Theo AsiaTimes, dù là có ông Trump hay không thì việc không cho phép một nước bá quyền quân sự trên Biển Đông luôn là điều không phải tranh cãi. Trung Quốc đã tự định vị mình là một bên cạnh tranh phi đối xứng một cách khôn ngoan với đối thủ. Vấn đề không phải là “liệu” mà là “khi nào” cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn ra trên Biển Đông.
Vừa bước vào năm Đinh Dậu, một cuộc tranh luận nảy lửa đã nổ ra về việc liệu tân tổng thống Mỹ Trump có cố thực hiện tuyên bố của mình như một “Chú gà trống đỏ” chúa tể trên Biển Đông hay không.
Đầu tiên ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố Trung Quốc không được phép tiếp cận các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở Biển Đông. Sau đó thư ký báo chí của Nhà Trắng Sean Spicer cam kết sẽ bảo vệ lãnh thổ quốc tế trên Biển Đông.
Tất cả những điều này diễn ra sau khi ông Trump đổ lỗi cho Trung Quốc xây dựng “các tổ hợp quân sự lớn giữa Biển Đông”. Cùng với những hành động này, viện nghiên cứu Tankland của Mỹ đã luôn kêu gọi sử dụng sức mạnh quân sự để ngăn chặn hành vi xâm chiếm của Trung Quốc.
Trong khi nhấn mạnh Trung Quốc sẽ không bị rơi vào tình huống giả định như một cuộc phong tỏa của Mỹ, bộ ngoại giao nước này nhắc lại điệp khúc “Mỹ không phải là một nước có liên quan trực tiếp ở Biển Đông".
Mỹ có kế hoạch duy trì thường xuyên hai cụm tác chiến tàu sân bay ở châu Á do tình hình phức tạp ở Biển Đông
Tuy nhiên, Mỹ vẫn coi mình có liên quan trực tiếp, và Trung Quốc sẽ không bao giờ được phép trở thành nước tự xưng là làm chủ an ninh ở Biển Đông. Tất cả những bàn luận về Biển Đông, cùng với mối đe dọa về quan hệ với Trung Quốc cần được coi là chiến thuật của chính quyền ông Trump nhằm ngăn không tạo ra một khoảng trống địa chính trị, AsiaTimes nhận định.
Thực sự việc phong tỏa các đảo trên Biển Đông là một hành vi gây chiến. Chính quyền của ông Trump chỉ cố gắng hết sức để khiến Bắc Kinh phải nhượng bộ thương mại.
“Một vành đai, một con đường”
Thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 472,16 tỷ USD năm 2015. Mục tiêu đến năm 2020 là đạt con số khổng lồ 1.000 tỷ USD.
Đông Nam Á là trung tâm quan trọng trên Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc trong dự án Một vành đai, một con đường. ASEAN luôn mong muốn liên kết sâu với Trung Quốc. Nhưng tùy vào sức mạnh của thương mại/ cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc ở mỗi quốc gia, sự tranh cãi lại nổ ra ở các cấp độ khác nhau, chủ yếu về vấn đề liệu sự liên kết này có trở thành một hệ thống triều cống tập trung vào Trung Quốc hay không.
Về ngoại giao, Trung Quốc đang cố gắng để triển khai sức mạnh mềm. Trong Hội nghị thượng đỉnh tháng 9/2016 tại Lào, Trung Quốc và ASEAN đã cam kết tôn trọng tự do hàng hải trên Biển Đông (điều mà Mỹ cho là đang gặp nguy hiểm); cùng giải quyết các tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình thông qua đàm phán và tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS); và cuối cùng là xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (hi vọng văn bản ràng buộc cuối cùng sẽ sẵn sàng trước mùa hè năm nay).
Biển Đông không chỉ là trung tâm quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Quốc. Biển Đông còn bảo vệ lối ra của Trung Quốc tới Ấn Độ Dương, tuyến đường vận chuyển năng lượng quan trọng của Trung Quốc.
Với Trung Quốc, việc kiểm soát quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa sẽ phá vỡ các giới hạn địa lý của Đông Nam Á trong việc triển khai sức mạnh trên Ấn Độ Dương thông qua Đông Nam Á, và một lần nữa dự án “Một vành đai, một con đường” lại thể hiện tầm quan trọng và tham vọng của Trung Quốc.
Không quan trọng là ai đang là chủ nhân của Nhà Trắng, Lầu Năm Góc sẽ không ngừng các chiến dịch thực thi tự do hàng hải ở Biển Đông, và tiếp tục các chuyến tuần tra của máy bay ném bom B-52 trên Biển Đông của hải quân Mỹ. Khi Bắc Kinh đáp trả bằng việc khoe máy bay ném bom có khả năng hạt nhân tầm xa H-6K trên bãi cạn Scarborough gần Philippine, không có gì ngạc nhiên khi Lầu Năm Góc ngay lập tức bật nút báo động đỏ. Vì ván cờ lớn trên Biển Đông có liên quan đến sức mạnh trên không và dưới nước của Trung Quốc, liệu trung Quốc có thể làm gì để đối mặt với các thách thức từ Lầu Năm Góc?
Liệu có nổ ra chiến tranh ở Biển Đông?
Theo AsiaTimes, điều kỳ diệu của nền kinh tế Trung Quốc luôn nằm ở hiệu suất sản xuất/xuất khẩu đáng kinh ngạc ở bờ biển phía đông. Tuy nhiên, Trung Quốc không có lối đi thẳng ra các vùng biển mở. Trung Quốc bị chặn bởi tất cả các hòn đảo xung quanh.
Ông Ngô Sĩ Tồn, Chủ tịch Viện nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc trong nhiều năm qua luôn cho rằng tất cả các hành động của Trung Quốc đều để đảm bảo một lối thoát chiến lược ra các vùng biển mở. Ngược lại, Mỹ lại coi đó là nỗ lực để chiếm Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc. Thực tế, các hành động của Trung Quốc đều là vì bảo vệ sân sau trên biển, lối ra vào sống còn trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Quốc.
Mục tiêu cuối cùng của Bắc Kinh là phá vỡ niềm tin của Mỹ rằng Mỹ sở hữu hoàn toàn và không giới hạn việc tiếp cận 7 vùng biển, nền tảng các căn cứ của đế chế Mỹ. Trung Quốc hiện có thể bảo vệ được hòn đảo Hải Nam chiến lược ở phía nam. Căn cứ hải quân Du Lâm ở đảo Hải Nam là nơi đóng căn cứ hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc với các tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn 094, có khả năng phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ mới JL-3 của Trung Quốc với tầm bắn ước tính khoảng 12.000 km. Do đó Trung Quốc hiện nay không chỉ có khả năng bảo vệ mà còn có thể triển khai sức mạnh nhằm tiếp cận không bị hạn chế ra khu vực Tây Thái Bình Dương.
Trung Quốc đã từng bước phát triển các chiến thuật chống tiếp cận A2/AD tinh vi, bao gồm cả chiến tranh không gian mạng, tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình, và đặc biệt là các tên lửa đạn đạo chống hạm DF- 21D, cơn ác mộng với các tàu sân bay trị giá hàng tỷ USD của Mỹ.
Một chương trình có tên Tầm nhìn Thái Bình Dương do Lầu Năm Góc tài trợ đã đưa ra khái niệm Tác chiến Không-biển. Nhưng dù cho khái niệm này có được xây dựng thì Trung Quốc cũng đã nằm lòng bí kíp triển khai các tên lửa đạn đạo tầm xa, mối đe dọa chết người đối với các căn cứ của Mỹ.
Cốt lõi của khái niệm Tác chiến không –biển là “NIA/D3”: liên kết, hợp nhất các lực lượng tạo khả năng tấn công mạnh để bẻ gãy, phá hủy và đánh bại kẻ thù.” Đây là cách mà Lầu Năm Góc sẽ đối phó với chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc, có thể tấn công mọi trung tâm chỉ huy và kiểm soát của Trung Quốc trong một loạt các cuộc “tấn công phẫu thuật”.
Tóm lại, có nguy cơ cao chính quyền ông Trump dám thực hiện một cuộc phong tỏa trên Biển Đông.
Máy bay không người lái Globl Hawk tầm xa của Mỹ cũng thực hiện tuần tiễu thường xuyên ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Chiến lược “tấn công quyến rũ” của Trung Quốc gần đây cho thấy bất kỳ hoạt động tấn công quân sự nào nhằm vào các nước ASEAN cũng là phi lý, điều này không tốt cho kinh doanh. Môi trường khu vực sau phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực The Hague đã chỉ ra một số giải pháp ngoại giao lâu dài cho các tranh chấp trên Biển Đông.
Theo AsiaTimes, dù là có ông Trump hay không thì việc không cho phép một nước bá quyền quân sự trên Biển Đông luôn là điều không phải tranh cãi. Trung Quốc đã tự định vị mình là một bên cạnh tranh phi đối xứng một cách khôn ngoan với đối thủ. Vấn đề không phải là “liệu” mà là “khi nào” cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn ra trên Biển Đông.
http://viettimes.vn/asiatimes-my-nguy-co-phong-toa-bien-dong-khong-cho-phep-ba-quyen-quan-su-106774.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét