Sau phán quyết của Tòa Trọng tài La Haye, các tướng lĩnh Trung Quốc đều tuyên bố cứng rắn về khả năng đáp trả những động thái của Mỹ trên Biển Đông. Nhưng giả thiết việc Bắc Kinh tiến hành một cuộc xung đột phi hạt nhân với Mỹ cũng không giúp Trung Quốc đẩy được Mỹ ra khỏi khu vực.
Gần 60 năm qua, mặc dù có những bước phát triển khá tốt giữa Washington và Bắc Kinh, nhưng Mỹ vẫn đẩy mạnh các bước chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh phi hạt nhân, thúc đẩy phát triển sức mạnh quân sự của các nước đồng minh khu vực với mục đích hình thành một vành đai phong tỏa lực lượng Hải quân Trung Quốc vươn ra Thái Bình Dương, đe dọa trực tiếp bờ biển nước Mỹ. Trong hàng loạt các nước đồng minh khu vực, tuyến phòng thủ ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc dựa vào 3 đồng minh chủ chốt: Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trung Quốc là một cường quốc hạt nhân và Mỹ hoàn toàn không có ý định cùng quốc gia này sa vào một cuộc chiến hủy diệt, nhưng vẫn duy trì mục đích kiềm chế và làm suy giảm sự phát triển của Trung Quốc. Mỹ cũng có thể tham gia một cuộc xung đột hạn chế phi hạt nhân, hậu thuẫn cho các quốc gia đồng minh nhằm ngăn chặn không cho lực lượng hải quân Trung Quốc vươn ra đại dương, cạnh tranh với vị thế thống trị biển khơi của Mỹ.
Các đồng minh của Washington ở Tây Thái Bình Dương, trên cơ sở vị trí địa lý và sức mạnh hải quân, có sứ mệnh then chốt là đóng cửa các tuyến vận tải biển quan trọng nhất dẫn vào đại lục, từ đó làm suy giảm tiềm lực kinh tế và sức mạnh quốc phòng, ngăn chặn không cho Hải quân Trung Quốc vươn ra Thái Bình Dương.
Lầu Năm Góc dự kiến, trong mọi tình huống xung đột phi hạt nhân với một quốc gia nhất định trong khu vực Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc mặc dù có thế mạnh vượt trội về binh lực, cũng chỉ có thể chia xẻ một phần lực lượng Hải quân đề đối phó với nguy cơ chiến tranh tiềm năng, phần còn phải sẵn sàng cho các nguy cơ khác đến từ các khu vực xung quanh.
Trong những đồng minh kể trên, Không quân – Hải quân Đài Loan là lực lượng đối đầu then chốt với lực lượng Hải quân Trung Quốc trên eo biển Đài Loan, cách bờ biển Trung Quốc khoảng 180 km. Khi bùng phát cuộc xung đột vũ trang, không phải là một cuộc tấn công tổng lực đánh chiếm toàn bộ Đài Loan mà dùng sức mạnh quân sự nhằm thay đổi hệ thống chính trị và sáp nhập Đài Loan, dưới sự yểm trợ hậu cần kỹ thuật, trinh sát đường không và răn đe hạt nhân từ phía Mỹ, Hải quân Đài Loan có khả năng:
- Ngăn chặn hải quân đối phương chiếm ưu thế trên khu vực ven biển của hải đảo, phòng ngự bảo vệ căn cứ và hải cảng, liên kết phối hợp với lực lượng không quân và hải quân đẩy lùi các cuộc tập kích đường không bằng máy bay, tên lửa hành trình. Đài Loan hy vọng vào hệ thống lá chắn tên lửa Aegis của Mỹ để phòng thủ các đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo phi hạt nhân.
- Bằng hỏa lực tên lửa chống tàu trên biển và bờ biển, đánh chặn và tiêu diệt những cụm hải quân tấn công chủ lực của đối phương, đẩy lùi các cuộc tấn công lên đảo.
- Phản kích tấn công những đảo tiền tiêu trong eo biển dọc theo bờ biển Trung Quốc, đánh bại các cuộc đổ bộ lực lượng bộ binh, lính thủy đánh bộ đường biển, sử dụng hỏa lực tiêu diệt binh lực đối phương và các hoạt động tác chiến khác.
- Có khả năng tiến hành các hoạt động tấn công các mục tiêu trên bờ biển đối phương bằng tên lửa hành trình và tấn công đường không.
Bảng so sánh tương quan lực lượng chiến hạm nổi và tàu ngầm của hai bên cho thấy ưu thế tuyệt đối về binh lực của lực lượng hải quân Trung Quốc. Về nguyên tắc không thể so sánh lực lượng không quân hải quân Trung Quốc (KQHQ) và lực lượng không quân biển Đài Loan do lực lượng KQHQ Trung Quốc là lực lượng tấn công chủ lực trên không gian biển quy mô chiến lược chiến dịch, KQHQ Đài Loan chỉ giới hạn trong nhiệm vụ tuần biển, chống ngầm trên các vùng nước ven bờ đảo Đài Loan, tổng số có khoảng 28 chiếc máy bay trinh sát, tác chiến điện tử, cảnh báo sớm, tuần biển chống ngầm và một số máy bay trực thăng chống ngầm.
Từ quan điểm sát nhập Đài Loan bằng giải pháp đấu tranh chính trị và răn đe quân sự, trong tình huống xung đột chỉ có một bộ phận của lực lượng Hải quân Trung Quốc tham gia chiến đấu, số còn lại sẵn sàng cho sự can thiệp của các cụm tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông và biển Hoa Đông cùng với lực lượng hải quân của các quốc gia khác. Điều này cho phép có thể so sánh được tiềm lực tác chiến của lực lượng hải quân các bên tham chiến.
Đặc điểm chiến trường của Trung - Đài trong các hoạt động tác chiến trên biển là khoảng cách giữa hai bên bờ không lớn, khoảng 180 km eo biển Đài Loan. Đây cũng là chiều sâu chiến trường.
Đặc điểm chiến trường của Trung - Đài trong các hoạt động tác chiến trên biển là khoảng cách giữa hai bên bờ không lớn, khoảng 180 km eo biển Đài Loan. Đây cũng là chiều sâu chiến trường.
Không gian chiến trường quyết định các lực lượng không quân hải quân, bộ binh tham gia vào xung đột. Phía Trung Quốc nếu xảy ra xung đột cục bộ với Đài Loan sẽ sử dụng các lực lượng trong biên chế thuộc Quân khu Nam Kinh, theo biên chế sẽ hình thành hệ thống phòng không có mật độ hỏa lực cao. Để tấn công phá hủy các mục tiêu quân sự trên đảo, PLA có thể sẽ sử dụng các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.
Lực lượng bộ binh Đài Loan không có khả năng đối kháng với lực lượng bộ binh của Trung Quốc do thua sút về số lượng. Đài Loan chỉ có thể hy vọng vào lực lượng không quân trong chiến đấu phòng ngự, với số lượng khoảng 287 máy bay tiêm kích, được biên chế 6.366 tên lửa không đối không các loại, trong đó có khoảng hơn 4.000 tên lửa thuộc loại cũ có từ những năm 70-x. Ngoài ra, không quân Đài Loan có trong biên chế khoảng 775 tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick và 267 tên lửa chống tàu lớp Harpoon.
Lực lượng phòng không của Đài Loan khá mỏng, Đài Loan có 3 khẩu đội tên lửa Patrion PAC-2 (nâng cấp lên PAC-3), 6 khẩu đội Sky Bow và khoảng 20 khẩu đội MIM-23 HAWK, 24 khẩu đội súng phòng không Skyguard của Thụy Điển. Rõ ràng lực lượng này không đủ để đối phó với cuộc không kích ồ ạt của không quân Trung Quốc.
Hải quân Đài Loan được biên chế 117 tàu các loại, trong đó tàu tấn công mặt nước có 28 chiếc bao gồm: khu trục hạm 4 chiếc lớp Kee Lung, tàu hộ vệ tên lửa 24 chiếc trong đó có 8 chiếc lớp Cheng Kung, 6 chiếc lớp Chi Yang, 6 chiếc lớp Kang Ding, 4 chiếc lớp Oliver Hazard Perry.
Tàu ngầm có 2 chiếc lớp Chien Lung. Tàu tuần biển và tuần duyên tấn công nhanh có 44 chiếc bao gồm: 12 chiếc tuần biển lớp Ching Chiang, 31 chiếc tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Kuang Hua VI, 1 chiếc tàu tuần duyên lớp Tuo Chiang.
Hải quân Đài Loan được trang bị các tên lửa chống tàu Hsiung Feng III, Hsiung Feng II
http://viettimes.vn/quoc-phong/tin-tuc/my-dung-tien-don-dau-trung-quoc-dai-loan-o-tuyen-dau-69196.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét