Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Từ Kaliningrad, đột kích bất ngờ, Nga có thể khiến NATO thất kinh

Từ khu vực Kaliningrad, bất cứ lúc nào, chỉ bằng một đòn đột kích, Nga có thể tạo sự thất kinh, bất ngờ, trong vòng 10-15 phút quét sạch mọi tàu chiến của NATO.


Trên trang Observer (Anh), John Schindler - cựu sĩ quan tình báo Mỹ, một nhà phân tích quốc phòng tính toán: "Thời gian bay của tên lửa Iskander-M từ Kaliningrad đến Warsaw chỉ có 2 phút, về mặt kỹ thuật, NATO không thể kịp cảnh báo cho bất cứ ai. Về mặt quân sự, điều này hoàn toàn thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực".
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov, trả lời phỏng vấn tờ "Rossiyskaya Gazeta" ngày 23 tháng 2 năm 2017 đã bật mí, mức độ sẵn sàng chiến đấu liên tục của các loại vũ khí hiện đại (của Nga) đã đạt hơn 58%.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Sergey Shoigu, mới đây cũng báo cáo Duma Nga: "Nhìn chung, quá trình tăng cường sức mạnh của Nga, tới năm 2021 sẽ tạo ra các loại vũ khí có độ chính xác cao gấp bốn lần".
Hãy nhìn vào "pháo đài Kaliningrad", ta thấy điều này còn hơn thế! Trong một bài viết chưa lâu trang Oborona.ru cũng soi vào vùng hải ngoại phía tây của Nga là Kaliningrad, viết:
"Để đáp lại sự gia tăng quân sự của NATO ở các nước Baltic và Ba Lan, Nga đã không chọn cách đối ứng tương tự là tăng số lượng các lực lượng lục quân mà chỉ tập trung vũ khí công nghệ cao với chất lượng vượt trội tại Kaliningrad".
Căng như dây đàn: Từ Kaliningrad, đột kích bất ngờ, Nga có thể khiến NATO thất kinh - Ảnh 1.
Tên lửa Iskander-M.
Vùng hải ngoại nóng rẫy
Kaliningrad là tỉnh hải ngoại phía tây của LB Nga, nằm xen giữa, tiếp giáp với Ba Lan và Lithuania, đồng thời là trọng điểm trấn giữ eo biển Baltic, có vị thế chiến lược hết sức quan trọng. Bất cứ một động thái quân sự nào ở khu vực này cũng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến các nước xung quanh.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine bùng nổ, Mỹ và NATO tăng cường binh lực đến khu vực Baltic và Ba Lan để kiềm chế Nga.
Những năm gần đây các nước NATO thực hiện các cuộc tập trận BALTOPS ở các nước Baltic và Ba Lan, cũng như ở các vùng nước liền kề, giả định phong tỏa Kaliningrad và Leningrad và cuối cùng là chiếm đóng các khu vực của Nga.
Sau khi Mỹ tuyên bố về kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa ở CH Séc và Ba Lan, phương Tây đã phát hiện các tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M được triển khai ở Kaliningrad.
Kaliningrad là nơi đồn trú của Hạm đội Baltic, yếu tố cấu thành trọng yếu của Quân khu phía Tây. Hạm đội này có khả năng khống chế hoàn toàn khu vực eo biển Baltic với lực lượng chủ chốt là Lữ đoàn tàu mặt nước 128, Lữ đoàn tàu đổ bộ 71, Lữ đoàn tàu tên lửa 36, Lữ đoàn tàu ngầm 123.
Lực lượng không quân Nga ở khu vực này có các căn cứ không quân Chernyakhovsk và Donskoye, nơi xuất phát của máy bay trinh sát, chiến đấu, ném bom, đảm nhận nhiệm vụ tuần tra chiến đấu, ngăn chặn hoạt động theo dõi trên không ở vùng Baltic của NATO.
Nga còn huy động tới đây cả máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 và máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3, đồng thời tăng cường cho Hạm đội Baltic tới hơn 20 chiến hạm, cùng các hệ thống tên lửa phòng không S-300 và S-400 tối tân.
Vùng Kaliningrad không phải là một quốc đảo đồng minh xa xôi, mà nó là một phần cơ thể không thể thiếu của Nga. Bộ Quốc phòng Liên bang Nga có thể đặt bất kỳ loại vũ khí, nếu cần thiết.
Những động thái mới nhất của phương Tây và cả của Nga, khiến Kanilingrad sẽ là vùng nóng rẫy, như mũi dùi sắc bén đối phó mạnh mẽ với NATO và cả các nước Bantic, nếu khối này tằng cường động thái uy hiếp Moscow.
Bây giờ tại Redzikowo Pomerania (Ba Lan), Mỹ đang triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo với tầm bắn lên tới 5.500 km. Nhưng người Nga còn ngờ rằng, tại đây, Mỹ có thể còn cất giấu loại tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk.
Từ thị trấn Redzikowo đến Kaliningrad theo đường chim bay chỉ khoảng 200km. Đó là lý do Nga phải chủ động. Luôn phản ứng nhanh và mạnh, gần như ngay lập tức tiêu diệt các mối nguy hiểm đe dọa lãnh thổ của mình.
Căng như dây đàn: Từ Kaliningrad, đột kích bất ngờ, Nga có thể khiến NATO thất kinh - Ảnh 2.
Tên lửa bờ Bastion-P của Nga khai hỏa ở Syria.
Cả dòng họ Iskander đã có mặt
Lúc đầu, lực lượng tên lửa tấn công mặt đất của Nga ở Đặc khu quân sự Kaliningrad chỉ có Lữ đoàn Tên lửa Cận vệ số 152 đóng ở Chernyakhovsk. Họ chỉ được trang bị tên lửa Tochka-U có tầm bắn ngắn nhưng gần đây Iskander-M đã xuất hiện, lữ đoàn này được tăng cường sức mạnh khủng khiếp.
Những bộ óc nhạy cảm của NATO đủ biết, Iskander-M độ cao bay khoảng 60km. Ngoài đầu đạn hạt nhân, tên lửa có khả năng mang theo nhiều loại đầu đạn thông thường có khối lượng 480-700 kg.
Chẳng hạn như đầu đạn nổ phá; đầu đạn nổ phá mảnh sát thương; đầu đạn xuyên lõi thép (chống tăng-thiết giáp); đầu đạn xuyên nổ mạnh chống boongke, hầm ngầm; đầu đạn phá-mảnh chống radar; đầu đạn xung mạch điện từ, đầu đạn nổ phá và gây cháy (đạn tecmit hoặc đầu đạn nhiệt áp) và đầu đạn chùm (cassette).
Đầu đạn cassette chứa 54 đầu đạn con (thứ cấp), hoạt động theo cơ chế đầu đạn thứ cấp phá mảnh-sát thương; xuyên lõi thép chống các phương tiện chiến đấu; tấn công phá hủy bề mặt đất...
Với các loại đầu đạn chùm này, tên lửa có thể phá vỡ, quét bay, xuyên thấu, đốt cháy và phá hủy các mục tiêu bao gồm các sở chỉ huy, trận địa phòng thủ, sân bay, trạm radar, trận địa hỏa lực, điểm tập kết binh lực; kho tàng-bến bãi; các công trình điện, điện tử, các hệ thống máy tính… của đối phương.
Tên lửa 9M723K1 bay siêu thanh ở giai đoạn cuối gần như đạn đạo, tùy chọn kiểu "lộn nhào" lắt léo, cùng công nghệ tàng hình, góc lao vào mục tiêu của nó gần 90 độ, khiến cho nó không thể đánh chặn.
Nhìn chung, các hệ thống tên lửa Iskander-M được cho là vũ khí lợi hại nhất của Nga để có thể nhanh chóng vô hiệu hóa các thành thành phần của hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ ở Đông Âu, tiêu diệt các mục tiêu ở Cận Baltic và phía Đông Ba Lan.
Căng như dây đàn: Từ Kaliningrad, đột kích bất ngờ, Nga có thể khiến NATO thất kinh - Ảnh 3.
Vùng bao phủ của tổ hợp tên lửa Iskander-M khi được bố trí ở Kaliningrad.
Từ lãnh thổ Belarus có thể tấn công tới vùng trung tâm Ba Lan. Còn từ Kaliningrad, hệ thống Iskander-M sẽ tiêu diệt được các mục tiêu ở Đức.
Do đó, thật dễ hiểu là nếu Nga đưa loại tên lửa tối tân có khả năng gắn đầu đạn hạt nhân này tới Kaliningrad sẽ khiến Mỹ và châu Âu lo sốt vó. Một số nhà bình luận phương Tây và các chính trị gia còn gọi là "cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba thứ hai."
Có thể nói rằng, Iskander ở Kaliningrad như một "sát thủ" nằm im, chỉ chờ "kiếm lệnh" là sẽ bay lên… và điều gì xảy ra? NATO hình dung ra nhiều điều phong phú hơn chúng ta tưởng tượng!
Đúng là NATO sẽ không dọa được ai. Một quan sát viên quân sự của Ba Lan, là Jakub Pawlowski viết trên trang Defence24: "Để ngăn chặn tên lửa Iskander, NATO sẽ phải hành động tốn kém về nhiều mặt, và điều này sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian, thậm chí chi phí hàng chục nếu không phải hàng trăm tỷ USD, mà sẽ mất không ít hơn một thập niên"!
Căng như dây đàn: Từ Kaliningrad, đột kích bất ngờ, Nga có thể khiến NATO thất kinh - Ảnh 4.
Tên lửa phòng không S-400 Triumf.
Phòng thủ nhiều tầng
Lại… nhưng, Lực lượng vũ trang Nga xung quanh "pháo đài" Kaliningrad còn đông lắm. Ngày 01/11/2016 cả hai tàu "nhỏ mà có võ" của Nga là "Zeleny Dol" và "Serpukhov" đã tới vùng biển này, chúng được trang bị tên lửa hành trình "Kaliber-NK", nhập vào lữ đoàn tàu tên lửa Hạm đội Baltic.
Mỗi tàu còn 8 đạn tên lửa hành trình lớp 3M-14 "hạm- đối bờ" mang 450 kg thuốc nổ mạnh, đánh tốt mục tiêu ở khoảng cách hơn 1.500 km. Thậm chí có biến thể tới 2.600 km. Chúng còn có tên lửa chống hạm cơ động cao "Onyx" nữa.
Trong chiến dịch tấn công IS từ hướng Địa Trung Hải vào Sirya, các tàu này có xê dịch, nhưng về bản chất sức mạnh, không hề suy giảm.
Các phương tiện truyền thông nước ngoài đã nhiều lần phóng đại và hỏi, tại sao Nga gửi từ Biển Đen tới biển Baltic tàu tên lửa nhỏ, hải hành chạy nghênh ngang dọc biển, trên khắp châu Âu chứ không phải là bằng đường thủy nội địa, theo tuyến (song Don - kênh Volga-Don - Volga - Ladoga và Onega - Neva), dễ dàng hơn và nhanh hơn?
Lý do Nga cho là đơn giản, mùa hè sông Don trở nên nông cạn, điều hướng qua nó là không thể. Báo Nga từng bình luận, không biết sông cạn hay người ta cạn nghĩ, chỉ cần đưa ra ví dụ thế này, suốt thời kỳ hậu Xô viết, không có tàu chiến nào của Hải quân Nga di chuyển tuyến đó, thậm chí từ thời kỳ Xô viết, các trường hợp như vậy là cực kỳ hiếm.
Đoàn tàu chiến "Zeleny Dol" và "Serpukhov" đã thực hiện một kỳ công. Thứ nhất, vì chúng không được thiết kế cho hải hành xa. Thứ hai, cấu trúc của nó, chủ yếu bảo vệ ven biển (nội thủy). Thứ ba, hai tàu được chế tạo bởi Công ty đóng tàu Zelenodolsk, một cơ sở bình thường, ít tên tuổi, mà đi dài trên đại dương!
Nga có coi thường hải quân NATO không?
Một tình huống hoàn toàn có thể xảy ra xung quanh khu vực Kaliningrad. Bất cứ lúc nào, bằng một đòn đột kích, Nga có thể tạo sự thất kinh, bất ngờ. Nhờ tên lửa bờ "Bastion", họ có thể bắn chìm trong vòng 10 đến 15 phút bất kỳ tàu nào của NATO trên mặt nước vùng này.
Phiên bản hệ thống tên lửa bờ K300P "Bastion-P" với tên lửa chống hạm "Onyx" (3M55) uy lực mạnh là nỗi lo đột kích cực cao với NATO. Chúng được thiết kế để tiêu diệt mọi loại tàu nổi, kể cả tàu sân bay ở khoảng cách 350 km, trong môi trường nhiễu nặng. "Bastion-P" có thể đẩy lùi một cuộc tấn công từ biển vào bờ biển trải dài hơn 600 km.
Đã có tin, đạn 3M55 của "Bastion-P", trong cuộc chiến ở Syria, còn phóng thành công vào các mục tiêu mặt đất, phạm vi sát thương tăng lên đến 450 km. Điều này đặc biệt quan trọng ở khu vực Kaliningrad.
Thực tế là, tại bờ biển Ba Lan hiện đã triển khai gần biên giới gần Nga 2 tổ hợp tên lửa bờ NSM (Naval Strike Missile) tầm bắn 200km, sử dụng công nghệ tàng hình, có thể tấn công các tàu của Hạm đội Baltic, cũng như một số mục tiêu mặt đất ở khu vực Kaliningrad. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng với Nga.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan Bartosz Kovnaski nói rằng sẽ mua tổ hợp thứ ba. Không biết rồi chiến sự nổ ra họ sẽ đối phó với Nga như thế nào.
Máy bay của NATO, đối phó ra sao?
Nói cũng như không nói, ai cũng biết, hệ thống phòng không đa tầng của Nga đã có mặt quanh khu vực Kaliningrad và cả trên đất CH Belarus. Chúng được hiện đại hóa bằng hệ thống chỉ huy tích hợp Polyana-D4M1 có chức năng điều khiển và chỉ huy đồng bộ cho lữ đoàn phòng không hỗn hợp.
Hệ thống này chưa công bố. Nhưng tin rò rỉ, Polyana-D4M1 công nghệ rất hiên đại, tính liên thông rất cao, có thể thu tin từ hàng chục trạm radar đa tầm, xử lý ngay 500 mục tiêu và bám sát 255 mục tiêu cùng lúc. Polyana-D4M1 có thể đảm nhiệm một khu vực phòng thủ cực lớn, hơn 600.000 km2, bằng diện tích một nước Bắc Âu.
Căng như dây đàn: Từ Kaliningrad, đột kích bất ngờ, Nga có thể khiến NATO thất kinh - Ảnh 5.
hệ thống chỉ huy tích hợp Polyana-D4M1.
Kết
Tạo ra tình thế nguy hiểm trên biển Baltic, các nhà lãnh đạo NATO hoàn toàn không đạt được gì, không dọa được ai. Ngược lại, nó chỉ làm trầm trọng thêm tình hình ở cánh này của khối NATO.
Philip Bridlava (Mỹ), cựu chỉ huy các lực lượng vũ trang chung của NATO ở châu Âu, trước đây tuyên bố rằng "Nga là kẻ thù của NATO và là một mối đe dọa lâu dài với Mỹ" nhưng bây giờ ông này xuống giọng khi nói tại Hội đồng NATO:
"Chúng tôi muốn thấy một sự thống nhất, thịnh vượng ở Châu Âu "miễn phí". Thịnh vượng là rất quan trọng đối với an ninh, cải thiện nền kinh tế và đời sống nhân dân. Nó có thể giải quyết vấn đề người tị nạn".
Ngay sau đó, trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik Breedlove, ông nói rõ ràng thêm: "Nếu chúng ta không làm gì để ngăn chặn cuộc chiến khủng khiếp này, nó sẽ rơi vào khủng hoảng châu Âu, và cuối cùng trong tất cả…Để tránh điều này, bạn cần phải "xây dựng một mối quan hệ đáng tin cậy của sự tin tưởng cả hai bên".
Quả thật sự xuất hiện nhiều vũ khí nóng, hiện đại, tinh xảo ở pháo đài Kaliningrad của Nga, nào "Iskander", nào "Kaliber-NK", nào "Bastion-P", "Triumf", … Tình thế khu vực căng như dây đàn.
http://soha.vn/cang-nhu-day-dan-tu-kaliningrad-dot-kich-bat-ngo-nga-co-the-khien-nato-that-kinh-20170227081939451.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét