Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Kịch bản đối đầu giữa F-15J Nhật và Su-30MKK Trung Quốc?

Sau vụ lùm xùm giữa F-15J (Nhật) và Su-30MKK (Trung Quốc) trên biển Hoa Đông, người ta mới chú ý nhiều đến năng lực giữa 2 dòng máy bay này.

Tính cơ động

Su-30MKK là máy bay chiến đấu đa năng tầm xa, do nhà máy Komsomolsk-on-Amur nghiên cứu chế tạo cho Trung Quốc trên cơ sở của loại máy bay Su-30MK.

Nó được trang bị hai động cơ AL-31F cung cấp khả năng cơ động và lực đẩy lớn, khả năng cơ động, tốc độ leo cao và năng lực tác chiến quần vòng cự ly gần là những ưu điểm vượt trội của máy bay Su-30.

Còn F-15J là loại máy bay tiêm kích chặn đánh được hãng Mitsubishi Heavy Industries sản xuất theo giấy phép của Mỹ. Nó được trang bị hai động cơ phản lực hai luồng có chế độ đốt tăng lực Pratt & Whitney F-110-100 ( hoặc 200) cho vận tốc cực đại nhỉnh hơn so với Su-30MKK (2.660km/h so với 2.120km/h), trần bay cao hơn Su-30 (20.000m so với 17.300m).

Nếu xét về khả năng cơ động thì Su-30 của Trung Quốc nhỉnh hơn, Su-30 chiếm ưu thế về khả năng tăng tốc đoạn ngắn va leo độ cao giúp nhanh chóng tiếp cận/thoát ly khu vực tác chiến và truy đuổi địch, còn F-15J có tốc độ bay và trần bay cao hơn.

Kich ban doi dau giua F-15J Nhat va Su-30MKK Trung Quoc? 
Tiêm kích F-15J.

 Mắt thần

Hệ thống điện tử của máy bay Mỹ rõ ràng là hiện đại và ưu việt hơn hẳn so với Nga và Trung Quốc, trong không chiến thì radar là yếu tố quyết định thắng bại. Radar APG-63 (V1) của F-15J cùng lúc có thể phát hiện và theo dõi 14 mục tiêu và tấn công đồng loạt 6 mục tiêu.

Trong khi đó về phần Su-30MKK, rất khó để xác định được chiếc Su-30MKK đụng độ với F-15J hôm 17/6 mang loại radar nào. Vì số Su-30MKK mà Trung Quốc sở hữu sử dụng cùng lúc 3 loại radar khác nhau.

Theo đó, 20 chiếc đầu tiên dùng N001VEP theo dõi đồng thời 10 mục tiêu, và tiêu diệt 4 mục tiêu trên không. Từ chiếc 21 trở đi sử dụng Zhuk-MS theo dõi tới 20 mục tiêu cùng lúc nhưng vẫn chỉ hạ được 4 mục tiêu. Một số chiếc cuối cùng trang bị Zhuk-MSE có cùng tính năng không chiến với Zhuk-MS.

Như vậy, cơ bản thì hệ thống radar kiểm soát hỏa lực trên F-15J có phần nhỉnh hơn, cũng một phần vì F-15J tối ưu cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, trong khi Su-30MKK hướng về khả năng đa nhiệm. Hệ thống radar trên Su-30MKK còn phải chia sẻ cho nhiệm vụ theo dõi các mục tiêu trên mặt đất.

Ngoài hệ thống radar tối tân, F-15J còn sở hữu hệ thống chiến tranh điện tử do Nhật Bản tự phát triển đầy bí ẩn, không hề có bất kỳ thông số nào của nó được tiết lộ. Chưa biết chùng, chúng có thể sẽ khiến các hệ thống radar Nga “mù” khi tham chiến.

Tuy nhiên, F-15J sẽ phải hết sức đề phòng hệ thống trinh sát quang điện tử sử dụng các cảm biến laser và hồng ngoại cho phép phát hiện mục tiêu từ dấu vết động cơ (phát nhiệt) đến 90km của Su-30MKK. Nếu radar bị gây nhiễu thì Su-30MKK sẽ sử dụng radar quang điện này để theo dõi mà không bị phát hiện trở lại.

Hỏa lực

Về mặt hỏa lực, khó có thể nói được rằng F-15J hay Su-30MKK “ai hiện đại hơn ai”. Bởi thông số của chúng gần như là tương đương nhau. Ví dụ, F-15J được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn AAM-5 (tầm phóng 35km, dẫn đường hồng ngoại) và tên lửa đối không tầm trung AAM-4 (tầm phóng 100km, dẫn đường bằng radar chủ động).

Kich ban doi dau giua F-15J Nhat va Su-30MKK Trung Quoc? 
Tiêm kích Su-30MKK.

Còn Su-30MKK trang bị tên lửa không đối không R-73E (tầm phóng 35km) và tầm trung dẫn bằng radar bán chủ động R-27 (tầm bắn 70-80km) và dẫn bằng radar chủ động R-77 (tầm bắn 100-120km).

Tuy nhiên, F-15J có một lợi thế là các tên lửa đều do Nhật Bản tự chế tạo với những tính năng bí ẩn, độc đáo và nhất là không xuất khẩu ra bên ngoài. Thế nên, đối phương rất khó để tìm hiểu tính năng tên lửa nhằm đối phó.

Trong khi R-73E/27/77 vốn được Nga xuất khẩu rộng rãi. Cho nên không khó để tìm kiếm nghiên cứu chúng khi một vài nước Đông Âu thân Mỹ, quan hệ tốt với Nhật Bản cũng sở hữu loại tên lửa này.

Năng lực tác chiến

Trung Quốc còn kém xa so với Nhật Bản về hệ thống truyền dẫn số liệu và năng lực hiệp đồng tác chiến, kém hơn về khả năng tác chiến quy mô lớn và hiệp đồng nhiều loại phương tiện.

Hàng năm Nhật Bản thường xuyên có các cuộc diễn tập hiệp đồng tác chiến với các lực lượng của Mỹ, do đó họ ăn đứt Trung Quốc về kinh nghiệm và kỹ năng, bản thân Trung Quốc ngày nay tuy mạnh về mọi mặt nhưng chỉ là một “cường quốc cô đơn”.

Phi công Nhật Bản hàng năm vẫn tham gia các cuộc không chiến giả định với Mỹ. Còn Trung Quốc không có nhiều cơ hội khi họ tự tạo cho mình nhiều kẻ thù hơn là bạn bè.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/kich-ban-doi-dau-giua-f-15j-nhat-va-su-30mkk-trung-quoc-3313299/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét