Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TẠI CAMPUCHIA 1979 - 1989

Phần I: "Không có sự giúp đỡ của Việt Nam, chúng tôi sẽ chết"

Với bảy con mắt của ông, người ta nói Hun Sen có thể nhìn thấy trước mọi nước cờ mà các kẻ thù của ông đang dự định thực hiện. Ông đã nói về các con mắt giả khác nhau bằng thủy tinh được Nhật và Liên Xô lắp cho ông sau khi ông bị mù mắt trái trong một trận chiến lớn ngay trước khi Phnom Penh bị thất thủ vào năm 1975, “ Tôi có một con mắt Campuchia và sáu con mắt Nhật “.


Image may contain: 3 people, people smiling, people sitting

Khi các lực lượng kết hợp của phong trào kháng chiến – Pol Pot, Sihanouk và Son Sann – lật đổ chính phủ Heng Samrin không thành công và là tiền thân của chính phủ sau này, chính quyền Hun Sen, phong trào ngày càng vỡ mộng và đã phải viện đến cách gọi tên nhỏ nhen, thậm chí là đê tiện, trong số những lời lẽ khác, như “ tay sai của Việt Nam “, “ bù nhìn”, “ kẻ bị giật dây”, “ kẻ phản bội” và “ Hun Sen chột mắt “. Ông bị chỉ trích là sự có mặt của bộ đội Việt Nam ở Campuchia là “ sự chiếm đóng quân sự “. Những lời khẩu chiến được nói đi nói lại hàng trăm lần đã trở thành biệt ngữ ý thức hệ vốn che đậy đi các vấn đề thực sự của tội diệt chủng và cuộc nội chiến.
Những từ này được dùng để chửi mắng những người giải phóng đất nước khỏi chế độ Khơme Đỏ giết người và rồi những lời lẽ ấy đã xức dầu tấn phong Khơme Đỏ lên làm đại diện hợp pháp của Campuchia tại Liên Hiệp Quốc. Phương Tây và hầu hết các nước châu Á không cộng sản, đã ủng hộ Khơme Đỏ. Họ đã bưng bít tội diệt chủng và làm ngơ trước những tiếng kêu gào công lý bên trong Campuchia và sự đòi hỏi trừng phạt những kẻ gây ra tội ác. Các quốc gia này trở thành vô can với sự thịnh nộ này, họ không nằm trong tầm với của Campuchia. Phong trào kháng chiến đã biết nó có thể thao túng chỉ vì phương Tây và các nước châu Á phi cộng sản vẫn tiếp tục giữ quan điểm không thay đổi. Điều này đã châm dầu thêm vào cơn tức giận của Hun Sen. Nhưng cơn thịnh nộ của ông đã tạm thời được kìm hãm bởi hy vọng một ngày nào đó Khơme Đỏ sẽ bị đưa ra công lý và sự thật được phơi bày. Cảnh giác trước sự ủng hộ bất hợp lý và vô lương tâm cho Khơme Đỏ, chính phủ Việt Nam đã quyết định để bộ đội tiếp tục ở lại Campuchia để đề phòng phe kháng chiến của Khơme Đỏ quay lại cướp chính quyền.
Ngay từ đầu, Hun Sen đã biết câu trả lời cho hai câu hỏi độc địa: Kế hoạch của chính phủ Việt Nam để quân ở lại Campuchia bao lâu? Có phải “ sự chiếm đóng “ đã là một phần của kế hoạch giải phóng đất nước này không? Hun Sen nói “ Theo các cuộc thảo luận, chúng tôi đã có kế hoạch bộ đội Việt Nam tấn công và sau đó rút quân ngay vào năm 1979. Chính tôi đã nói với Lê Đức Thọ ( Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ) và những người khác rằng nếu họ rút quân và Pol Pot quay trở lại được, thì càng nhiều người sẽ bị giết. Vào thời điểm đó, các lực lượng của Campuchia không đủ sức chống lại Pol Pot và chúng tôi cần thời gian để củng cố các lực lượng và nền kinh tế của mình”.
Không có sự giúp đỡ của Việt Nam, chính phủ Phnom Penh sẽ không tồn tại. May mắn cho Hun Sen, Hà Nội không bao giờ chao đảo về sự ủng hộ của họ. Bộ trưởng Ngoại giao, Nguyễn Cơ Thạch nói vào tháng 6 năm 1983 là quốc gia của ông sẽ chỉ rút các lực lượng vũ trang khỏi Campuchia sau khi đạt được sự dàn xếp chính trị giữa nước ông và Trung Quốc. Hiệp định đó sẽ bảo đảm là Trung Quốc ngưng viện trợ và trang bị vũ khí cho Khơme Đỏ ; và Việt Nam sẽ rút 14 vạn quân ra khỏi Campuchia.
Thời gian đó, Hun Sen đang giữ một vai trò quan trọng là Bộ trưởng Ngoại giao, ông không muốn để bị cô lập trong hoàn cảnh khi chính phủ Việt Nam rút các lực lượng của họ về, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho Pol Pot.
Ông nói thêm “ Chính phủ Việt Nam không muốn để quân ở lại. Phía chúng tôi yêu cầu họ như thế. Sau đó chúng tôi đồng ý họ sẽ thử giảm bớt các lực lượng của họ vào năm 1982. Chính phủ Việt Nam giảm quân số, còn chúng tôi sẽ tăng lực lượng của mình lên. Ngay cả khi là một Bộ trưởng Ngoại giao, tôi vẫn can dự vào một chiến lược như thế. Tôi vẫn còn nhớ cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao gồm Campuchia, Lào và Việt Nam ở Hà Nội vào năm 1985, chúng tôi đã đồng ý là các lực lượng bộ đội Việt Nam sẽ rút quân từ 10 tới 15 năm nữa. Nhưng do sự phát triển nhanh chóng của các lực lượng vũ trang Campuchia, và các cuộc đàm phán (hòa bình) giữa Sihanouk và tôi, chúng tôi đã rút các lực lượng bộ đội Việt Nam sớm hơn”.
Nhưng sự lo ngại vẫn được lặp đi lặp lại là Việt Nam sẽ biến Campuchia thành thuộc địa. Một bản tin trên tờ Bangkor Post vào tháng 6 năm 1983 nói rằng Hà Nội xây dựng “ các ngôi làng mở rộng “ ở Campuchia, nơi cứ năm gia đình thì có một gia đình người Việt Nam. Trích dân “ các tài liệu quân sự rất đáng tin cậy “, tờ báo ấy nói rằng các ngôi làng như vậy đã được dựng lên ở Battambang, Koh Kong, và ở các tỉnh dọc biên giới của Campuchia với Việt Nam. Nó nêu ra là Việt Nam đang cố đạt 20% sự pha trộn người Việt Nam vào mọi cấp. Chính quyền trung ương Campuchia đang bị kiểm soát chặt chẽ bởi các chuyên gia Việt Nam được vào ở các cấp cao hơn trong chính quyền để giám sát và hướng dẫn các quan chức của chính phủ Phnom Penh. Ba năm sau, vào tháng 5 năm 1986, Tân Hoa Xã nói rằng chính phủ Campuchia đã bị kèm phía sau bởi một ủy ban có bí số gồm các cố vấn và các chuyên gia Việt Nam, mà không có những người này chính phủ ấy không thể tồn tại chỉ một ngày. Họ cho biết Hà Nội đã thiết lập một “ Ủy ban công tác Campuchia “ có bí số 487, bộ phận ở hậu trường, không lô diện cai trị đất nước ấy. Cơ quan thông tấn của Trung Quốc nói ủy ban này đã thao túng chính phủ Heng Samrin và quân đội thông qua các cố vấn của họ.
Hun Sen có đầu óc thực tế về sự cần thiết có bộ đội Việt Nam đóng quân trên đất Campuchia. Họ ở đó để chiến đấu và truy quét Khơme Đỏ. Họ không phải ở đó để trở thành kẻ đi chiếm thuộc địa. Ông nói “ Không có sự giúp đỡ của Việt Nam, chúng tôi sẽ chết “. Về phía Việt Nam đã tính lầm sự phản ứng của thế giới đối với cuộc phiêu lưu ở Campuchia. Họ dựa vào sự ủng hộ của các thế lực lớn để lật đổ chế độ diệt chủng, nhưng khi sự ủng hộ ấy chưa đi tới cùng, thì cộng đồng quốc tế đã vực dậy cho Khơme Đỏ hồi sinh và giúp phát triển các lực lượng kháng chiến.
_______
[Theo cuốn: Hun Sen - Nhân vật xuất chúng của Campuchia của tác giả Harish C.Mehta và Julie B. Mehta. Nhà xuất bản Văn Học ấn hành 2008]
Ba chiến sỹ Quân tình nguyện Việt Nam đang chờ diễu hành trước Cung điện Hoàng gia ở Phnom Penh vào ngày 25 tháng 9 năm 1989. (Ảnh của Gerhard Joren / LightRocket/Getty Images)


https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2185179531694292&id=1892697954275786

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét