Bảng xếp hạng mới nhất được Global Firepower công bố cho thấy chỉ số sức mạnh quân sự của Việt Nam đã có sự thay đổi lớn.
Hôm 26/3/2016, trang Global Firepower đã cập nhật bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu mới nhất.
Mặc dù vẫn sử dụng điểm "PwrIndx" làm tiêu chí đánh giá, dựa trên 50 chỉ số được thu thập từ CIA và các báo cáo truyền thông, nhưng do áp dụng công thức tính mới mà thứ tự các quốc gia, vùng lãnh thổ đã có sự thay đổi rất đáng kể.
Cụ thể, Việt Nam từ vị trí thứ 21 nhảy vọt lên đứng thứ 19 thế giới và thứ 2 Đông Nam Á, điểm PwrIndx mới của Việt Nam là 0,3621 so với 0,7033 của lần công bố gần đây nhất (điểm PwrIndx lý tưởng là 0,0000).
Global Firepower cung cấp thêm một số thông tin chi tiết như ngân sách quốc phòng của Việt Nam hiện là 3,365 tỷ USD; tổng số quân thường trực 415.000 người, cùng với 5.040.000 quân dự bị.
Lục quân Việt Nam đang sở hữu 1.470 xe tăng chiến đấu chủ lực và xe tăng hạng nhẹ, tổng số thiết giáp là 3.150 chiếc, 524 pháo tự hành, 2.200 pháo xe kéo và 1.100 hệ thống pháo phản lực phóng loạt.
Không quân Việt Nam được trang bị 73 tiêm kích, 73 cường kích cánh bằng, 161 máy bay vận tải, 26 máy bay huấn luyện, 150 trực thăng (25 trực thăng tấn công).
Hải quân Việt Nam có trong biên chế 7 khinh hạm (frigate), 11 tàu hộ tống cỡ nhỏ (corvette), 5 tàu ngầm, 23 tàu tuần tra bờ biển, 8 tàu quét mìn.
Vị trí mới của Việt Nam trong bảng xếp hạng được Global Firepower công bố
Trong top đầu khu vực Đông Nam Á chỉ có Việt Nam là tăng hạng, 2 "ông lớn" khác của ASEAN là Indonesia cùng với Thái Lan đều sụt giảm sâu.
Indonesia từ vị trí thứ 12 đã tụt xuống thứ 18, xếp ngay trên Việt Nam, điểm PwrIndx theo công thức mới là 0,3442 (so với điểm cũ 0,5238).
Thái Lan cũng rơi từ hạng 20 xuống đứng thứ 24 thế giới với 0,3889 điểm PwrIndx, so với vị trí thứ 20 có điểm 0,6837 theo thể thức cũ (ngay trên Việt Nam trong bảng xếp hạng gần đây nhất).
Như vậy với đà tăng trưởng mạnh mẽ như vài năm qua, triển vọng để chúng ta giành lại ngôi vị quốc gia số 1 Đông Nam Á về sức mạnh quân sự sau một vài năm nữa là hoàn toàn khả thi.
Sức mạnh quân sự của Việt Nam đang không ngừng gia tăng trong thời gian gần đây
Trong top 10 cường quốc quân sự hàng đầu thế giới cũng có sự biến động lớn, nổi bật là việc Đức cùng với Thổ Nhĩ Kỳ đã bị loại khỏi danh sách, thay thế là Israel và Ai Cập.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng từ vị trí thứ 9 vươn lên đứng thứ 7, đẩy Hàn Quốc từ hạng 7 xuống hạng 8.
Điểm PwrIndx cụ thể của top 10 như sau: Mỹ: 0,1048; Nga: 0,1065; Trung Quốc: 0,1106; Ấn Độ: 0,1308; Anh: 0,2191; Pháp: 0,2201; Nhật Bản: 0,2506; Hàn Quốc: 0,2516; Israel: 0,2611; Ai Cập: 0,2668.
Điểm PwrIndx được đánh giá dựa trên 50 thông số có ý nghĩa quyết định đến khả năng đương đầu với chiến tranh thông thường, ví dụ như các yếu tố liên quan đến tài nguyên, tài chính, sức mạnh Hải - Lục - Không quân, hậu cần, dân số.
Hôm 26/3/2016, trang Global Firepower đã cập nhật bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu mới nhất.
Mặc dù vẫn sử dụng điểm "PwrIndx" làm tiêu chí đánh giá, dựa trên 50 chỉ số được thu thập từ CIA và các báo cáo truyền thông, nhưng do áp dụng công thức tính mới mà thứ tự các quốc gia, vùng lãnh thổ đã có sự thay đổi rất đáng kể.
Cụ thể, Việt Nam từ vị trí thứ 21 nhảy vọt lên đứng thứ 19 thế giới và thứ 2 Đông Nam Á, điểm PwrIndx mới của Việt Nam là 0,3621 so với 0,7033 của lần công bố gần đây nhất (điểm PwrIndx lý tưởng là 0,0000).
Global Firepower cung cấp thêm một số thông tin chi tiết như ngân sách quốc phòng của Việt Nam hiện là 3,365 tỷ USD; tổng số quân thường trực 415.000 người, cùng với 5.040.000 quân dự bị.
Lục quân Việt Nam đang sở hữu 1.470 xe tăng chiến đấu chủ lực và xe tăng hạng nhẹ, tổng số thiết giáp là 3.150 chiếc, 524 pháo tự hành, 2.200 pháo xe kéo và 1.100 hệ thống pháo phản lực phóng loạt.
Không quân Việt Nam được trang bị 73 tiêm kích, 73 cường kích cánh bằng, 161 máy bay vận tải, 26 máy bay huấn luyện, 150 trực thăng (25 trực thăng tấn công).
Hải quân Việt Nam có trong biên chế 7 khinh hạm (frigate), 11 tàu hộ tống cỡ nhỏ (corvette), 5 tàu ngầm, 23 tàu tuần tra bờ biển, 8 tàu quét mìn.
Vị trí mới của Việt Nam trong bảng xếp hạng được Global Firepower công bố
Trong top đầu khu vực Đông Nam Á chỉ có Việt Nam là tăng hạng, 2 "ông lớn" khác của ASEAN là Indonesia cùng với Thái Lan đều sụt giảm sâu.
Indonesia từ vị trí thứ 12 đã tụt xuống thứ 18, xếp ngay trên Việt Nam, điểm PwrIndx theo công thức mới là 0,3442 (so với điểm cũ 0,5238).
Thái Lan cũng rơi từ hạng 20 xuống đứng thứ 24 thế giới với 0,3889 điểm PwrIndx, so với vị trí thứ 20 có điểm 0,6837 theo thể thức cũ (ngay trên Việt Nam trong bảng xếp hạng gần đây nhất).
Như vậy với đà tăng trưởng mạnh mẽ như vài năm qua, triển vọng để chúng ta giành lại ngôi vị quốc gia số 1 Đông Nam Á về sức mạnh quân sự sau một vài năm nữa là hoàn toàn khả thi.
Sức mạnh quân sự của Việt Nam đang không ngừng gia tăng trong thời gian gần đây
Trong top 10 cường quốc quân sự hàng đầu thế giới cũng có sự biến động lớn, nổi bật là việc Đức cùng với Thổ Nhĩ Kỳ đã bị loại khỏi danh sách, thay thế là Israel và Ai Cập.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng từ vị trí thứ 9 vươn lên đứng thứ 7, đẩy Hàn Quốc từ hạng 7 xuống hạng 8.
Điểm PwrIndx cụ thể của top 10 như sau: Mỹ: 0,1048; Nga: 0,1065; Trung Quốc: 0,1106; Ấn Độ: 0,1308; Anh: 0,2191; Pháp: 0,2201; Nhật Bản: 0,2506; Hàn Quốc: 0,2516; Israel: 0,2611; Ai Cập: 0,2668.
Điểm PwrIndx được đánh giá dựa trên 50 thông số có ý nghĩa quyết định đến khả năng đương đầu với chiến tranh thông thường, ví dụ như các yếu tố liên quan đến tài nguyên, tài chính, sức mạnh Hải - Lục - Không quân, hậu cần, dân số.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét