Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Những khí tài này của Việt Nam có thể khiến máy bay tàng hình “ôm hận”!

Gần đây lực lượng phòng không Việt Nam được trang bị nhiều vũ khí, khí tài hiện đại, trong đó có các loại radar tiên tiến, phát hiện sớm, từ xa mọi máy bay tàng hình.

Để Tổ quốc không bị bất ngờ với những tình huống trên không, để các đơn vị hỏa lực chuyển cấp kịp thời diệt mọi mục tiêu, kể cả máy bay tàng hình thì việc phát hiện và cảnh báo sớm đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Trách nhiệm này đặt lên vai các đơn vị radar, trinh sát kỹ thuật, liệu họ có thể hoàn thành nhiệm vụ?
Không nghi ngờ gì nữa, với sự thông minh, sáng tạo, được huấn luyện thành thục, các kíp trắc thủ hoàn toàn có thể phát hiện mọi mục tiêu bay, quản lý vững chắc vùng trời.
Đặc biệt hơn nữa, với những khí tài trinh sát hiện đại mới được trang bị gần đây, lưới canh trời của Việt Nam đã được mở rộng cả về tầm cao, tầm xa, đủ sức phát hiện mọi loại mục tiêu bay, kể cả máy bay tàng hình.
 Nếu được thông báo kịp thời, chính xác, các đơn vị tên lửa có thể bắn hạ mọi loại máy bay tàng hình.
Nếu được thông báo kịp thời, chính xác, các đơn vị tên lửa có thể bắn hạ mọi loại máy bay tàng hình.
Các tổ hợp trinh sát thụ động
Bộ 3 khí tài trinh sát thụ động gồm Vera-NG (CH Séc), Kolchuga (Ukraine) và RTh tự chế tạo trong nước tạo thành một lưới trời, đa tầng, bổ trợ cho nhau, có thể phát hiện mục tiêu từ rất xa mà không bị phát hiện (Sees without being seen).
Ưu điểm của các tổ hợp trinh sát thụ động là khó bị gây nhiễu và gần như không thể bị tiêu diệt bởi các loại tên lửa chống bức xạ diệt radar, định vị và bám sát các mục tiêu trên không, trên mặt đất, mặt biển một cách hoàn hảo, cung cấp đủ tham số trong thời gian thực.
Trong số các tổ hợp này, Vera-NG được coi là hiện đại nhất, đến ngay như NATO cũng phải đặt mua ít nhất 2 tổ hợp từ CH Séc để tăng cường khả năng phát hiện máy bay tàng hình thế hệ 5 của Nga và các quốc gia đối phương tiềm tàng khác.
Vera-NG hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, có cự ly trinh sát 400 km với sai số 20 m, bám sát cùng lúc 200 mục tiêu với thời gian cập nhật tham số: 1 – 5 giây.
Với công nghệ và phương thức trinh sát, tính toán tiên tiến, chúng có thể “nhìn thấy” máy bay ném bom tàng hình B-2 từ cự ly 250 km, giúp các đơn vị phòng không chủ động chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu trước ít nhất 10 phút.
 Mô hình tổ hợp radar trinh sát thụ động Vera-NG được trưng bày tại Triển lãm Giảng Võ, Hà Nội.
Mô hình tổ hợp radar trinh sát thụ động Vera-NG được trưng bày tại Triển lãm Giảng Võ, Hà Nội.
Kolchuga là hệ thống trinh sát điện tử thụ động được phát triển bởi Công ty Topaz (Ukraine), chuyên dùng để phát hiện các mục tiêu bay từ khoảng cách 800km (500 dặm) ở mọi độ cao.
 Tổ hợp khí tài trinh sát thụ động Kolchuga. Ảnh: Quân đội Nhân dân.
Tổ hợp khí tài trinh sát thụ động Kolchuga. Ảnh: Quân đội Nhân dân.
Tổ hợp radar thụ động này có thể chặn thu và giao hội các tín hiệu sóng điện từ bắt được từ các đài kế bên để phát hiện, xác định vị trí, theo dõi, bám sát các loại phương tiện bay, kể cả loại tàng hình, cùng lúc bám sát tín hiệu của 32 mục tiêu với đủ 3 tham số.
 Cabin điều khiển hiện đại của tổ hợp Kolchuga. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.
Cabin điều khiển hiện đại của tổ hợp Kolchuga. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.
Theo tính toán của nhà sản xuất, nếu hệ thống Kolchuga được đặt ở độ cao 100m và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì nó có thể thu tín hiệu và xác định vị trí mục tiêu từ cự ly 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt tới 620km.
RTh “Made in Vietnam” là radar định vị mục tiêu thụ động dựa trên phương pháp TDOA (Time difference of Arrival) xác định mục tiêu bằng cách đo đạc chênh lệch thời gian lan truyền của sóng điện từ từ nguồn bức xạ đến các đài thu.
Cấu hình của RTh gồm 4 trạm định vị với 3 trạm kế bên và 1 đài thu kiêm trung tâm xử lý tín hiệu. Kết quả này mở ra một trang mới đầy triển vọng trong việc tự chủ trang bị khí tài mới, hiện đại cho quân đội, đồng thời giữ được bí mật quân sự.
 Trung tâm xử lý của tổ hợp trinh sát thụ động RTh. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.
Trung tâm xử lý của tổ hợp trinh sát thụ động RTh. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.
Tại Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X (2015-2020) tháng 9 vừa qua, Bộ Quốc phòng đã chính thức giới thiệu hệ thống radar thu động chuyên săn máy bay tàng hình này.
RTh sẽ góp phần quan trọng trong việc phát hiện sớm, cảnh báo và cung cấp chính xác tọa độ mục tiêu cho các đơn vị hỏa lực phòng tránh, đánh trả có hiệu quả những cuộc tiến công của kẻ địch, đặc biệt là các loại phương tiện bay tàng hình.
Các radar chủ động băng sóng dài
Mạng lưới radar chủ động của Việt Nam được cấu thành bởi rất nhiều loại radar tương đối hiện đại, trong đó có 2 dòng radar có khả năng bắt máy bay tàng hình tương đối tốt gồm Nebo-UE (Nga) và RV-01/02 (Vostok-E) chế tạo trong nước theo công nghệ của Belarussia.
RV-01/02 hoạt động có khả năng phát hiện máy bay tàng hình F-117A bay ở độ cao 10.000m từ cự ly 72 km trong môi trường nhiễu mạnh và máy bay ném bom B-52 từ khoảng cách 255 km nếu không bị gây nhiễu.
Tổ hợp radar này có rất nhiều ưu điểm như phát hiện từ xa và cung cấp chính xác, đầy đủ 3 tham số của mục tiêu; theo dõi cùng lúc đến 120 mục tiêu; Cơ động cao trên mọi địa hình; Khắc tinh đối với các mục tiêu cỡ nhỏ và mục tiêu bay tàng hình.
 Radar RV-01/02 có khả năng bắt máy bay tàng hình rất tốt. Ảnh: Quân đội Nhân dân.
Radar RV-01/02 có khả năng bắt máy bay tàng hình rất tốt. Ảnh: Quân đội Nhân dân.
Chúng hoạt động hoàn toàn tự động, bao gồm phát hiện và bám sát mọi mục tiêu, cũng như tự kiểm lỗi toàn bộ thiết bị; Khả năng che giấu tốt, bộc lộ tín hiệu thấp giúp tăng khả năng tự bảo vệ trước các loại vũ khí tiến công chính xác.
Nebo-UE là đài radar cảnh giới nhìn vòng tầm xa có khả năng phát hiện các mục tiêu vũ trụ (tên lửa đường đạn) trên đoạn đầu và đoạn cuối quỹ đạo của chúng và các mục tiêu bay cỡ nhỏ có hệ số phản xạ điện từ thấp như máy bay tàng hình, tên lửa hành trình…
Máy bay tàng hình, mục tiêu có hệ số phản xạ radar thấp có thể bị Nebo-UE phát hiện từ rất xa, như tên lửa hành trình có diện tích phản xạ radar 0,1 m2 từ khoảng 140 km hay máy bay tàng hình có diện tích phản xạ 0,01 m2 từ khoảng 80 km.
 Nebo-UE một trong những loại radar sóng mét hiện đại của bộ đội phòng không Việt Nam.
Nebo-UE một trong những loại radar sóng mét hiện đại của bộ đội phòng không Việt Nam.
Đài radar này có khả năng chống nhiễu rất tốt cao đặc biệt là đối với nhiễu tạp tích cực. Ngoài ra, so với các đài radar cùng chức năng, Nebo-UE có khả năng chống nhiễu tiêu cực tốt hơn.

Như vậy, các tổ hợp radar và khí tài trinh sát chủ động, thụ động thế hệ mới này kết hợp với nhau đan kín vòm trời, đủ sức phát sớm, từ xa mọi loại máy bay tàng hình, đảm bảo cho các lực lượng phòng không phòng tránh, đánh trả có hiệu quả.
http://nguyentandung.org/nhung-khi-tai-nay-cua-viet-nam-neu-duoc-thong-bao-kip-thoi-chinh-xac-cac-don-vi-ten-lua-co-the-ban-ha-moi-loai-may-bay-tang-hinh-co-the-khien-may-bay-tang-hinh-om-han.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét