Gần đây, Nga và Việt Nam đã ký kết các hợp đồng cung cấp các loại vũ khí trị giá hơn 4.5 tỷ USD. Việt Nam đã nhận được các hệ thống phòng không Buk, Tor và S-300. Việt Nam đang đàm phán mua hệ thống S-400. Không quân Việt Nam đã nhận được 10 máy bay tiêm kích Nga Su-27 và 32 máy bay chiến đấu Su-30MK2..., Sputnik cho biết.
Sputnik ghi nhận, Việt Nam có sức mạnh quân sự xếp thứ 17 thế giới theo bảng xếp hạng mới nhất được đăng tải trên trang Global FirePower 2016. Ở Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ hai, chỉ thua Indonesia nhưng vượt trước Thái Lan.
Bình luận về chỉ số này, tờ AEC News Today đặc biệt nhấn mạnh, với lịch sử lâu dài chống ngoại xâm và từng đánh bại các cường quốc quân sự thế giới như Pháp, Mỹ… quân đội Việt Nam tiếp tục là lực lượng đáng nể trong khu vực.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Văn Được lưu ý rằng, viện trợ quân sự của Liên Xô đã góp phần to lớn hỗ trợ Việt Nam giành các chiến thắng. Liên bang Nga - quốc gia kế thừa Liên Xô - tiếp tục phát huy truyền thống quan hệ đoàn kết anh em với Việt Nam, cung cấp cho Việt Nam các loại vũ khí cần thiết để tăng cường khả năng phòng thủ và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thượng tướng Nguyễn Văn Được nhấn mạnh, bây giờ quân đội Việt nam sở hữu nhiều loại vũ khí của quân đội Nga.
Ngoài bảng xếp hạng mới nhất trên trang Global FirePower 2016, chiếc tàu ngầm cuối cùng thuộc dự án 636 lớp Varshavyanka (NATO định danh là Kilo) mà Nga đóng cho Hải quân Việt Nam sắp được bàn giao cho Việt Nam. Trong thành phần hải quân Việt Nam chiếc tàu này được gọi là "Bà Rịa-Vũng Tàu". Nếu so với các loại tàu ngầm khác trên thế giới, Varshavyanka có tiếng ồn của tàu phát ra rất thấp, giảm sự phản xạ radar, giúp cho chúng khó bị phát hiện hơn trên màn radar. Không phải ngẫu nhiên các chuyên gia phương Tây gọi tàu ngầm lớp Varshavyanka là "hố đen đại dương".
Những ngày này trên Biển Đen, trong vùng biển Novorossiysk, đang tiến hành các cuộc thử nghiệm cuối cùng cặp tàu Gepard thứ hai. Theo dự kiến, hai chiếc tàu này có thể được chuyển giao cho Việt Nam ngay trong quý đầu năm nay. Hai chiếc tàu hộ vệ tên lửa đầu tiên được gọi là Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ đã được chuyển giao cho Việt Nam, và hiện nay Việt Nam đang đàm phán mua cặp tàu thứ ba.
Ngoài bảng xếp hạng mới nhất trên trang Global FirePower 2016, chiếc tàu ngầm cuối cùng thuộc dự án 636 lớp Varshavyanka (NATO định danh là Kilo) mà Nga đóng cho Hải quân Việt Nam sắp được bàn giao cho Việt Nam. Trong thành phần hải quân Việt Nam chiếc tàu này được gọi là "Bà Rịa-Vũng Tàu". Nếu so với các loại tàu ngầm khác trên thế giới, Varshavyanka có tiếng ồn của tàu phát ra rất thấp, giảm sự phản xạ radar, giúp cho chúng khó bị phát hiện hơn trên màn radar. Không phải ngẫu nhiên các chuyên gia phương Tây gọi tàu ngầm lớp Varshavyanka là "hố đen đại dương".
Những ngày này trên Biển Đen, trong vùng biển Novorossiysk, đang tiến hành các cuộc thử nghiệm cuối cùng cặp tàu Gepard thứ hai. Theo dự kiến, hai chiếc tàu này có thể được chuyển giao cho Việt Nam ngay trong quý đầu năm nay. Hai chiếc tàu hộ vệ tên lửa đầu tiên được gọi là Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ đã được chuyển giao cho Việt Nam, và hiện nay Việt Nam đang đàm phán mua cặp tàu thứ ba.
Các loai vũ khí của Nga bắt đầu được cung cấp cho Quân đội Nhân dân Việt Nam hồi đầu những năm 1950 thế kỷ trước. Năm 1954, các hệ thống pháo phản lực "Katyusha" đã giúp giành chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong những năm 1960-1970 các tên lửa và máy bay chiến đấu của Nga đã tiêu diệt khoảng 1.700 máy bay địch trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Ngày 30/4/1975, hai chiếc xe tăng của Nga đã húc đổ cổng Dinh Độc Lập tại Sài Gòn.
Nếu nói về tình hình hiện nay thì trong những năm gần đây, Nga và Việt Nam đã ký kết các hợp đồng về cung cấp các loại vũ khí cho Quân đội Nhân dân Việt Nam trị giá hơn 4.5 tỷ USD. Và tất cả các hợp đồng đó đã được thực hiện hoặc đang được thực hiện thành công. Việt Nam đã nhận được các hệ thống phòng không Buk, Tor và S-300, các hệ thống tên lửa phòng không Dvina đã được cải tiến đáng kể so với tên lửa Dvina mà Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Việt Nam đang đàm phán về việc mua hệ thống S-400 của Nga với tầm bắn lớn hơn.
Nếu nói về tình hình hiện nay thì trong những năm gần đây, Nga và Việt Nam đã ký kết các hợp đồng về cung cấp các loại vũ khí cho Quân đội Nhân dân Việt Nam trị giá hơn 4.5 tỷ USD. Và tất cả các hợp đồng đó đã được thực hiện hoặc đang được thực hiện thành công. Việt Nam đã nhận được các hệ thống phòng không Buk, Tor và S-300, các hệ thống tên lửa phòng không Dvina đã được cải tiến đáng kể so với tên lửa Dvina mà Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Việt Nam đang đàm phán về việc mua hệ thống S-400 của Nga với tầm bắn lớn hơn.
Các máy bay trực thăng của Nga, chủ yếu là Mi-8 chiếm đa số trong phi đội máy bay trực thăng của Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trong những năm gần đây, không quân Việt Nam đã nhận được 10 máy bay tiêm kích Nga Su-27 và 32 máy bay chiến đấu Su-30MK2 được thiết kế để chống lại mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển. Máy bay loại này sẽ thay thế những máy bay MiG của Nga đã được sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Trong thành phần hải quân Việt Nam, ngoài tàu Gepard vừa được nói ở trên còn có các tàu tuần tra lớn Svetlyak có thể đạt tốc độ lên đến 56 km/giờ, và các tàu tên lửa lớp Tarantul. Sau khi làm quen với tàu tên lửa lớp Molniya của Nga, Việt Nam đã thông qua quyết định đóng các tàu lớp này theo giấy phép của Nga tại thành phố Hồ Chí Minh.
Việt Nam cũng nhận được các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion có thể bảo vệ hơn 600 km bờ biển và kiểm soát vùng biển với diện tích 200.000 km2. Các nước khác trên thế giới không có phương tiện hiệu quả nào để chống lại tên lửa Bastion. Điều đáng chú ý là Nga đã triển khai các tổ hợp Bastion trên lãnh thổ Crimea ngay sau khi Mỹ đổ chiến hạm vào Biển Đen gần bờ biển bán đảo này. Sau khi nhận thấy Bastion, các tàu chiến Mỹ nhanh chóng rút lui.
Việt Nam cũng nhận được các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion có thể bảo vệ hơn 600 km bờ biển và kiểm soát vùng biển với diện tích 200.000 km2. Các nước khác trên thế giới không có phương tiện hiệu quả nào để chống lại tên lửa Bastion. Điều đáng chú ý là Nga đã triển khai các tổ hợp Bastion trên lãnh thổ Crimea ngay sau khi Mỹ đổ chiến hạm vào Biển Đen gần bờ biển bán đảo này. Sau khi nhận thấy Bastion, các tàu chiến Mỹ nhanh chóng rút lui.
Các chuyên gia quân sự đánh giá, trong những năm gần đây thị phần của Nga trong thị trường vũ khí Việt Nam đạt 90%.
http://viettimes.net.vn/quan-doi-viet-nam-la-luc-luong-dang-ne-100912.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét