Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

2017: Trận chiến của tư tưởng

2016 là một năm của sự tan rã. Các quy chuẩn bị gạt bỏ. Các tư tưởng cũ bị thách thức và gạt bỏ. Thế giới ổn định của chúng ta rúng động, chúng ta trở nên quen thuộc với những điều mới gây sốc.
A metal globe
Kể từ Thế chiến Hai, và sớm hơn nữa, có đồng thuận rằng thương mại không chỉ là kinh tế. Nó còn là công cụ của hòa bình. Giảm bớt rào cản thương mại tạo ra tăng trưởng và phồn vinh. Sự đồng thuận đó đang bị vỡ.
Thương mại toàn cầu có thể thúc đẩy các nền kinh tế nhưng nó cũng có thể xóa bỏ sản xuất. Một yếu tố thắng lợi từ năm bất ổn chính trị này là chủ nghĩa bảo hộ.
Các thỏa thuận thương mại tự do đa quốc gia gặp thách thức. Donald Trump đã nói Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Xu hướng mới là nhắm tới thỏa thuận song phương.
Chủ nghĩa dân tộc quay lại. Không phải trong lớp áo cũ nhưng chủ nghĩa dân tộc kinh tế đã trở lại. Donald Trump giành lại khẩu hiệu cô lập cũ, Hoa Kỳ Trước Tiên. Trong các thỏa thuận thương mại, quan hệ quốc tế, yếu tố quyết định sẽ không phải là kiểm soát trật tự toàn cầu mà là phục vụ lợi ích Hoa Kỳ.

Donald TrumpBản quyền hình ảnhKENA BETANCUR/AFP/GETTY IMAGES
Image captionDonald Trump

Cũng trở lại là nhà lãnh đạo mạnh mẽ. Trong nhóm của Donald Trump có sự ngưỡng mộ "sức mạnh" của Putin. Chúng ta đang chứng kiến sự trỗi dậy của các nền dân chủ phi tự do. Những nhà chuyên chế mới đang phục vụ mong muốn phục hồi trật tự trong thế giới toàn cầu phức tạp.
Cùng với Vladimir Putin còn có Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ và phần nào đó là Viktor Orban của Hungary. Sau cánh gà có Marine Le Pen của Pháp đang đợi. Một số người nghĩ rằng nên đưa cả Donald Trump vào danh sách.
Những nhà chuyên chế mới chia sẻ sự ghét bỏ các tổ chức quốc tế. Trump gọi Nato là "không hợp thời" tuy sau đó có giảm tông. Putin bác bỏ các hiệp định hạn chế ông, và như thế các cấu trúc hậu chiến quốc tế đang yếu đi.

Chủ nghĩa cô lập quay lại. Cả ở Mỹ và châu Âu, ít ai còn muốn các chiến dịch quân sự quốc tế. Tại Syria, Nga và phần nào là Thổ Nhĩ Kỳ đang quyết định thực tế. Phương Tây hướng vào nội bộ.
Mặc dù EU đã duy trì trừng phạt chống Nga vì hành động ở Ukraine, các lãnh đạo mới đang tìm cách làm lại quan hệ với Moscow.
Châu Âu sẵn sàng có thỏa thuận với Tổng thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ nếu ông ta giảm bớt dòng tị nạn vào châu Âu.
Các giá trị căn bản kết nối châu Âu với Bắc Mỹ chưa bị gạt bỏ nhưng dân chủ tự do châu Âu có vẻ ở thế phòng thủ và bất an.

Vladimir PutinBản quyền hình ảnhALEXEI DRUZHININ/AFP/GETTY IMAGES
Image captionVladimir Putin

Bản sắc quốc gia lại trở nên quan trọng. Tại Pháp, Francois Fillon, ứng viên tổng thống của phe trung hữu, tuyên bố Pháp "không phải là nước đa văn hóa". Tại Đức, Angela Merkel khẳng định "chúng tôi không muốn các xã hội song song".
Tại châu Âu và Bắc Mỹ, tranh luận nóng lên về việc hội nhập.
Có sự chuyển dịch khuyến khích sự hòa nhập, buộc người nhập cư mới ủng hộ các giá trị tự do hiện hữu. Bà Angela Merkel nói: "Che mặt hoàn toàn là không phù hợp. Nó cần bị cấm ở bất kỳ đâu có thể."
Tại Mỹ, một điểm quan trọng trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump là lời hứa truy quét người nhập cư lậu.
Một số kế hoạch của ông Donald Trump có thể sẽ giảm nhẹ đi, nhưng tranh cãi về nhập cư sẽ tiếp tục tác động chính trị.

Angela MerkelBản quyền hình ảnhVOLKER HARTMANN/GETTY IMAGES
Image captionAngela Merkel

Lý thuyết kinh tế "thẩm thấu" quay lại. Tại Mỹ, sẽ giảm thuế cho tất cả, kể cả người giàu nhất, vì niềm tin kinh tế sẽ khá lên. Chính quyền Trump dự định đổ tiền vào tái thiết cơ sở hạ tầng.
Tại châu Âu, với các cuộc bầu cử quan trọng sắp diễn ra, cam kết giảm bớt thâm hụt sẽ bị yếu đi.
Người ta từng nghĩ tranh cãi về ấm nóng toàn cầu đã xong nhưng chúng đang trở lại. Thỏa thuận Paris yêu cầu quốc tế hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng lên. Nhưng Donald Trump đã chọn một người nghi ngờ khoa học biến đổi khí hậu để dẫn dắt cơ quan bảo vệ môi trường.
Sẽ có vận động để tổng thống rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận Paris.

Tranh cãi về toàn cầu hóa sẽ quan trọng trong 2017Bản quyền hình ảnhSTR/AFP/GETTY IMAGES
Image captionTranh cãi về toàn cầu hóa sẽ quan trọng trong 2017

Mọi chính phủ phương Tây sẽ phải đấu tranh với câu hỏi: nhà nước có thể bảo vệ trước toàn cầu hóa không?
Hàng triệu người ở châu Âu và Bắc Mỹ đã từ bỏ các đảng phái lớn vì họ không nghĩ rằng các đảng này làm được. Cho tới nay, các đảng trung tả đã không thể đưa sự bất an và bất bình đẳng lên thành chủ đề của họ.
Trận chiến chính trị sẽ xoay quanh ai có thể giúp những người không được làn sóng toàn cầu hóa giúp.
Trận chiến giành trái tim cử tri sẽ diễn ra trong thời đại chính trị hậu sự thật, tin tức giả.
Tại Mỹ, một số người thân cận với chiến dịch tranh cử của Trump đã tìm cách tái định nghĩa sự thật. Họ nói việc thu thập dữ liệu cho sự thật khách quan không hẳn là quan trọng. Nhiều người tin vào một điều gì đó, dù chỉ là thuyết âm mưu, cũng khiến nó thành sự thật. Truyền thông sẽ đứng ở trung tâm trận chiến tư tưởng này.
2017 sẽ chứng kiến thêm các trận chiến giữa hai tư tưởng. Một bên là những người bảo vệ nhà nước-quốc gia, muốn dựng lên bức tường chắn thế giới bất ổn và nguy hiểm. Bên kia là những người tin vào chủ nghĩa quốc tế tự do, cởi mở, tự do thương mại và các định chế quốc tế.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-38449729

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét