Trung Quốc đang phô trương khả năng quân sự trên biển bằng việc quân sự hóa hàng loạt tiền đồn ở biển Đông, nơi mà hai năm trước chỉ có các mỏm đá, bãi cát và những rạn san hô nằm rải rác.
Sự chú ý của cộng đồng quốc tế tập trung vào câu hỏi tại sao Bắc Kinh lại xây dựng những đảo nhân tạo trái phép một cách nhanh chóng?
Những đảo này, theo chuyên gia Alexander Neill, thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), nhằm 2 mục đích: Củng cố yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và tạo sự hiện diện thường xuyên (cả quân sự lẫn dân sự) của nước này trên biển Đông.
Nhưng còn một yếu tố quan trọng khác lẩn trong động cơ của Trung Quốc và yếu tố này nằm dưới dáy biển Đông.
Thực tế, hai năm trước, Trung Quốc lần đầu tiên triển khai tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Jin, được trang bị 12 tên lửa hạt nhân JL-2 trên mỗi tàu. Có căn cứ đặt gần TP Tam Á ở cực nam đảo Hải Nam, các tàu ngầm lớp Jin hiện tuần tra ở đáy biển Đông và có tham vọng vươn xa ra Thái Bình Dương để bắt kịp Mỹ.
ầu Năm Góc cho rằng đợt tuần tra Thái Bình Dương đầu tiên của tàu ngầm Trung Quốc sẽ diễn ra trong năm nay. Muốn đạt mục tiêu này, tàu ngầm Trung Quốc phải rời căn cứ ở Hải Nam, băng qua biển Đông mà không bị phát hiện.
Tuy nhiên, khu vực phía Nam rộng lớn của biển Đông khá nông, chỉ sâu chưa tới 100 m. Do đó, Trung Quốc “bám” vào “đường lưỡi bò” phi lý để làm bình phong che chắn cho hoạt động của tàu ngầm.
Còn ở những vùng sâu hơn của biển Đông, Trung Quốc đang gia tăng nỗ lực chống tàu ngầm, theo các chuyên gia.
Cụ thể, Bắc Kinh cũng lên kế hoạch xây dựng “vạn lý trường thành” dưới biển, sử dụng hệ thống tàu ngầm à cảm biến dưới nước để giảm lợi thế của tàu ngầm Mỹ và giúp kiểm soát biển Đông.
Hôm 8-6, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) biên chế tàu khu trục mới mang tên Qujing, thuộc loại 056A, vào lực lượng ở biển Đông. Tàu này được cho là có khả năng chống ngầm.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy trên các đảo nhân tạo, Trung Quốc cũng lắp đặt các cảm biến hiện đại, bao gồm radar và hệ thống liên lạc vệ tinh, để theo dõi trên và dưới biển Đông.
Trong những năm gần đây, dưới đáy biển Đông đã trở thành chiến trường cho cuộc cạnh tranh sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ. Hồi tháng 4, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố Mỹ sẽ chi 8 tỉ USD trong năm 2017 để đảm bảo Washington có “lực lượng tàu ngầm hiện đại và nguy hiểm nhất trên thế giới”. Khoản ngân sách này tăng 14% so với trước đó, bao gồm chương trình phát triển thiết bị không người lái dưới biển.
Theo báo cáo của Lầu Năm Góc trình lên Quốc hội Mỹ hồi năm ngoái, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có khoảng 70 tàu ngầm, trong đó có 16 tàu hạt nhân, 15 tàu tàng hình được trang bị động cơ đẩy không gây ồn cho phép chúng có thể ở lâu hơn dưới nước. Trong khi đó, Mỹ có 75 tàu ngầm nhưng chỉ 4 chiếc lớp Los Angeles hoạt động tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương từ căn cứ hải quân Guam.
Theo Lầu Năm Góc, Bắc Kinh đang tập trung vào mẫu tàu ngầm hạt nhân lớp Jin hoặc Type 094 mới nhất của mình, trong đó có 4 tàu đang hoạt động và một tàu đang đóng. Các tàu này dự kiến được trang bị tên lửa đạn đạo JL-2 có tầm bắn lên đến 7.400 km, đủ xa để tấn công lãnh thổ Mỹ từ vùng biển phía Tây Thái Bình Dương và được xem là mối đe dọa hạt nhân đáng lo ngại trên biển.
https://tinbiendong.org/bung-no-cuoc-chien-trung-my-duoi-day-bien-dong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét