Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Người Nga nghĩ gì về Thế chiến III

Lược trích:

"... Xét tổng thể các dấu hiệu, có thể kết luận là Chiến tranh thế giới lần thứ ba nếu chưa bắt đầu, thì ít nhất, cũng đang đến rất gần và không có cách gì ngăn chặn được..."

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nếu như một cuộc chiến tranh thế giới  kiểu mới còn chưa bắt đầu thì nó cũng đang đến rất gần.

Bài viết với tiêu đề và phụ đề trên là của Tiến sỹ khoa học quân sự, Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm pháo binh và tên lửa Nga Konstantin Sivkov đăng trên báo “Bình luận quân sự độc lập” (Nga) tháng 6/2016 về một hình thái chiến tranh mới mà thế giới đang (hoặc sẽ) phải đối mặt.

Xin được giới thiệu với bạn đọc vì K.Sivkov có quan điểm khác hẳn Viện sỹ Arbatov về chiến tranh hạt nhân (người dịch đã giới thiệu qua bài: “Mỹ không thể làm mù Nga: Ẩn họa từ Trung Quốc” - DVO, 24/6/2016 ).

Nhưng trước hết, xin thống nhất về thuật ngữ “Chiến tranh phức hợp”. Hiện nay còn có một số cách diễn đạt hình thái chiến tranh này như: “chiến tranh tổng hợp”, “chiến tranh toàn diện” , “chiến tranh kết hợp” (tiếng Anh: hybrid warfare, tiếng Nga: Гибридная война).

"... Hybrid warfare is a military strategy that blends conventional warfareirregular warfare and cyberwarfare.[1] By combining kinetic operations with subversive efforts, the aggressor intends to avoid attribution or retribution.[2] Hybrid warfare can be used to describe the flexible and complex dynamics of the battlespace requiring a highly adaptable and resilient response.[1][3] There are a variety of terms used to refer to the hybrid war concept: hybrid warhybrid warfare,hybrid threat, or hybrid adversary. US military bodies tend to speak in terms of a hybrid threat, while academic literature speaks of a hybrid warfare. 

https://en.wikipedia.org/wiki/Hybrid_warfare..."

Trong bài viết này, trong khi chờ các nhà nghiên cứu thống nhất cách dùng, xin mạnh dạn dùng khái niệm “chiến tranh phức hợp”, nếu có sai sót xin bạn đọc chỉ giáo. Còn về “nội hàm” của nó, TS K.Sivkov có giải thích ở phần sau của bài viết này.

Nguoi Nga nghi gi ve The chien III
Ảnh : AP/ ТАSS

Sau đây nội dung bài viết:

“Các học giả đã từng nói nhiều về khả năng xảy ra một cuộc Chiến tranh thế giới thứ ba. Các nhà phân tích quân sự, các nhà khoa học và cả những người làm công tác xã hội, hoạt động chính trị.

Tuy nhiên thời gian gần đây, sự quan tâm tới chủ đề này có phần nào lắng xuống vì nhiều người cho rằng một cuộc chiến tranh như vậy sẽ dẫn đến “ngày tận thế hạt nhân” và vì thế nên không thể xảy ra. Phần lớn sự chú ý của công luận hiện nay được dành cho chủ đề Chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang. Tuy nhiên, có thật như vậy không?

Thứ nhất, hoàn toàn không nhất thiết là trong một cuộc chiến tranh quy mô lớn (sắp tới) các bên phải sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công hủy diệt lẫn nhau. Bất kỳ bên nào khi trong tình thế buộc phải sử dụng vũ khí hạt nhân (trước) cũng sẽ cố gắng hạn chế tối đa các đòn tấn công hạt nhân vì sợ phải hứng chịu đòn trả đũa ồ ạt.

Giai đoạn đầu (bên tấn công hạt nhân trước) có thể tiến hành các đòn tấn công đơn lẻ vào các khu vực sa mạc để không gây tổn thất lớn cho đối phương mà chỉ nhằm thể hiện “ý chí quyết tâm”. Và như vậy cũng là quá đủ để bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình. Vì vậy, vũ khí hạt nhân không phải là loại “thần dược” đảm bảo 100% loại trừ khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn.

Thứ hai, bất kỳ một cuộc chiến tranh nào cũng là kết quả tất yếu của những mâu thuẫn đối kháng không thể giải quyết được bằng các cuộc đàm phán. Quy mô của các mâu thuẫn sẽ xác định quy mô của cuộc chiến tranh nhằm giải quyết các mâu thuẫn chúng.

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ, các mâu thuẫn tuy mang tính chất toàn cầu, nhưng dù sao cũng không gay gắt như các mâu thuẫn hiện nay. Hai hệ thống - Xã hội Chủ nghĩa và Tư bản Chủ nghĩa có thể cùng tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, trong ba thập kỷ gần đây một loạt tiến trình cực kỳ nguy hiểm đang diễn ra với một tốc độ chóng mặt. Đó là:

1. Hệ thống quyền lực thế giới thống nhất của khối các nước văn minh Phương Tây do Mỹ đứng đầu nhanh chóng hình thành và đang chiếm ưu thế nổi bật trên hành tinh.

2. Dân số Trái đất tăng rất nhanh, khối lượng và mức độ tiêu thụ (của cải vật chất) của Văn minh Phương Tây đang tiến rất nhanh đến ngưỡng giới hạn mà hệ sinh thái hành tinh có thể chịu đựng được.

3. Trên thế giới xuất hiện các chủ thể địa - chính trị độc lập xuyên quốc gia – đó là các tổ chức kinh tế, tinh thần và tội phạm - vai trò và ảnh hưởng của các tổ chức này trong hệ thống các mối quan hệ quốc tế ngày càng gia tăng.

Hậu quả của các tiến trình (tiêu cực) trên là đã xuất hiện một hệ thống các mâu thuẫn đối kháng toàn cầu, vốn chưa từng xuất hiện ngay cả trong thời kỳ đối đầu Xô - Mỹ khốc liệt nhất. Những mâu thuẫn đối kháng chủ yếu và nguy hiểm nhất hiện nay là:

1. Mâu thuẫn giữa tăng trưởng sản xuất – tiêu thụ, nguồn lực cần thiết đang có để phát triển với khả năng chịu đựng của hệ sinh thái và tài nguyên của Trái đất.

Chỉ có thể giải quyết mâu thuẫn này bằng cách cắt giảm mức tiêu thụ. Ngay lập tức xuất hiện câu hỏi – cắt giảm như thế nào và cắt giảm của ai?

2. Mâu thuẫn giữa các dân tộc, các giới lãnh đạo từng quốc gia riêng rẽ với giới tinh hoa xuyên quốc gia. Ví dụ rõ nhất của sự đối đầu này là cuộc xung đột giữa giới lãnh đạo Nga hiện nay do V.Putin đứng đầu với tầng lớp tinh hoa toàn cầu.

Chỉ có thể giải quyết được mâu thuẫn này hoặc là bằng cách thành lập một quốc gia toàn cầu thống nhất, trong đó vai trò chi phối thuộc về các cơ quan quyền lực xuyên quốc gia và các chủ thể xuyên quốc gia khác, cùng với đó là làm suy yếu toàn diện hoặc triệt tiêu hoàn toàn chủ quyền của mỗi quốc gia, hoặc bằng cách thiết lập một trật tự thế giới mới – tức một cộng đồng quốc tế gồm các quốc gia có chủ quyền đại diện cho lợi ích của dân tộc mình và trong cộng đồng này các cơ quan (tổ chức) xuyên quốc gia chỉ giữ vai trò điều phối, còn các cơ cấu xuyên quốc gia không giữ vai trò là một chủ thể chính trị độc lập.

3. Mâu thuẫn giữa quyền lực tài chính toàn cầu mạnh của giới tinh hoa tài chính xuyên quốc gia với một thực tế là giới tinh hoa tài chính xuyên quốc gia lại không phải là một chủ thể chính trị.

Giải quyết mâu thuẫn này chỉ bằng cách hoặc là xây dưng một quốc gia toàn cầu thống nhất, - giới tài chính xuyên quốc gia hiện nay trở thành một chủ thể quyền lực thế giới duy nhất, hoặc là loại bỏ sự thống trị về tài chính của giới tinh hoa tài chính xuyên quốc gia trong hệ thống các mối quan hệ kinh tế thế giới và khôi phục chủ quyền kinh tế của mỗi quốc gia.

Những sự mất cân đối và mâu thuẫn đó bao trùm toàn bộ hoạt động sống của loài người, và thành thử, tất cả các thay đổi trong xã hội nhằm loại trừ sự mất cân đối và các mâu thuẫn đó cũng sẽ phải tác động tới tất cả các khía cạnh của trật tự thế giới. Có nghĩa là cần phải xây dựng một trật tự thế giới mới về chất, khác hẳn với trật tự thế giới hiện nay.

Chỉ có thể làm được điều đó (xây dựng một trất tự thế giới mới) bằng các phương pháp vũ lực, bởi vì để xây dựng một mô hình này hoặc một mô hình khác đòi hỏi phải làm suy yếu một số cường quốc, thậm chí là phải làm cho chúng biến mất trên trường quốc tế. Chính vì thế mà sự những điều kiện cần thiết khách quan của Chiến tranh thế giới lần thứ ba đã hiển hiệnkhác hẳn với thời kỳ đối đầu Xô - Mỹ trước kia.

Thứ ba, đã xuất hiện các phương thức tiến hành chiến tranh mới. Nếu như vì một lý do nào đó mà không thể khởi động một cuộc chiến tranh theo các hình thức truyền thống, thì điều đó có nghĩa là cần phải tìm kiếm các hình thái chiến tranh mới để cho phép vẫn đạt những mục tiêu như thế (giải quyết các mâu thuẫn đối kháng), nhưng không nhất thiết phải tiến hành các chiến dịch quân sự trực tiếp bằng các phương thức (chiến tranh) truyền thống.

Một hình thái chiến tranh như vậy đã hiện hữu – đó là chiến tranh phức hợp – theo thuật ngữ mà Phương Tây đang dùng:

Trong một cuộc chiến tranh phức hợp, các bên tham gia áp dụng tất cả các phương pháp và công nghệ có thể có trong một cuộc đối đầu giữa các quốc gia với nhau như: chiến tranh thông tin - sử dụng cả những cơ cấu nhà nước lẫn phi nhà nước, kể cả các tổ chức tôn giáo, các giáo phái lớn; chiến tranh kinh tế;

tiến hành các chiến dịch đặc biệt, cả trên lãnh thổ do đối phương kiểm soát và cả trên lãnh thổ của nước khởi động chiến tranh; tổ chức và điều hành hoạt động của các tổ chức vũ trang không chính quy các kiểu khác nhau sử dụng tất cả các phương pháp và thủ đoạn có thể (kể cả khủng bố và tiến hành chiến tranh du kích);

kích động hoạt động của các lực lượng chính trị đối lập hợp pháp lẫn bất hợp pháp (trong nước đối tượng), sử dụng các điệp viên ảnh huởng, đặc biệt là những điệp viên đã “trèo sâu, leo cao” vào các nhánh quyền lực khác nhau của các quốc gia (đối tượng);

tổ chức kích động các cuộc biểu tình quy mô lớn của dân chúng chống lại chính quyền sở tại; sử dụng các lực lượng vũ trang chính quy (kể cả để thực hiện chiến tranh khủng bố nhằm vào dân thường của đối phương); tiến hành chiến tranh ngầm giữa các cơ quan đặc biệt (tình báo, phản gián) và các cơ quan bảo vệ pháp luật của các nước đối địch.

Về mặt hình thức, trong cuộc chiến tranh phức hợp này không có yếu tố gì mới. Tất cả các thủ đoạn và phương thức hành động như vừa nói trên đều đã được áp dụng, điểm khác chỉ là chúng (các phương thức và thủ đoạn) đã được hoàn thiện nhờ những khả năng mới trong thời đại công nghệ thông tin.

Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ thì chúng ta sẽ có một cách nhìn khác: - Chiến tranh phức hợp có một đặc điểm chủ chốt làm nó khác hẳn về chất so với các cuộc chiến tranh truyền thống.

Đó là sự đổi vai rõ rệt của các thành tố trong cuộc chiến: thay vì đối đầu vũ tranh như truyền thống, vai trò hàng đầu (trong cuộc chiến tranh phức hợp) thuộc về các phương pháp tiến hành chiến tranh thông tin, chính trị và kinh tế.

Công cụ chủ yếu của chiến tranh phức hợp là: “đội quân thứ năm” (lực lượng chống đối trong nước) – các điệp viên ảnh hưởng , trước hết là trong các cơ cấu quyền lực (của nước đối tượng), các tổ chức chính trị đối lập hợp pháp và bất hợp pháp do đối phương (nước khởi động chiến tranh) kiểm soát và những lực lượng ủng hộ chúng, các tổ chức vũ trang phi chính quy khác nhau do dân chúng địa phương tự thành lập, cũng như lính đánh thuê từ nước ngoài .

Còn các lực lượng vũ trang truyền thống (trong cuộc chiến tranh phức hợp) chỉ giữ vai trò hỗ trợ “các công cụ chính” như đã liệt kê ở trên trên bằng cách thể hiện quyết tâm can thiệp hoặc thậm chí trực tiếp can thiệp vào cuộc đối đầu vũ trang, chủ yếu là hỗ trợ hỏa lực cho “các công cụ chủ yếu” bằng các đòn tấn công tên lửa, không quân và pháo binh.

Chiến tranh truyền thống và chiến tranh phức hợp cũng khác hẳn nhau về nội dung  (bản chất):

Chiến tranh truyền thống được xây dựng trên ý tưởng sử dụng lực lượng vũ trang chính quy của mình đánh bại lực lượng vũ trang chính quy của đối phương và sau đó buộc đối phương phải chấp nhận các điều kiện hòa bình của bên chiến thắng hoặc buộc đối phương phải đầu hàng và thay đổi hệ thống chính quyền, chiếm đóng một phần hoặc toàn bộ lãnh thổ của quốc gia thua trận.

Nền tảng của chiến tranh phức hợp được xây dựng trên một ý tưởng hoàn toàn khác. Bản chất của nó là: Xây dựng từ trước trên lãnh thổ đối phương một “đội quân (tại chỗ) ” và sau đó sử dụng trực tiếp đội quân này làm sụp đ chế đ hiện hànhnắm quyền kiểm soát chính quyền tại nước đó.

Tiếp theo đó mới làm tan rã cơ cấu tổ chức và làm suy yếu hệ thống an ninh (các lực lượng vũ trang, các cơ quan đặc biệt và các cơ quan bảo vệ luật pháp) của bên thua trận đến ngưỡng mà bên chiến thẳng có thể chấp nhận được (hoặc giải thể hoàn toàn hệ thống an ninh), kiểm soát nền kinh tế của nước đó, và nếu cần thiết thì chiếm đóng lãnh thổ của đất nước bại trận (dưới vỏ bọc là tiến thành một chiến dịch gìn giữ hòa bình).

Trong trường hợp này, các lực lượng vũ trang chính quy chỉ được sử dụng khi không thể giải quyết được nhiệm vụ đánh bại quốc gia – nạn nhân của cuộc xâm lược bằng “quân đội tại chỗ” và các tổ chức vũ trang do “quân đội” này kiểm soát.

Và nếu như vậy, thì những xung đột nội bộ (trong nước đối tượng) mới xuất hiện sẽ được sử dụng như một cái cớ để chính thống hóa một cuộc xâm lược quân sự công khai và cuộc xâm lược này thường được tiến hành dưới chiêu bài “bảo vệ dân thường trước chế độ độc tài vi phạm quyền con người”.

Kinh nghiệm của hầu hết các cuộc chiến tranh phức hợp những thập kỷ gần đây cho thấy là “quân đội” (tại chỗ) như vậy trên lãnh thổ quốc gia nạn nhân của xâm lược thường được dán cái nhãn “những tổ chức xã hội dân sự”.

Đến đây đã có thể kết luận rằng, hiện đã có đầy đủ các yếu tố (nhu cầu) khách quan cần để giải quyết các mâu thuẫn (đối kháng) bằng Chiến tranh thế giới lần thứ ba, cụ thể:

1. Các mâu thuẫn đối kháng toàn cầu đang tồn tại một cách khách quan và ngày càng gay gắt hơn – những mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết bằng một cuộc chiến tranh thế giới mới.

2. Đang hình thành các liên minh đối đầu nhau: một bên , là Phương Tây do Mỹ đứng đầu, còn một bên khác – các nền văn minh phi Phương Tây hàng đầu thế giới – với vai trò địa- chính trị nổi bật của Nga.

3. Đã xuất hiện hình thái chiến tranh mới cho phép không phải vượt qua ngưỡng hạt nhân và đảm bảo có thể đánh bại thậm chí cả các quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất với kho vũ khí hạt nhân lớn nhất - tức hình thức chiến tranh phức hợp.

Những phân tích trên cũng dẫn đến kết luận là Chiến tranh thế giới lần thứ ba sẽ chính là một cuộc chiến tranh phức hợp.

Nói chính xác hơn, các hình thức tiến hành chiến tranh phức hợp sẽ chiếm ưu thế (trong cuộc chiến tranh đó).

Cuộc chiến tranh thế giới mới nếu xét tổng thể – đó sẽ gồm nhiều cuộc chiến tranh khu vực và cục bộ quy mô lớn, các cuộc xung đột vũ trang ở các cường độ khác nhau. Tất cả chúng (chiến tranh khu vực, cục bộ, xung đột vũ trang) gắn kết với nhau bằng các mối quan hệ nguyên nhân- chiến lược, cũng như địa lý.

Trong đó, phần chủ yếu (trong cuộc chiến tranh thế giới mới) sẽ là các cuộc chiến tranh phức hợp. Ít nhất thì cũng trong trường hợp một cuộc chiến tranh khu vực chống lại các cường quốc hạt nhân.

Nhìn bề ngoài thì những cuộc chiến tranh như vậy có thể sẽ có diện mạo là các chấn động xã hội mạnh dẫn đến một cuộc nội chiến quy mô lớn trên lãnh thổ quốc gia nạn nhân và tiếp theo là sự can thiệp của các quốc gia khác.

Các tiền đề cho một kịch bản như vậy có vẻ như đã hiện hữu. Chúng ta hãy nhớ lại quyết định thành lập Vệ binh quốc gia của Tổng thống Nga mới đây (để đối phó với các mối đe dọa bên trong).

Vấn đề còn lại là xác định khi nào thì cuộc Chiến tranh (thế giới mới) này bắt đầu.

Dựa trên kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh trước, tiêu chí để xác định sự bắt đầu của một cuộc chiến tranh như vậy (chiến tranh thế giới) có thể là - khi tất cả các trung tâm quyền lực hàng đầu trên thế giới đã bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh đó.

Nếu chấp nhận tiêu chí này, thì các cuộc xung đột Syria và Ucraine, và những xung đột khác sẽ xuất hiện trên vòng cung mất ổn định dọc biên giới phía Nam nước Nga trong thời gian tới sau này có thể được xác định là thời điểm bắt đầu của Chiến tranh thế giới thứ ba.

Bởi vì chính trong các cuộc xung đột đó, trên thực tế đã xảy ra sự đối đầu vũ trang trực tiếp giữa sức mạnh Nga và sức mạnh Phương Tây dưới hình thái phức hợp.

Cũng không nên nuôi ảo tưởng về sự hiểu biết lẫn nhau giữa Mỹ và Nga trong cuộc chiến tại Syria.
Đối với Mỹ - sự “hiểu biết lẫn nhau” đó là bắt buộc- Nga đã buộc người Mỹ phải chơi theo luật chơi của mình tại Syria. Chính vì thế mà (Mỹ) sẽ có biện pháp đáp trả tại chính Syria và ở các địa điểm khác trên thế giới.

Sự gia tăng căng thẳng ở Nagornyi Karabakh (xung đột Azerbajan và Armenia) và tại biên giới Kazakhstan- Uzbekistan mới chỉ là “những cánh chim báo bão” đầu tiên của các chấn động và xung đột ở khu vực biên giới Nga.

Xét tổng thể các dấu hiệu, có thể kết luận là Chiến tranh thế giới lần thứ ba nếu chưa bắt đầu, thì ít nhất, cũng đang đến rất gần và không có cách gì ngăn chặn được.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/nguoi-nga-nghi-gi-ve-the-chien-iii-3315204/?paged=4

Mỹ dựng tiền đồn “đấu” Trung Quốc, Đài Loan ở tuyến đầu


Sau phán quyết của Tòa Trọng tài La Haye, các tướng lĩnh Trung Quốc đều tuyên bố cứng rắn về khả năng đáp trả những động thái của Mỹ trên Biển Đông. Nhưng giả thiết việc Bắc Kinh tiến hành một cuộc xung đột phi hạt nhân với Mỹ cũng không giúp Trung Quốc đẩy được Mỹ ra khỏi khu vực.
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Cheng kung của Hải quân Đài LoanTàu hộ vệ tên lửa lớp Cheng kung của Hải quân Đài Loan
Gần 60 năm qua, mặc dù có những bước phát triển khá tốt giữa Washington và Bắc Kinh, nhưng Mỹ vẫn đẩy mạnh các bước chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh phi hạt nhân, thúc đẩy phát triển sức mạnh quân sự của các nước đồng minh khu vực với mục đích hình thành một vành đai phong tỏa lực lượng Hải quân Trung Quốc vươn ra Thái Bình Dương, đe dọa trực tiếp bờ biển nước Mỹ. Trong hàng loạt các nước đồng minh khu vực, tuyến phòng thủ ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc dựa vào 3 đồng minh chủ chốt: Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trung Quốc là một cường quốc hạt nhân và Mỹ hoàn toàn không có ý định cùng quốc gia này sa vào một cuộc chiến hủy diệt, nhưng vẫn duy trì mục đích kiềm chế và làm suy giảm sự phát triển của Trung Quốc. Mỹ cũng có thể tham gia một cuộc xung đột hạn chế phi hạt nhân, hậu thuẫn cho các quốc gia đồng minh nhằm ngăn chặn không cho lực lượng hải quân Trung Quốc vươn ra đại dương, cạnh tranh với vị thế thống trị biển khơi của Mỹ.
Các đồng minh của Washington ở Tây Thái Bình Dương, trên cơ sở vị trí địa lý và sức mạnh hải quân, có sứ mệnh then chốt là đóng cửa các tuyến vận tải biển quan trọng nhất dẫn vào đại lục, từ đó làm suy giảm tiềm lực kinh tế và sức mạnh quốc phòng, ngăn chặn không cho Hải quân Trung Quốc vươn ra Thái Bình Dương.
Lầu Năm Góc dự kiến, trong mọi tình huống xung đột phi hạt nhân với một quốc gia nhất định trong khu vực Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc mặc dù có thế mạnh vượt trội về binh lực, cũng chỉ có thể chia xẻ một phần lực lượng Hải quân đề đối phó với nguy cơ chiến tranh tiềm năng, phần còn phải sẵn sàng cho các nguy cơ khác đến từ các khu vực xung quanh.
Trong những đồng minh kể trên, Không quân – Hải quân Đài Loan là lực lượng đối đầu then chốt với lực lượng Hải quân Trung Quốc trên eo biển Đài Loan, cách bờ biển Trung Quốc khoảng 180 km. Khi bùng phát cuộc xung đột vũ trang, không phải là một cuộc tấn công tổng lực đánh chiếm toàn bộ Đài Loan mà dùng sức mạnh quân sự nhằm thay đổi hệ thống chính trị và sáp nhập Đài Loan, dưới sự yểm trợ hậu cần kỹ thuật, trinh sát đường không và răn đe hạt nhân từ phía Mỹ, Hải quân Đài Loan có khả năng:
- Ngăn chặn hải quân đối phương chiếm ưu thế trên khu vực ven biển của hải đảo, phòng ngự bảo vệ căn cứ và hải cảng, liên kết phối hợp với lực lượng không quân và hải quân đẩy lùi các cuộc tập kích đường không bằng máy bay, tên lửa hành trình. Đài Loan hy vọng vào hệ thống lá chắn tên lửa Aegis của Mỹ để phòng thủ các đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo phi hạt nhân.

- Bằng hỏa lực tên lửa chống tàu trên biển và bờ biển, đánh chặn và tiêu diệt những cụm hải quân tấn công chủ lực của đối phương, đẩy lùi các cuộc tấn công lên đảo.
- Phản kích tấn công những đảo tiền tiêu trong eo biển dọc theo bờ biển Trung Quốc, đánh bại các cuộc đổ bộ lực lượng bộ binh, lính thủy đánh bộ đường biển, sử dụng hỏa lực tiêu diệt binh lực đối phương và các hoạt động tác chiến khác.
- Có khả năng tiến hành các hoạt động tấn công các mục tiêu trên bờ biển đối phương bằng tên lửa hành trình và tấn công đường không.
Bảng so sánh tương quan lực lượng chiến hạm nổi và tàu ngầm của hai bên cho thấy ưu thế tuyệt đối về binh lực của lực lượng hải quân Trung Quốc. Về nguyên tắc không thể so sánh lực lượng không quân hải quân Trung Quốc (KQHQ) và lực lượng không quân biển Đài Loan do lực lượng KQHQ Trung Quốc là lực lượng tấn công chủ lực trên không gian biển quy mô chiến lược chiến dịch, KQHQ Đài Loan chỉ giới hạn trong nhiệm vụ tuần biển, chống ngầm trên các vùng nước ven bờ đảo Đài Loan, tổng số có khoảng 28 chiếc máy bay trinh sát, tác chiến điện tử, cảnh báo sớm, tuần biển chống ngầm và một số máy bay trực thăng chống ngầm.  
Từ quan điểm sát nhập Đài Loan bằng giải pháp đấu tranh chính trị và răn đe quân sự, trong tình huống xung đột chỉ có một bộ phận của lực lượng Hải quân Trung Quốc tham gia chiến đấu, số còn lại sẵn sàng cho sự can thiệp của các cụm tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông và biển Hoa Đông cùng với lực lượng hải quân của các quốc gia khác. Điều này cho phép có thể so sánh được tiềm lực tác chiến của lực lượng hải quân các bên tham chiến. 

Đặc điểm chiến trường của Trung - Đài trong các hoạt động tác chiến trên biển là khoảng cách giữa hai bên bờ không lớn, khoảng 180 km eo biển Đài Loan. Đây cũng là chiều sâu chiến trường.
Không gian chiến trường quyết định các lực lượng không quân hải quân, bộ binh tham gia vào xung đột. Phía Trung Quốc nếu xảy ra xung đột cục bộ với Đài Loan sẽ sử dụng các lực lượng trong biên chế thuộc Quân khu Nam Kinh, theo biên chế sẽ hình thành hệ thống phòng không có mật độ hỏa lực cao. Để tấn công phá hủy các mục tiêu quân sự trên đảo, PLA có thể sẽ sử dụng các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.
Cấu trúc lực lượng vũ trang quân đội Trung Quốc theo quân khu
Lực lượng bộ binh Đài Loan không có khả năng đối kháng với lực lượng bộ binh của Trung Quốc do thua sút về số lượng. Đài Loan chỉ có thể hy vọng vào lực lượng không quân trong chiến đấu phòng ngự, với số lượng khoảng 287 máy bay tiêm kích, được biên chế 6.366 tên lửa không đối không các loại, trong đó có khoảng hơn 4.000 tên lửa thuộc loại cũ có từ những năm 70-x. Ngoài ra, không quân Đài Loan có trong biên chế khoảng 775 tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick và 267 tên lửa chống tàu lớp Harpoon.
Lực lượng phòng không của Đài Loan khá mỏng, Đài Loan có 3 khẩu đội tên lửa Patrion PAC-2 (nâng cấp lên PAC-3),  6 khẩu đội Sky Bow và khoảng 20 khẩu đội MIM-23 HAWK, 24 khẩu đội súng phòng không Skyguard của Thụy Điển. Rõ ràng lực lượng này không đủ để đối phó với cuộc không kích ồ ạt của không quân Trung Quốc.
Hải quân Đài Loan được biên chế 117 tàu các loại, trong đó tàu tấn công mặt nước có 28 chiếc bao gồm: khu trục hạm 4 chiếc lớp Kee Lung, tàu hộ vệ tên lửa 24 chiếc trong đó có 8 chiếc lớp  Cheng Kung, 6 chiếc lớp Chi Yang, 6 chiếc lớp Kang Ding, 4 chiếc lớp Oliver Hazard Perry.
Tàu ngầm có 2 chiếc lớp Chien Lung. Tàu tuần biển và tuần duyên tấn công nhanh có 44 chiếc bao gồm: 12 chiếc tuần biển lớp Ching Chiang, 31 chiếc tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Kuang Hua VI, 1 chiếc tàu tuần duyên lớp Tuo Chiang.
Hải quân Đài Loan được trang bị các tên lửa chống tàu Hsiung Feng III, Hsiung Feng II
http://viettimes.vn/quoc-phong/tin-tuc/my-dung-tien-don-dau-trung-quoc-dai-loan-o-tuyen-dau-69196.html

Chiến tranh Trung-Mỹ ở Biển Đông: Ai sẽ thắng?

“Đường 9 đoạn” bị bác bỏ, giờ đây, Trung Quốc sẽ thiếu căn cứ pháp luật khi xua đuổi máy bay và tàu chiến của Mỹ “tuần tra tự do” trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp ở Trường Sa, nhưng hai bên có thể rơi vào cuộc đấu quân lực tay bo nguy hiểm hơn.


Chiến tranh Trung-Mỹ ở Biển Đông: Ai sẽ thắng?

Từ khi Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS ra phán quyết chung thẩm bác bỏ "đường 9 đoạn" trên Biển Đông, các tướng lĩnh cao cấp nhất của Trung Quốc đều đã lên tiếng tuyên bố không khuất phục bất cứ áp lực nào từ bên ngoài, không từ bỏ kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Trong khi đó, Mỹ đã phát đi thông điệp "tuyệt đối rõ ràng", tiếp tục tuần tra ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông, coi việc thiết lập Khu vực Nhận dạng phòng không (ADIZ), hoạt động bồi đắp, cải tạo như bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham/Panatag) ở Biển Đông liên quan tới lợi ích của Mỹ.
Sự đối chọi đó khiến lo lắng căng thẳng leo thang, dẫn tới xung đột, chiến tranh ở một trong những vùng biển nhộn nhịp nhất thế giới tăng lên.
Tờ The Australian Financial Review mới đây đặt câu hỏi: "Nếu chiến tranh bùng phát bởi tranh chấp Biển Đông, chiến thắng thuộc về ai?".
Theo tờ báo, 10 năm trước thì đáp án cho câu hỏi này không nghi ngờ gì đó là Mỹ. Ngày nay, so sánh thuần túy về mặt hỏa lực, kinh nghiệm và vũ khí, Mỹ đi trước Trung Quốc 10 năm.
Nhưng Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách và đầu tư thực sự cho quân sự của Trung Quốc cao hơn dự toán. Chiến tranh xảy ra, tuy phần thắng vẫn nghiêng về siêu cường này, nhưng Mỹ sẽ phải trả giá đắt bởi Trung Quốc có thể gây ra những tổn thất thực sự cho Mỹ.
Hãng tư vấn Mỹ RAND Corp cho rằng trong tương lai 5 - 10 năm tới, nếu cả Mỹ và Trung Quốc đều giữ mức chi tiêu ngân sách quốc phòng như hiện nay, châu Á sẽ chứng kiến sự suy thoái dần dần về địa vị bá chủ của Mỹ.
Trung Quốc đang tăng cường phát triển các loại tên lửa chống hạm và đó là một phần trong chiến lược của Trung Quốc buộc các lực lượng Mỹ phải rời xa Biển Đông.
Tháng 9 năm ngoái, tại lễ kỉ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Trung Quốc đã cho diễu hành tên lửa Đông Phong 21D (DF-21D) đạt vận tốt gấp 10 lần vận tốc âm thanh, có thể tấn công tàu thuyền đang di chuyển.
Như vậy, cùng với tên lửa đạn đạo YJ-12 (cũng được đưa ra diễn hành tại lễ kỉ niệm trên), Trung Quốc có trong tay bộ đôi "sát thủ tàu sân bay".
Giáo sư nghiên cứu chiến lược Hugh White thuộc Đại học Quốc gia Australia cho rằng vũ khí của Mỹ nhiều hơn Trung Quốc rất nhiều, cũng tốt hơn rất nhiều, nhưng đó không phải là vấn đề then chốt bởi cái chính yếu là làm thế nào để có thể ngăn chặn được đối thủ.
Và trong quá trình phát triển quân lực, Trung Quốc luôn chú trọng tới việc nâng cao khả năng phát hiện và bắn chìm tàu sân bay Mỹ.
"Do vậy, nếu như 10 năm trước, bạn khẳng định Mỹ chắc chắn giành chiến thắng (trong cuộcchiến tranh với Trung Quốc). Tuy nhiên, giờ đây Mỹ phải đối mặt với khả năng chịu tổn thất lớn, thậm chí là mất cả một chiếc tàu sân bay", Giáo sư Hugh White nhấn mạnh.
Giám đốc điều hành Viện Chính sách chiến lược Australia, ông Peter Jennings cũng cho rằng Trung Quốc đã đề ra chiến lược để đẩy quân đội Mỹ ra xa Trung Quốc đại lục.
Do vậy, Bắc Kinh đã chuyên chú để nâng cao cái giá mà Mỹ phải trả và tên lửa DF-21D thực sự là mối nguy hiểm lớn cho bất cứ kẻ địch nào.
Tuy nhiên, theo ông Jennings, Trung Quốc hiện nay vẫn không thể so sánh được với Mỹ bởi Mỹ còn có sự hỗ trợ của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
"Mười năm qua, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã đi được một chặng đường dài, trở thành lực lượng đáng gờm ở khu vực, nhưng vẫn còn cách xa quân đội Mỹ về thực lực", ông Jennings nhận định.
Trong một quan điểm khá tương đồng, Trương Kiếm, giảng viên cao cấp Đại học New South Wales ở thủ đô Canberra của Australia, cho rằng ưu tiên của Trung Quốc là phát triển năng lực có thể gây thiệt hại buộc Mỹ phải từ bỏ ý định can thiệp.
Then chốt trong năng lực răn đe của Trung Quốc là tàu ngầm và tên lửa đạn đạo. Vấn đề là rất khó có thể đánh giá được năng lực quân sự thực sự của Trung Quốc bởi những loại vũ khí mà họ có đều chưa từng được thử nghiệm một cách thực sự.
Và trong một kịch bản xảy ra chiến tranh thông thường ở Biển Đông, theo ông Jennings, Trung Quốc sẽ không thể chống trả Mỹ được trong thời gian dài. Ngoài những vấn đề nêu trên, một trong những lý do là quân đội Trung Quốc chưa từng đánh trận kể từ cuối những năm 1970.
http://soha.vn/chien-tranh-trung-my-o-bien-dong-ai-se-thang-201607281630214.htm


"... Cũng liên quan đến động thái của Trung Quốc sau phán quyết của Tòa Trọng tài, hôm 25/7, tờ Đông phương Nhật báo (Hongkong) đã dẫn tiết lộ của Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc Dương Nghị cho hay, nhằm ứng phó với sự kiện Tòa Trọng tài ra phán quyết về vấn đề Biển Đông, ông Tập Cận Bình đã triệu tập hội nghị Quân ủy Trung ương, quyết định điều động binh hùng tướng mạnh tiến hành diễn tập ở Biển Đông, chuẩn bị ba phương án chiến tranh, gồm chiến tranh lớn, chiến tranh vừa và chiến tranh nhỏ để ứng phó với thách thức của phía Mỹ. 


Đây là lần đầu tiên kể từ sau thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc đáp trả đe dọa quân sự trực tiếp của quân đội Mỹ bằng phương thức quân sự.

Tướng Dương còn tiết lộ sau khi ông Tập Cận Bình đưa ra quyết sách nêu trên, nội bộ Trung Quốc không phải là hoàn toàn thống nhất tư tưởng.

Không ít người trong giới học giả và chính giới chỉ trích, cho rằng đối phó cứng rắn thì một khi chiến tranh bùng nổ, đại cục hòa bình phát triển của Trung Quốc sẽ bị tổn hại. Có người thậm chí còn đợi để xem ông Tập Cận Bình bị rơi vào tình trạng khó khăn.

Tuy nhiên, theo tờ báo trên, xem xét tình hình hiện nay, quyết sách quả đoán của ông Tập Cận Bình đã có tác dụng. Nếu khi đó Trung Quốc thể hiện thái độ mềm yếu thỏa hiệp, tàu chiến Mỹ sẽ tiến vào vùng 12 hải lý xung quanh các đảo bãi (Trung Quốc chiếm giữ, xây dựng phi pháp) ở Biển Đông.

Nếu Trung Quốc vẫn giống trước đây sử dụng “võ mồm” chống lại tàu chiến Mỹ, Washington sẽ lấy cớ thực thi pháp luật quốc tế theo thang hành động quân sự đối với Trung Quốc, thậm chí là tháo dỡ đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng (phi pháp).

Ngày 12/7 vừa qua, Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS đã ra phán quyết bác bỏ “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc tự vẽ ra gần như chiếm trọn Biển Đông. Hôm sau, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cảnh báo: “Đừng biến Biển Đông thành nguồn gốc chiến tranh”.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/kich-ban-chien-tranh-bien-dong-my-thang-trung-voi-gia-dat-3315133/?paged=2

Forbes: Trung Quốc bắt đầu phản ứng giống Triều Tiên

Tạp chí Forbes (Mỹ) cho rằng Bắc Kinh đang có giọng điệu cứng rắn giống như Kênh truyền trình trung ương Triều Tiên (KCNA) khi nói đến cách thức giải quyết tranh chấp ở biển Đông.



Trung Quốc từ cứng rắn "ở mức độ bình thường"
Đây là một thông tin xấu cho các nhà đầu tư. Một cuộc đối đầu quân sự sẽ làm phương hại đến sự hội nhập, tăng trưởng kinh tế của khu vực và làm tổn hại đến nền kinh tế toàn cầu – đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia vẫn chưa định hình được một nền kinh tế định hướng trong nước.
Các tranh chấp ở biển Đông bắt đầu từ mâu thuẫn khu vực giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng, nhưng căng thẳng nhanh chóng mở rộng phạm vi thành một cuộc chiến kinh tế và sức mạnh quân sự mới giữa Trung Quốc và Mỹ.
Hai năm trước, Trung Quốc đã củng cố (cái gọi là) "chủ quyền ở biển Đông" bằng hành động tăng tốc xây dựng phi pháp đảo nhân tạo trên các đảo, đá thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Trước động thái bành trướng của Bắc Kinh, Mỹ tăng cường sự hiện diện của hải quân của mình quanh các đảo nhân tạo trái phép và nâng cấp khả năng tên lửa phòng thủ của mình ở Hàn Quốc.
Ban đầu, Trung Quốc phản ứng giới hạn ở một vài chỉ trích gay gắt rằng Mỹ "vi phạm luật pháp quốc tế" và cố gắng thuyết phục các đồng minh ngoại giao bằng sáng kiến Ngân hàng đầu tư cơ cở hạ tầng châu Á (AIIB) do nước này khởi xướng
Sau đó, Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng và củng cố yêu sách chủ quyền phi lý bằng thông báo sẽ triển khai các tàu ngầm hạt nhân đến khu vực biển Đông để "ngăn cản" sự hiện diện của Mỹ.
Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc nói, "các tên lửa hạt nhân chiến lược là nền tảng cho một sự răn đe quân sự".
Cũng theo tờ này, "Trung Quốc đã áp dụng một chiến lược 'răn đe hạt nhân hiệu quả' với ít đầu đạn hơn các cương quốc phương Tây. Mặt khác, Trung Quốc là nước duy nhất trong các cường quốc hạt nhân thông báo không ưu tiên tấn công trước. Điều đó nghĩa là chiến lược răn đe hạt nhân của Trung Quốc là nhằm duy trì khả năng đáp trả."
Hoàn Cầu khẳng định: "Chiến lược răn đe hạt nhân của Bắc Kinh phải thực tế và có hiệu quả, đủ để gây ảnh hưởng quan trọng đến chính sách đối với Trung Quốc của chính phủ Mỹ.
Cũng giống như khi bất cứ nước nào đánh giá về sức mạnh của Mỹ, ngay lập tức sẽ nghĩ đến các tàu sân bay và không mạo hiểm khơi mào đối đầu quân sự với Washington".
Forbes: Trung Quốc bắt đầu phản ứng giống Triều Tiên - Ảnh 1.
Tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc tại căn cứ Du Lâm trên đảo Hải Nam. (Ảnh: SCMP)
... Đến thái độ đe dọa hiếu chiến
Trong diễn biến mới nhất, Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan hôm 12/7 đã ra phán quyết cuối cùng đối với vụ kiện biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.
Theo Forbes, phán quyết của PCA có nghĩa là Trung Quốc không thể ban hành một cách hợp pháp các quy định hàng hải riêng của mình ở biển Đông hoặc kiểm soát thương mại đi qua khu vực này, một trong tuyến đường hàng hải nhộn nhịp nhất của thế giới.
Xã hội quốc tế hy vọng rằng Trung Quốc, thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ tôn trọng và tuân thủ phán quyết, thay vì lên giọng tuyên bố phán quyết là không có giá trị và tính ràng buộc pháp lý, hoặc khẳng định tiếp tục xây dựng trái phép các đảo nhân tạo.
Hay tồi tệ hơn, các quan chức và tướng lĩnh cấp cao Trung Quốc mới đây cảnh báo rằng tuần tra hàng hải của hải quân nước ngoài có thể kết thúc "trong thảm kịch", theo Reuters.
Trong bài viết đăng trên Forbes hôm 26/7, giáo sư Panos Mourdoukoutas của trường Đại học LIU Post tại New York, Mỹ bình luận về tuyên bố trên:
"Tôi đã đọc đúng chứ (về tuyên bố của Trung Quốc)?
Nếu vậy, nó có vẻ giống như lời thách thức của Triều Tiên khi bác bỏ các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc về chương trình hạt nhân của mình và lặp đi lặp lại các cáo buộc và đe dọa chống lại các nước láng giềng và Mỹ."
Các tuyên bố không nhân nhượng của Bình Nhưỡng là một phần nguyên nhân làm leo thang tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, cũng như thế bế tắc của nỗ lực giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo.
"Đây có thực sự là điều Trung Quốc muốn?" - ông Mourdoukoutas đặt câu hỏi.
Từ sau phán quyết của PCA, các tướng lĩnh và giới học giả Trung Quốc cũng phát ngôn "mạnh miệng" hơn trên truyền thông đại chúng.
Thiếu tướng, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc Kiều Lương đe dọa:
"Hai tàu sân bay của Mỹ (USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan) sẽ không gặp vấn đề gì nếu chỉ lưu thông hàng hải trên biển Đông nhưng nếu chiến tranh xảy ra, hai tàu này sẽ không có đường về."
Trong khi đó, Thiếu tướng, Phó chủ nhiệm Ủy ban an ninh chính sách quốc gia thuộc Viện nghiên cứu khoa học chính sách Trung Quốc, Bành Quang Khiêm cảnh cáo Mỹ:
"Nếu [Mỹ] dám động đến Trung Quốc, chúng tôi sẽ xử lý từng chiếc từng chiếc, một chiếc cũng không tha. Chúng tôi có sức mạnh này."