Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

Vì sao hải quân các nước ASEAN phải nhìn hạm đội tàu ngầm Việt Nam bằng con mắt ngưỡng mộ?

iệt Nam cùng với Singapore hiện là hai quốc gia có hạm đội tàu ngầm lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Vì sao hải quân các nước ASEAN phải nhìn hạm đội tàu ngầm Việt Nam bằng con mắt ngưỡng mộ? 

Sau khi tiếp nhận chiếc Kilo 636 cuối cùng trong tổng số 6 tàu được Nga đóng cho Việt Nam theo hợp đồng ký năm 2009, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã chính thức vươn lên giữ vị trí số 1 khu vực Đông Nam Á về quy mô hạm đội tàu ngầm.
Cụ thể, đồng hạng với chúng ta là Hải quân Cộng hòa Singapore, họ có trong biên chế 4 tàu lớp Challenger cùng 2 chiếc Archer; tiếp đến là Hải quân Indonesia với 2 tàu lớp Cakra (Type 209) và 2 chiếc Chang Bogo; cuối cùng là Hải quân Malaysia đang vận hành 2 chiếc Scorpene.
Tuy nhiên không xét tới số lượng hay độ yên lặng khi hoạt động (chỉ số rất khó đánh giá), 6 chiếc tàu ngầm của Việt Nam đang nắm giữ trong tay một lợi thế cực lớn, khiến nó vượt trội hoàn toàn phần còn lại.
Vì sao hải quân các nước ASEAN phải nhìn hạm đội tàu ngầm Việt Nam bằng con mắt ngưỡng mộ? - Ảnh 1.
Tàu vận tải Rolldock Storm chở tàu ngầm Kilo 187 Bà Rịa - Vũng Tàu về tới cảng Cam Ranh hôm 20/1
Trong tác chiến hiện đại, phạm vi có thể tung ra đòn tấn công được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định trực tiếp đến cục diện thắng thua.
Hải quân Singapore mặc dù đang có trong biên chế tới 6 tàu ngầm, một số chiếc còn được lắp đặt động cơ AIP giúp tăng thời gian hoạt động dưới nước, nhưng đáng tiếc là vũ khí của những tàu trên lại khá yếu khi phải trông chờ hoàn toàn vào ngư lôi có tầm bắn ngắn và tốc độ chậm.
Tình hình của Hải quân Malaysia và Indonesia có khá hơn, các tàu ngầm Scorpene và Type 209/Chang Bogo của họ triển khai được tên lửa đối hạm phóng từ dưới nước loại SM.39 Exocet (tầm bắn 70 km, tốc độ Mach 0,9) hay UGM-84 Harpoon (tầm bắn 124 km, tốc độ Mach 0,8).
Mặc dù vậy, khi đặt cạnh Kilo 636 của Việt Nam, chúng ta dễ dàng nhận thấy có một sự chênh lệch rất lớn.
Vì sao hải quân các nước ASEAN phải nhìn hạm đội tàu ngầm Việt Nam bằng con mắt ngưỡng mộ? - Ảnh 2.
Tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M-54E Klub
Hỏa lực cực mạnh vẫn luôn là ưu điểm hàng đầu của các tàu ngầm do Nga chế tạo, họ vẫn giữ lại đặc điểm này trên phiên bản xuất khẩu bằng việc trang bị cho Kilo 636.1 khả năng phóng tên lửa chống hạm 3M-54 Klub-S.
Với tầm bắn 220 km, mang theo đầu đạn nặng 200 kg, tốc độ hành trình Mach 0,8 và đột ngột tăng vọt lên Mach 2,9 ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu khiến đối phương gần như không có cơ hội đánh chặn, đây thực sự là thứ vũ khí vô cùng đáng sợ, giúp cho Kilo đủ sức tiêu diệt mọi tàu chiến mặt nước từ cự ly xa hơn rất nhiều khoảng cách mà nó có thể bị phát hiện.
Không chỉ vậy, bằng tên lửa hành trình 3M-14TE, Kilo 636 của Việt Nam đồng thời là tàu ngầm duy nhất trong khu vực Đông Nam Á tấn công được mục tiêu mặt đất nằm sâu trong lãnh thổ kẻ địch, đây là tính năng mà hiện chỉ có một số ít cường quốc hải quân trên thế giới làm nổi.
Tóm lại, ngoài việc sở hữu hạm đội với quy mô đứng đầu Đông Nam Á, tàu ngầm của Việt Nam còn vượt trội các quốc gia trong khu vực về sức mạnh hỏa lực. Do vậy, không quá lời khi nói rằng các nước ASEAN khác đang phải nhìn Hải quân Việt Nam bằng con mắt ngưỡng mộ!
http://soha.vn/vi-sao-hai-quan-cac-nuoc-asean-phai-nhin-ham-doi-tau-ngam-viet-nam-bang-con-mat-nguong-mo-20170122023829527.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét