VietnamDefence xin trích giới thiệu bài viết của chuyên gia Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Israel và Việt Nam, qua đó để thấy rằng, lãnh đạo và nhân dân Việt Nam luôn nhớ rõ chân lý "Muốn có hòa bình, phải chuẩn bị cho chiến tranh" và rất chú trọng đầu tư trang bị vũ khí hiện đại cho quân đội, mở rộng hợp tác, đa dạng hóa nguồn cung và quyết tâm tiến tới tự chủ sản xuất những hệ thống vũ khí quan trọng nhất.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Carbine Galil ACE 31 trong một cuộc duyệt binh |
Trong khi Nga vẫn là nước chiếm vị thế áp đảo trong cơ cấu vũ khí trang bị của quân đội Việt Nam, nhất là các hệ vũ khí cơ bản, chủ lực của hải, lục, phòng không-không quân thì Israel là một trong số ít quốc gia phương Tây có sự hiện diện đáng kể về mặt này.
Về mặt vũ khí nhẹ, súng AK được đưa vào trang bị quân đội Việt Nam từ thập niên 1960-1970 đã không còn đáp ứng các yêu cầu chiến tranh hiện đại. Trong hai thập niên qua, Nga gần như không cung cấp vũ khí bộ binh mới và đạn dược đi kèm cho Việt Nam, điều này phần nào quyết định việc Việt Nam chọn mua vũ khí bộ binh từ Israel.
Galil ACE 32 |
Galil ACE 32 |
Galil ACE 32 trong một cuộc duyệt binh |
Với tư cách một dự án thí điểm hợp tác Israel-Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và hiện đại hóa vũ khí trang bị, nhà máy Z111 đã được xây dựng ở Thanh Hóa để sản xuất theo giấy phép súng trường tiến công Galil ACE 32 và carbine Galil ACE 31 của công ty vũ khí IWI Ltd. của Israel. Trị giá hợp đồng là 100 triệu USD.
Cần lưu ý rằng, lý do để xây dựng nhà máy là kết quả tích cực trong quá trình sử dụng thử nghiệm từ năm 2011 trong một số đơn vị quân đội Việt Nam các mẫu súng bộ binh do Israelsanr xuất như súng trường tiến công ТАR-21 Tavor, tiểu liên Uzi, súng trung liên Negev, súng phóng lựu Matador... Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, Hà Nội mua các mẫu súng này cho các đơn vị lục quân, cũng như cho các đơn vị đặc nhiệm của Hải quân đánh bộ.
Ban lãnh đạo chính trị-quân sự Việt Nam theo dõi sát sao kinh nghiệm sử dụng các máy bay không người lái Heron và Searche Mk.2 của Israel trong biên chế một phi đội của Hải quân Ấn Độ (triển khai tại căn cứ hải quân Tamil Nadu).
Cũng thu hút sự quan tâm của giới quân sự Việt Nam là tên lửa chống tăng có điều khiển Spike NLOS, cho phép tiêu diệt xe tăng-thiết giáp địch ở cự ly 25 km, tức là gấp 5 lần so với các mẫu tên lửa chống tăng có điều khiển do My, châu Âu, Nga và Trung Quốc sản xuất. Spike NLOS chỉ có một “nhược điểm” - đó là nó có trọng lượng 70 kg nên phải lắp trên phương tiện mang cơ động (ô tô, trực thăng).
Công ty IMI của Israel cũng đã cung cấp cho quân đội Việt Nam lô đầu tiên các rocket chính xác cao EXTRA và ACCULAR dùng cho các bệ phóng rocket phóng loạt cơ động LAR-160 biên chế cho Tiểu đoàn pháo-tên lửa bờ biển 685 thuộc Vùng 4 Hải quân. Quần đảo Trường Sa nằm trong phạm vi trách nhiệm của đơn vị này.
Bệ phóng rocket ACCULAR (bên trái) và EXTRA (bên phải) trong một cuộc duyệt binh |
Đạn rocket EXTRA có các tính năng kỹ-chiến thuật như sau: cỡ đạn 306 mm, tầm bắn 150 km, độ sai lệch 10 m, trọng lượng phần chiến đấu 120 kg.
Bệ phóng của pháo phản lực này được lắp trên thùng xe tải với số lượng từ 2-16 quả. Các chuyên gia vũ khí Israel cho biết, loại đạn rocket này có thời gian cất giữ dài mà không ảnh hưởng đến độ tin cậy. Còn đạn ACCULAR có cỡ 160 mm, tầm bắn 40 km, độ sai lệch 10 m, trọng lượng phần chiến đấu 35 kg.
Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, việc Hà Nội lựa chọn các hệ thống rocket phóng loạt của Israel để trang bị cho các đơn vị pháo và tên lửa bờ biển không thể coi là tối ưu vì các hệ thống rocket phóng loạt nổi tiếng cỡ 122 mm của Nga có tầm bắn tương đương và cơ số đạn lớn hơn (ví dụ như Tornado-G).
Theo báo chí Việt Nam thì các hệ thống tên lửa phòng không SPYDER (mỗi hệ thống gồm 1 xe điều khiển và 6 bệ phóng cơ động) trang bị các tên lửa Python 5 và Derby cũng đang được mua sắm từ Israel để trang bị cho các đơn vị phòng không. Các tên lửa này có độ cao tác chiến từ 20-9.000 m, tầm bắn từ 1-15 km. Các tên lửa này cho phép tiêu diệt các loại mục tiêu khí động khác nhau, trong đó có trực thăng, máy bay không người lái ở độ cao nhỏ và trung bình, nên có tác dụng tăng cường mạnh mẽ cho pháo phòng không (23 mm và 37 mm) của bộ đội phòng không Việt Nam.
Hệ thống tên lửa phòng không SPYDER-SR |
Nhờ các hợp đồng với các công ty Rafael và Elta của Israel, Hà Nội đã bắt đầu xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của mình. Để bảo đảm hoạt động vững chắc cho hệ thống, Việt Nam đã mua một số đài radar 3D quan sát không gian EL/M 2106 ATAR, cũng như các đài radar EL/M-2084 MMR vốn nằm trong biên chế hệ thống phòng thủ tên lửa lừng danh Iron Dome (Vòm Sắt). Biến thể Việt Nam của hệ thống này cho phép đánh chặn mục tiêu đường đạn ở cự ly 35 km và ở độ cao 16 km. Các chuyên gia Việt Nam đánh giá cao khả năng chống nhiễu tốt của các radar Israel kể trên, cũng như khả năng xây dựng mạng thống nhất xử lý thông tin khi kết nối với các radar nhận dạng địch-ta và các trạm liên lạc.
Các chuyên gia Israel thừa nhận là rất khó giành chỗ đứng trên thị trường vũ khí của các nước từng nhận/mua vũ khí trang bị có độ tin cậy cao của Liên Xô trong nhiều thập kỷ.
Có thể khẳng định rằng, hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Israel và Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển, các hướng hợp tác có thể tăng lên về số lượng, nhất là trong bối cảnh căng thẳng chính trị-quân sự gia tăng ở khu vực Biển Đông. Đồng thời, Hà Nội cũng đang chú ý theo dõi sự hợp tác của các hãng công nghiệp quốc phòng Israel với các nước như Hàn Quốc và Ấn Độ.
Nguồn: Vai trò của Israel trong bảo đảm khả năng quốc phòng của CHXHCN Việt Nam / Kazanin M.V. // IIMES, 18.3.2016.
http://vietnamdefence.com/Home/quansuvietnam/qdvn/Vu-khi-Israel-nang-cao-suc-manh-quoc-phong-Viet-Nam/20166/54963.vnd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét