Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

70 năm tàu sân bay Mỹ và thách thức mới từ Trung Quốc

Chuyên gia đã nghiên cứu vai trò của tàu sân bay Mỹ 70 năm qua 
và đánh giá những thách thức mới từ Trung Quốc.


Điểm yếu tàu sân bay Mỹ
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 25 tháng 11 dẫn trang mạng "Học giả ngoại giao" Nhật Bản ngày 17 tháng 11 đăng bài viết "Thử tưởng tượng Hải quân Mỹ không có F/A-18 Super Hornet" của giảng viên cao cấp Robert Farley, Học viện ngoại giao và thương mại quốc tế Patterson Mỹ.
Trong báo cáo mới nhất của Trung tâm an ninh Mỹ mới, Jerry Hendrix đã nghiên cứu vai trò của tàu sân bay trong học thuyết hải quân và kế hoạch tác chiến của Mỹ 70 năm qua, đồng thời đã đánh giá những thách thức mới mà trung tâm của cụm chiến đấu tàu sân bay sẽ gặp phải.Theo bài viết, chuyên gia hải quân Jerry Hendrix thuộc Trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS) đã khởi động một cuộc "bắn loạt" gây ấn tượng sâu sắc trong "đại chiến tàu sân bay" mà xem ra sẽ mãi mãi không kết thúc.
Hendrix đã nhìn lại lịch sử của lực lượng hàng không trên tàu sân bay, đặt trọng điểm vào: kinh nghiệm của Chiến tranh thế giới lần thứ hai là làm thế nào để hướng dẫn cho các phi công Hải quân Mỹ ý thức được phải có máy bay tấn công tầm xa.
Đặc biệt là trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, máy bay chiến đấu của "Đội đột kích thần phong" dựa trên sân bay mặt đất của Nhật Bản đã thúc đẩy mối quan tâm của mọi người đối với máy bay tấn công có hành trình xa hơn, tiến tới đã thúc đẩy mở rộng boong và kích thước tàu chiến.
Bắt đầu từ thời kỳ đỉnh cao này, việc coi trọng hành trình giảm đi. Jerry Hendrix đã mô tả rất nhiều về sự phá sản của chương trình A-12, phiên bản máy bay tiếp theo có tính năng tàng hình của máy bay tấn công A-6.Loại xu thế này đạt tới đỉnh cao vào giữa thập niên 1970, khi đó, đội bay trên tàu sân bay Mỹ có máy bay chiến đấu hạng nặng F-14 và máy bay tấn công A-6 cùng với năng lực tiếp dầu trên không có hệ thống.
Chương trình máy bay tấn công A-12 bị hủy bỏ buộc Hải quân Mỹ phải tiến hành đầu tư lớn cho máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet để có thể duy trì số lượng máy bay và tỷ lệ lượt điều động tương đối cao.
Tuy nhiên, thông qua tiếp nhận máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet, Hải quân Mỹ đã bỏ đi nhu cầu đối với tấn công tầm xa.
Jerry Hendrix cho rằng, quyết định này có thể lý giải trong bối cảnh không tồn tại mối đe dọa đối thủ chủ yếu khi vừa kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Nhưng, quyết định này đã khiến cho hạm đội tàu sân bay Mỹ rất dễ bị tấn công bởi các hệ thống vũ khí như tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21 và rất nhiều tên lửa hành trình chống hạm của Trung Quốc.
Phi đội hiện có với chủ lực là máy bay chiến đấu Super Hornet cực kỳ có hiệu quả khi triển khai rất nhiều lượt tấn công tầm ngắn trong tình hình môi trường cho phép.Trong tình hình không có máy bay tấn công thâm nhập chiều sâu, tàu sân bay Mỹ không có thủ đoạn ứng phó hiệu quả đối với loại hệ thống tên lửa tầm xa này.
Nhưng, trong chiến tranh với kẻ thù hầu như có thể đe dọa tàu sân bay và máy bay thì sẽ bị chứng minh là mang tính thảm họa.
Cần thiết phải tưởng tượng một chút, nếu không có Super Hornet, Hải quân Mỹ sẽ như thế nào. Máy bay tấn công A-12 là tai nạn của chương trình máy bay.
Nhưng, vào thập niên 1990, cho dù là một chương trình chuyên tâm thì cũng sẽ gặp khó khăn, từ đó có thể làm cho hải quân vừa không có Super Hornet vừa không có đủ số lượng máy bay tấn công A-12 để thực hiện nhiệm vụ tấn công tầm xa hữu hiệu.
Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet mặc dù có khuyết điểm, nhưng nó giúp cho hải quân có thể có năng lực tốt hơn máy bay tấn công A-12 để hỗ trợ cho các cuộc chiến tranh trong 10 năm qua (mặc dù máy bay tấn công A-6 phiên bản hiện đại có thể sẽ làm được tốt hơn).Tải trọng vũ khí tương đối nhẹ của A-12 sẽ làm cho vấn đề này họa vô đơn chí. Hơn nữa, cho dù là hành trình của máy bay tàng hình tầm xa giống như A-12 cũng khó mà địch nổi vũ khí chống can thiệp của Trung Quốc, đặc biệt là tầm bắn của tên lửa đạn đạo dẫn đường chính xác.
Còn trong tương lai, một trong những lời giải được Jerry Hendrix đưa ra là giảm thấp tầm quan trọng của tàu sân bay cỡ lớn đắt đỏ trong các hành động điều động lực lượng của Mỹ.
Một lời giải khác là tập trung vào phát triển máy bay tấn công tầm xa, thậm chí có thể là máy bay không người lái, chúng có thể xây dựng lại năng lực tác chiến của đội bay tàu sân bay đã có được trong thập niên 1970.
Học giả hải quân Jack Curtis đã đưa ra một số phương án khác, bao gồm tận dụng tính cơ động của tàu sân bay (và tính yếu ớt của bộ phận trinh sát trong hệ thống trinh sát-tấn công của Trung Quốc) để giảm bớt tính chất yếu ớt tổng thể của cụm tấn công tàu sân bay trước các cuộc tấn công của Trung Quốc.Jerry Hendrix đã đề xuất hai phương án lựa chọn tốc độ nhanh và tốc độ chậm để xây dựng lại năng lực này, hai phương án này đều tồn tại rủi ro an toàn và tài chính riêng.
Trong tình hình không có năng lực tấn công tầm xa, tàu sân bay sẽ tiếp tục tồn tại. Các nước khác như Trung Quốc, Anh và Nga đang tiếp tục chế tạo tàu sân bay có khoảng cách xa so với tàu sân bay Mỹ trên các phương diện như chất lượng, hành trình và năng lực tải trọng.
Bản thân Hải quân Mỹ cũng đã chế tạo tàu tấn công đổ bộ có số lượng đáng kể, chúng không thể tiến hành tấn công thâm nhập tầm xa, nhưng có thể thực hiện rất nhiều sứ mệnh khác.
Tuy nhiên, kiến nghị của Jerry Hendrix đã đưa năng lực hiện nay vào khuôn khổ của xu thế lâu dài, từ đó làm cho nó trở thành tài liệu cần đọc của những người yêu thích chiến tranh tàu sân bay.
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/70-nam-tau-san-bay-My-va-thach-thuc-moi-tu-Trung-Quoc-post163619.gd

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét