoạch hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan đi qua khu vực này, động chạm đến lợi ích chủ quyền lãnh thổ của Ấn Độ.
Tờ The Times of India cho rằng chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tiếp tục đóng vai trò người tham gia trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, được cho là có lợi cho làm giảm tình hình khó khăn từ việc Ấn Độ bị Trung Quốc phản đối gia nhập Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân (NSG).
Trung Quốc từng mời thầu dầu khí một cách hết sức ngang ngược ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (ảnh tư liệu)
The Times of India còn cho rằng, trong vài năm gần đây, Việt Nam dần trở thành quốc gia "điểm tựa" cho "chính sách Đông tiến" của Ấn Độ. Ấn Độ đã cấp 100 triệu USD để Việt Nam đổi mới trang bị tuần tra, hợp tác quân sự Ấn-Việt đã triển khai trên nhiều lĩnh vực. 
Sự coi trọng của Ấn Độ đối với Việt Nam không chỉ xuất phát từ việc Ấn Độ tham gia vào các vấn đề Đông Á hoặc tăng cường tiếng nói trong các nước ASEAN, mà còn nỗ lực đóng vai trò rộng lớn hơn ở toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tháng 9/2016, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ đến thăm Việt Nam trước khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu, Trung Quốc. Đây là chuyến thăm lần thứ ba của Thủ tướng Ấn Độ tới Việt Nam trong mấy chục năm qua. Hai lần trước là vào các năm 2001 và năm 2010.
Ngày 6/2/2016, Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam, Tư lệnh Hải quân Việt Nam tham dự Lễ khai mạc duyệt binh tàu Hải quân quốc tế tại thành phố cảng Vishakhapatnam, Ấn Độ.http://viettimes.vn/the-gioi/phan-tich/viet-nam-lien-thu-an-do-o-bien-dong-73332.html

Trung Quốc nổi giận vì Ấn Độ triển khai tên lửa BrahMos ở biên giới


Ấn Độ triển khai các vũ khí trang bị mới như máy bay chiến đấu Su-30MKI, dòng tên lửa Agni, máy bay do thám không người lái ở khu vực đông bắc để chiếm ưu thế và răn đe Trung Quốc.
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos Ấn Độ (ảnh tư liệu)Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos Ấn Độ (ảnh tư liệu)
Tờ Giải phóng quân Trung Quốc ngày 20/8 đã lên tiếng ra sức chỉ trích việc Ấn Độ triển khai tên lửa hành trình đất đối đất siêu âm BrahMos ở khu vực bang Arunachal (Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng). Trước sự phản đối này, báo chí Ấn Độ tỏ ra rất hưng phấn. 

Nhưng, tờ Người quan sát Trung Quốc ngày 23/8 tuyên truyền cho rằng Ấn Độ hiện nay triển khai một loạt hành động tăng cường bố trí quân sự ở khu vực Arunachal, thậm chí đã hình thành "chính sách tiến lên" trên cấp độ mới, điều này "rất không có lợi" cho giải quyết hòa bình tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

The Hindu sau khi Ấn Độ tuyên bố triển khai phiên bản cải tiến mới của tên lửa Brahmos ở bang Arunachal được vài tuần (thông tin đưa ra là ngày 3/8), Trung Quốc cuối cùng đã tiến hành cảnh cáo cho biết điều này có khả năng sẽ gây "ảnh hưởng tiêu cực" đến sự ổn định biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Vào đầu tháng 8/2016, Ủy ban An ninh Quốc hội Ấn Độ tuyên bố, căn cứ vào mệnh lệnh của Thủ tướng Narendra Modi, sẽ thành lập một trung đoàn phóng tên lửa mới, trang bị tên lửa BrahMos phiên bản cải tiến. Đây là một loại đặc biệt được cải tiến cho chiến tranh trên vùng núi.
Hệ thống tên lửa hành trình siêu âm BrahMos của Ấn Độ (ảnh tư liệu)
Trung đoàn phóng tên lửa mới sẽ triển khai ở bang Arunachal. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với khu vực này. Những năm gần đây, lực lượng tuần tra hai nước thường xuyên xảy ra các vụ đối đầu ở khu vực này.

Tên lửa BrahMos là một loại tên lửa được Nga chuyển nhượng một phần công nghệ cho Ấn Độ, do Ấn Độ bỏ vốn giúp Nga hoàn thành nghiên cứu chế tạo tên lửa chống hạm Yakhont. 

Việc Ấn Độ triển khai tên lửa hành trình BrahMos ở bang Arunachal bị tờ Giải phóng quân Trung Quốc cho là đã vượt nhu cầu phòng vệ thông thường, đã tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với khu vực Tây Tạng, Vân Nam của Trung Quốc.

Tên lửa BrahMos có khả năng tấn công kiểu bổ nhào ưu việt, thích hợp với sử dụng ở khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, nơi có địa hình đồi núi là chính.

Nhìn vào thiết kế ngoại hình, tính năng tàng hình và khả năng đột phá phòng thủ của loại tên lửa này được tăng cường rất lớn. 

Ngoài ra, tên lửa này có thể bay thấp cách mặt đất khoảng 10 m vào giai đoạn cuối, tiến hành cơ động kiểu hình con rắn ở tầng trời thấp, dễ dàng tránh được hoạt động đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos trang bị trên tàu chiến Hải quân Ấn Độ. Ảnh: Sina
Việc thiết kế như vậy có lợi cho tăng cường khả năng sống sót của tên lửa, nhất là trong tác chiến ở miền núi, địa hình có lợi càng giúp che chắn tốt cho nó, làm cho tên lửa BrahMos càng giống như “rắn hổ mang” chiếm giữ khu vực biên giới Trung-Ấn, luôn luôn tùy cơ ứng biến.

Về tính năng tác chiến, tốc độ bay của tên lửa chiến thuật BrahMos có thể đạt 2,5 – 2,8 Mach. Trên chiến trường, loại tên lửa này không chỉ thu hẹp rất lớn khoảng cách thời gian giữa phát hiện và bắn trúng mục tiêu, nâng cao tính bất ngờ và hiệu quả khi tấn công, hơn nữa có thể dựa vào khả năng sát thương kinh ngạc, tiến hành tấn công mang tính hủy diệt đối với các mục tiêu nhạy cảm như bệ phóng tên lửa, các mục tiêu di động và các mục tiêu kiên cố nằm sâu trong lãnh thổ như trung tâm chỉ huy.

Mặc dù vậy, tờ Giải phóng quân Trung Quốc cho rằng loại tên lửa này không thể khắc phục được khuyết điểm, việc triển khai lần này cũng chỉ có thể "lấy đá ghè chân mình".

Bài viết chỉ ra: Thứ nhất, bán kính tác chiến lớn nhất có hạn, ý nghĩa chiến lược không mạnh. Là tên lửa chiến thuật, BrahMos có tầm bắn xa nhất chỉ 290 km, nếu xét đến nhân tố địa hình và hiệu quả bí mật, bay hành trình trong toàn bộ quá trình thì tầm bắn của BrahMos nhanh chóng giảm còn khoảng 100 km. 

Tầm bắn như vậy đã làm giảm mạnh hiệu quả răn đe của BrahMos, chỉ có thể tiến hành tấn công có hiệu quả đối với các mục tiêu chiến thuật cự ly ngắn, nhưng ngoài tầm với đối với các mục tiêu chiến lược ở chiều sâu. 
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos lắp trên máy bay chiến đấu Su-30 Không quân Ấn Độ. Ảnh: Sina
Thứ hai, thân tên lửa BrahMos rộng, ảnh hưởng đến số lượng triển khai. Do tên lửa BrahMos dài 8,4 m, nặng khoảng 3.000 kg, những máy bay chiến đấu cỡ vừa và nhỏ khó có thể lắp tên lửa BrahMos có trọng lượng “vượt chuẩn” này. Ngay cả máy bay chiến đấu như Su-30MKI Ấn Độ cũng chỉ có thể miễn cưỡng chở theo 1 quả BrahMos. 

Thứ ba, độ cao đường đạn lớn nhất là tương đối cao, dễ bị nhận biết. Có tài liệu cho biết, độ cao hành trình bình thường của tên lửa BrahMos là 14.000 – 15.000 m, mà độ cao này là phạm vi nhận dạng tốt nhất của hệ thống nhận dạng phòng không. Nếu trong chiến đấu thực tế tên lửa BrahMos theo đuổi hành trình tầng trời thấp bí mật thì tốc độ, tầm bắn của tên lửa đều sẽ bị ảnh hưởng. 

Với những hạn chế nêu trên, tác dụng thực tế triển khai tên lửa BrahMos lần này của Ấn Độ tương đối có hạn. Tầm bắn khá ngắn không thể đe dọa được khu vực chiều sâu của Trung Quốc, hơn nữa, nếu lắp cho máy bay chiến đấu để mở rộng phạm vi tấn công thì đã làm giảm mạnh hiệu năng chiến đấu và không có lợi cho phòng thủ tự thân. 

Đồng thời, đối mặt với khu vực Arunachal có địa hình rất phức tạp, tên lửa BrahMos cho dù có sử dụng hệ thống nhận dạng mục tiêu tiên tiến thì cũng khó có thể tạo ra hiệu quả tấn công sát thương đối với các mục tiêu di động, chỉ có thể tạo ra mối đe dọa thực sự cho các mục tiêu cố định cỡ lớn. 
Ấn Độ bắn thử tên lửa hành trình siêu âm BrahMos (ảnh tư liệu)
Như vậy, đằng sau việc Ấn Độ triển khai tên lửa BrahMos lần này là tư duy “kiềm chế và đối đầu” đang lên cao. Những năm gần đây, dư luận Ấn Độ nổi lên bàn luận về “chiến lược chuỗi ngọc trai” và “mối đe dọa Trung Quốc”, phản ánh tâm lý lo ngại của Ấn Độ đối với Trung Quốc.

Ấn Độ triển khai các vũ khí trang bị mới như máy bay chiến đấu Su-30MKI, dòng tên lửa Agni, máy bay do thám không người lái ở khu vực đông bắc để làm lực lượng vũ trang răn đe Trung Quốc, tìm mọi cách để xây dựng được lực lượng quân sự chiếm ưu thế ở khu vực biên giới với Trung Quốc. 

Việc Ấn Độ triển khai tên lửa hành trình siêu âm BrahMos lần này chắc chắn sẽ làm gia tăng tính cạnh tranh và tính đối đầu của quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ, gây “ảnh hưởng tiêu cực” cho ổn định khu vực – tờ Giải phóng quân Trung Quốc phán xét.
http://viettimes.vn/the-gioi/trung-quoc-noi-gian-vi-an-do-trien-khai-ten-lua-brahmos-o-bien-gioi-73168.html