Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

Đại dương thế giới hút hồn các đô đốc Trung Quốc

Hiện trạng và triển vọng phát triển của lực lượng tàu mặt nước hải quân Trung Quốc.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã vào trực chiến trên đại dương thế giới (www.81.cn) 
Lực lượng mặt nước của hải quân Trung Quốc là binh chủng dùng để truy tìm và tiêu diệt tàu ngầm, tiêu diệt tàu mặt nước đối phương, bảo đảm khả năng sống còn cho các tàu ngầm hạt nhân chiến lược, các cụm tàu bảo vệ lực lượng hạm đội của mình, các căn cứ hải quân, hải cảng, công trình hạ tầng trên bờ, các cụm lực lượng lục quân ở vùng ven biển chống các phương tiện tiến công đường không của đối phương.

Ngoài ra, chúng còn dùng để chi viện hỏa lực và thực hiện các loại chi viện khác cho các hoạt động tác chiến của các lực lượng này trên các hướng ven biển, thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho các lực lượng đó, rải lôi, tác chiến chống thủy lôi, bảo đảm vận chuyển đường biển, vận chuyển và đổ bộ lực lượng đổ bộ đường biển.

Cần thêm nhiều tàu hơn
Trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa hải quân Trung Quốc, đặt ra nhiệm vụ tăng mạnh số lượng tàu chiến viễn dương - tàu khu trục và frigate - trong biên chế chiến đấu, cũng như tăng đáng kể phạm vị nhiệm vụ chiến đấu mà chúng phải thực hiện. Nhận thức được rằng, nếu không có các tàu sân bay, hải quân Trung Quốc sẽ hạn chế các hoạt động của mình ở các khu vực mà họ có thể nhận được sự chi viện, bảo vệ của không quân triển khai trên mặt đất, ban lãnh đạo quân đội Trung Quốc đã xây dựng và thông qua Chương trình đóng tàu sân bay.

Cùng với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới, nâng cao vai trò của nước này trong giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu, có tầm quan trọng ngày càng lớn trong những chức năng mà hải quân Trung Quốc thực hiện là các chức năng quốc tế liên quan đến việc thực thi các thỏa thuận song phương và đa phương liên quan đến việc bảo đảm và mở rộng các biện pháp xây dựng lòng tin, ngăn ngừa sự cố trên biển, hỗ trợ Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khu vực trong tiến hành các chiến dịch gìn giữ hòa bình và cứu trợ, tham gia các hoạt động chống cướp biển.

Về mặt phô trương sức mạnh thì một trong những công cụ hiệu quả nhất để làm việc này trên đại dương thế giới là các tàu sân bay và các tàu chiến bảo đảm hoạt động của chúng cấu thành cụm tàu sân bay xung kích. Tham vọng của Trung Quốc thành lập các binh đoàn tàu sân bay trong biên chế hải quân Trung Quốc ngoài nhiệm vụ giải quyết các nhiệm vụ tác chiến cụ thể thì còn liên quan đến việc các tàu sân bay được coi là một trong những dấu hiệu đặc trưng của một đại cường và thích hợp nhất để thực hiện chức năng phô trương sức mạnh.

Nòng cốt của lực lượng mặt nước hải quân Trung Quốc là các tàu khu trục và frigate các lớp, trong đó có các tàu được trang bị vũ khí tên lửa tiến công có điều khiển và các tàu bảo vệ bờ biển: tàu tuần tra và tàu tên lửa nhỏ. Trong quá trình hiện đại hóa hải quân, Trung Quốc đặt trọng tâm vào phát triển và đóng các tàu chiến đa năng được trang bị các loại vũ khí mạnh chức năng khác nhau: tên lửa hành trình chống hạm và tên lửa đường đạn, các phương tiện chống ngầm và phòng không. Các tàu khu trục và frigate cho phép triển khai trên tàu các trực thăng chống ngầm.

Từ Sovremenny đến Liễu Châu
Hiện đại nhất trong số các tàu mặt nước của hải quân Trung Quốc là các tàu khu trục tên lửa lớp Sovremenny mua của Nga (Trung Quốc gọi là lớp Hàng Châu) và các tàu khu trục tự đóng lớp Lữ Dương và Liễu Châu thuộc thế hệ 3++.

Các tàu khu trục lớp Sovremenny được thiết kế ở Liên Xô trong thập kỷ 1980. Các tàu này được trang bị 2 cụm x 4 ống phóng tên lửa hành trình siêu âm chống hạm Moskit (NATO gọi là Sunburn) có tầm bắn 240 km để tấn công các mục tiêu mặt nước; và 2 hệ thống tên lửa phòng không trên hạm Uragan (NATO gọi là SA-N-7).

Các tàu khu trục tên lửa lớp Lữ Dương, Lữ Dương II và Liễu Châu có khả năng chiến đấu còn mạnh hơn. Chúng được trang bị hệ thống động lực turbine khí và vũ khí mạnh (2 cụm x 4 ống phóng tên lửa hành trình chống hạm YJ-83 (С-803)) và các phương tiện phòng không hiệu quả hơn là hệ thống tên lửa phòng không SA-N-20 Gramble, cho phép giải quyết các nhiệm vụ bảo đảm phòng không khu vực tác chiến. Các lớp tàu tên lửa trên được đóng theo công nghệ tàng hình, giúp giảm độ bộc lộ radar.

Các tàu khu trục tên lửa lớp Lữ Đại I, Lữ Đại II, Hàng Châu, Lữ Dương và Liễu Châu, cũng như tất cả các frigate các lớp mới nhất, ngoại trừ Giang Hồ I, đều có sân đỗ trực thăng và hăng-ga trong tàu.

Xét về khả năng chiến đấu của các vũ khí chống tàu mặt nước, các tàu khu trục do Nga đóng trong biên chế hải quân Trung Quốc và các tàu khu trục thuộc các lớp mới nhất do Trung Quốc đóng là tương đương nhau, còn xét về các tham số riêng rẽ, trong đó có sức mạnh hỏa lực, thì vượt trội các tàu khu trục và frigate tên lửa hiện đại của Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, về vũ khí phòng không và đặc biệt là vũ khí chống ngầm, chúng thua kém xa các tàu chiến Mỹ, Nhật. Đặc biệt nổi bật là sự tụt hậu trong lĩnh vực các hệ thống trinh sát và điều khiển vũ khí. Tuy vậy, công nghiệp Trung Quốc đang phát triển các loại tàu chiến mới với vũ khí và trang bị kỹ thuật tiên tiến hơn.

Ngoài mấy chục tàu chiến đi biển xa và đi biển tầm trung, trong đó có 1 tàu sân bay, trong biên chế chiến đấu của hải quân Trung Quốc có hơn 250 tàu chiến biển gần. Trong số đó có cả gần 80 tốc hạm lớp Hubei, mỗi tàu mang 8 tên lửa chống hạm, được triển khai gần đây.
Nguồn: Aleksandr Vasilevich Shlyndov, nghiên cứu viên chính Viện Viễn Đông - Viện Hàn lâm khoa học Nga, Giáo sư Viện Hàn lâm khoa học quân sự, Đại tá về hưu // NVO, 13.1.2017.
http://vietnamdefence.com/Home/quandoi/trungquoc/Dai-duong-the-gioi-hut-hon-cac-do-doc-Trung-Quoc/20172/55129.vnd

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét