Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Việt Nam đưa vũ khí, công nghệ vào huấn luyện chiến đấu

Ngoài việc mua sắm, sản xuất, nâng cấp bổ sung vào biên chế nhiều loại vũ khí, khí tài, Việt Nam đã ứng dụng công nghệ cao vào huấn luyện chiến đấu.


'Trường bắn ảo'

Hiện nay, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Bộ Quốc phòng đã thực hiện hàng trăm đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học công nghệ, hợp đồng quân binh chủng thiết thực giúp các đơn vị khai thác hiệu quả và bảo đảm kỹ thuật tốt cho các loại vũ khí trang bị kỹ thuật công nghệ cao mới được trang bị như: Máy bay, tàu ngầm, tên lửa, radar...

Ngoài ra, từ sự kết hợp của các lĩnh vực toán học, công nghệ thông tin, mô hình hóa, điều khiển học, điện tử, cơ khí… mô hình “trường bắn ảo” được ra đời với thiết kế nhỏ, gọn (lắp đặt trên diện tích từ 15 m2 đến 30 m2), tích hợp đầy đủ các tính năng của thao trường thật, vũ khí thật, đã giải quyết được những vấn đề khó khăn thường gặp trong quá trình học tập, huấn luyện như: Thao trường, vũ khí, thời tiết…

"Trường bắn ảo" là sản phẩm từ đề tài nghiên cứu khoa học của Học viện Kỹ thuật Quân sự (KTQS), do Trung tướng, GS, TS Phạm Thế Long, nguyên Giám đốc Học viện KTQS làm chủ nhiệm, dựa trên cơ sở ứng dụng CNMP.

Đến nay, Học viện KTQS đã thiết kế, chế tạo và chuyển giao sản phẩm “trường bắn ảo” cho hơn 50 cơ quan, đơn vị, trong đó có Trung tâm Giáo dục QPAN thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Được biết trong những năm qua, Quân chủng PK-KQ được trang bị nhiều loại vũ khí, khí tài mới, hiện đại, một số loại vũ khí cũ đã được cải tiến để tăng thời hạn sử dụng, phù hợp với điều kiện chiến tranh công nghệ cao.

Viet Nam dua vu khi, cong nghe vao huan luyen chien dau
Mô hình “trường bắn ảo”.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Học viện PK-KQ chưa được biên chế những loại vũ khí, trang bị, khí tài như đã nêu ở trên. Để khắc phục những bất cập đó, học viện đã quan tâm, đầu tư cho ứng dụng CNMP trong GD-ĐT và nghiên cứu khoa học.

Đặc biệt, hiết kế và sản xuất thiết bị mô phỏng “Phòng luyện tập dẫn đường-chỉ huy bay”; thiết bị “Phòng luyện tập chỉ huy bắn cho sĩ quan chỉ huy phân đội pháo phòng không”; thiết bị “Máy dẫn đường ra-đa P-18, P-37”.

Mô phỏng sở chỉ huy kíp chiến đấu đài điều khiển S-125M1A; sở chỉ huy chiến đấu trung đoàn tên lửa phòng không; dự án mô phỏng tổ hợp tên lửa S-300PMU-1; sáng kiến “Mô phỏng tủ UK-10-2TM đài điều khiển tên lửa PK S-125-2TM”…

Đặc biệt, Học viện đã thực hiện thành công đề tài cấp Bộ Quốc phòng về “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị huấn luyện thực hành đào tạo kỹ sư hàng không trên một số hệ thống máy bay Su-27”.

Việc đưa thiết bị trên vào huấn luyện đã giúp người học được tăng cường luyện tập sát thực tế, khí tài, trang bị, góp phần nâng cao trình độ, khả năng làm chủ khí tài sau khi ra trường.

Đồng thời giúp đơn vị tiết kiệm được một phần kinh phí huấn luyện, do giá thành chế tạo thấp hơn nhiều so với thiết bị cùng chủng loại nhập ngoại.

Công nghệ mô phỏng với Không quân

Không chỉ đạt được những thành tựu nói trên, để phục vụ tốt cho quá trình huấn luyện phi công chiến đấu cơ, Trường sĩ quan Không quân đã nghiên cứu chế tạo hệ thống cabin tập lái máy bay Yak-52 bằng CNMP.

Công nghệ mô phỏng ca-bin tập lái máy bay Yak-52 bằng công nghệ mô phỏng đã khắc phục tình trạng trên. Ca-bin tập lái máy bay Yak-52 bằng công nghệ mô phỏng giúp các học viên tăng thời gian luyện tập trên máy tập, có thể tập bất cứ lúc nào, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, phục vụ cho số lượng học viên đông và tiết kiệm kinh phí cho công tác huấn luyện bay.

Đặc biệt, ca-bin tập lái sẽ là nơi làm quen và luyện tập cho các học viên phi công trên loại máy bay Yak-52. Ca-bin Yak-52 bằng công nghệ mô phỏng còn là nơi luyện tập của các phi công trước khi chuyển bài bay, đặc biệt là những bài bay phức tạp.

Viet Nam dua vu khi, cong nghe vao huan luyen chien dau
Buồng tập lái máy bay Yak-52

Phần cứng của ca-bin là trang thiết bị công nghệ thông tin và khung vỏ máy. Đối với phần mềm mô phỏng, trong quá trình bay, chuyên gia phần mềm tiếp nhận ý tưởng, yêu cầu đặc tả từ các phi công để triển khai viết phần mềm, gồm những module phần mềm lấy, xử lý tín hiệu đầu vào điều khiển máy bay như: Lấy xử lý tín hiệu bàn đạp; lấy xử lý tín hiệu cần lái; lấy xử lý tín hiệu tay dầu; lấy xử lý tín hiệu thu thả càng; lấy xử lý tín hiệu vòng quang; lấy xử lý tín hiệu phân loại mục tiêu; bắn tên lửa.

Hệ phần quản lý và hiển thị thông số bay, gồm: Mô phỏng đồng hồ đo độ cao; mô phỏng đồng hồ đo vận tốc bay; đồng hồ thể hiện vòng quay động cơ; đồng hồ định hướng; mô phỏng đồng hồ đo vận tốc lên xuống và tốc độ lượn vòng; mô phỏng đồng hồ chỉ thị đường chân trời; đồng hồ nhiên liệu...

Ở hệ phần mô phỏng bay biên đội gồm: Đồng bộ độ cao tốp máy bay; vận tốc tốp máy hướng tốp máy bay; đồng bộ vận tốc lên xuống và tốc độ lượn vòng tốp máy bay. Hệ thống sinh cảnh 3D sân bay và khu vực quản lý bay nhằm mô phỏng không gian huấn luyện tại sân bay.

Sau nhiều lần nghiên cứu cài đặt, chạy thử và hiệu chỉnh, đối chiếu với ý tưởng và yêu cầu đặt ra ban đầu, hệ thống đã mô phỏng được quá trình điều khiển máy bay Yak-52 từ lúc mới mở máy, lăn ra đường băng, cất cánh, bay trên không cho đến khi hạ cánh. Quá trình máy bay hoạt động trên không đã thực hiện được các bài bay như: Bay vòng kín, khu vực, các bài bay phức tạp...

Tất cả quá trình trên đều xác định được những tham số hoạt động của các trang thiết bị thông qua hệ thống đồng hồ hiển thị trên buồng lái, như: Vòng quay của động cơ, tốc độ bay, độ cao, độ nghiêng, hướng bay.

Cụ thể, các tham số hiển thị rõ nét, tương đối chính xác và phù hợp với trạng thái của máy bay. Chuyển động của màn hình đều đặn phù hợp với động cơ của các động tác giản đơn; địa tiêu, địa hình rõ ràng, tương đối giống thực tế; cần tập lái, bàn đạp điều khiển đều đặn ăn lái.

Với hệ thống gọn, đơn giản, dễ sử dụng, thuận lợi cho học viên và giáo viên luyện tập các bài bay, hệ thống ca-bin tập lái máy bay Yak-52 đưa vào khai thác đã giảm đáng kể thời gian huấn luyện bay tại đơn vị, giảm chi phí bay tập; tiết kiệm được một lượng lớn kinh phí về xăng dầu tổ chức bay, giảm đáng kể lực lượng, phương tiện phục vụ; các học viên có thể tập bất cứ lúc nào, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và góp phần bảo đảm an toàn trong quá trình bay.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-nam/viet-nam-dua-vu-khi-cong-nghe-vao-huan-luyen-chien-dau-3297617/?paged=2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét