Tại khu vực này, Trung Quốc sẽ thiết lập các vùng phòng không, xuất hiện các vũ khí tên lửa, tạo ra những "tàu sân bay không thể chìm" có nhiệm vụ giám sát đường "lưỡi bò" - khu vực rộng 2,2 triệu km2, tương đương diện tích bề mặt 80% Biển Đông.
Đây là quan điểm nhất trí của những người tham dự hội thảo quốc tế được tổ chức tại Moscow. Hội thảo đã thảo luận những vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại các vùng biển chưa được phân chia như Bắc Cực, Biển Caspian và Biển Đông. Trong đó, Biển Đông là chủ đề chính.
Hội thảo được tổ chức bởi Đại học tổng hợp Pháp luật Nga, khoa Nghiên cứu Hiến pháp pháp luật. "Tình hình ở Biển Đông, nhà phân tích chính trị Dmitry Mosyakov, một thành viên dự hội thảo nhận xét, đang dần dần chuyển sang cấp độ pháp lý. Việc trở nên quan trọng hơn chính là tìm kiếm phương pháp tiếp cận chung giải quyết những vấn đề đang ngày một thêm gay gắt”.
Thứ nhất, giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á tồn tại những tranh chấp lãnh thổ, trong khi đó Trung Quốc khó có thể kiểm soát hết những vùng biển bên trong đường "lưỡi bò" được tuyên bố và là những khu vực đánh bắt cá truyền thống của ngư dân Việt Nam, Malaysia, Philippines. Hiện Trung Quốc đang từng bước thực hiện tham vọng “đường lưỡi bò” ngang ngược này như ranh giới hàng hải do Bắc Kinh yêu sách chủ quyền.
Trung Quốc đang xây ba trung tâm trụ cột chính: ở phía nam và trung tâm quần đảo Trường Sa, trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tại khu vực này, Trung Quốc sẽ thiết lập các vùng phòng không, xuất hiện các vũ khí tên lửa, tạo ra những "tàu sân bay không thể chìm" có nhiệm vụ giám sát đường "lưỡi bò" - khu vực rộng 2,2 triệu km2, tương đương diện tích bề mặt 80% Biển Đông.
Việc biến đường "lưỡi bò" thành biên giới biển thực sự của Trung Quốc là một thảm họa đối với tất cả các nước Đông Nam Á ở ven biển. Trung Quốc có thể biến bất kỳ rạn san hô thành đảo, kể cả các rạn không nhô khỏi mặt nước khi thủy triều lên. Tiếp đến là việc công bố các rạn san hô là đảo, xung quanh đảo có vùng lãnh thổ 12 dặm của Trung Quốc, rồi khu vực kinh tế 200 hải lý kéo dài thêm thềm lục địa của Trung Quốc, bất chấp luật pháp quốc tế.
Các đối thủ của Trung Quốc có lập trường không có gì thay đổi: Rạn san hô vẫn chỉ là bãi đá ngầm không đem lại quyền sở hữu lãnh thổ, rằng Biển Đông là diện tích mặt nước tự do hàng hải của tất cả các quốc gia. Khu trục hạm Mỹ đã ghé khu vực, không quân Mỹ thực hiện các chuyến bay tới đây, Washington điều cụm tàu sân bay chiến đấu tới Biển Đông. Còn Trung Quốc đe dọa sẵn sàng đánh đắm bất kỳ ai đi vào đường "lưỡi bò".
Các thành viên tham gia hội thảo ở Moscow đã thống nhất ý kiến: Cần thiết đóng băng tất cả các dự án xây dựng trên Biển Đông, tăng tốc đề thảo Bộ luật ứng xử tại vùng biển này và thành lập một ủy ban quốc tế với nhiệm vụ phi quân sự hóa Biển Đông. Đó là lý do vì sao công việc hàng đầu là làm rõ các vấn đề pháp lý, đạt được sự đồng thuận pháp lý.
http://viettimes.vn/dia-chinh-tri/chuyen-gia-nga-canh-bao-tinh-hinh-bien-dong-rat-nguy-hiem-46828.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét