Trong khi Mỹ chững lại trong việc phát triển và triển khai robot chiến đấu, Nga đang tiến nhanh với tham vọng trở thành siêu cường robot.
Năm 2016, quân đội Nga sẽ nhận được hàng loạt robot thế hệ mới |
Cuối năm 2015, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, Đại tướng Pavel Popov cho biết, các hệ thống robot quân sự thế hệ mới đang được thử nghiệm và trong năm 2016, nhiều hệ thống robot quân sự tiên tiến sẽ được trang bị cho quân đội Nga.
Theo ông Popov, các hệ thống robot rà phá mìn đang được sử dụng thử trong lực lượng công binh và đang thực hiện nhiệm vụ gỡ mìn trên lãnh thổ Cộng hòa Chechnya và Cộng hòa Ingushetia. Hiện nay, quân đội Nga đang sử dụng hàng chục hệ thống robot mặt đất và trên biển, cũng như hàng trăm hệ thống với máy bay không người lái (UAV), điều chưa từng có trước đây. Kết quả kiểm soát video và trinh sát video bằng UAV mà Bộ Quốc phòng Nga trình chiếu trong các buổi họp báo hàng ngày về chiến dịch của Không quân-vũ trụ Nga ở Syria chính là một ví dụ cho thấy hiệu quả sử dụng các hệ thống trang bị UAV trên thực tế.
Trước đó, ngày 15/10/2015, một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho hay, robot chiến đấu Nerehta sẽ sẵn sàng bắt đầu thử nghiệm vào năm 2016. Nerehta được chế tạo theo kiểu module, có thể có các biến thể xe bảo đảm, trinh sát hay chiến đấu. Robot được trang bị vũ khí gồm các súng máy 7,62 mm và 12,7 mm. Trong tương lai, có thể lắp súng máy mạnh hơn được thiết kế riêng cho Nerehta. Nerehta do Nhà máy mang tên Degtyarev hợp tác với Quỹ Nghiên cứu triển vọng (FPI) phát triển. Đây là bệ mang chạy xích, có thể dùng cho nhiệm vụ trinh sát, hiệu chỉnh hỏa lực hay dẫn bắn, cũng như vận tải hàng hóa. Lần đầu tiên robot được giới thiệu tại “Ngày sáng tạo” của Bộ Quốc phòng Nga diễn ra vào đầu tháng 10/2015.
Theo ông Popov, các hệ thống robot rà phá mìn đang được sử dụng thử trong lực lượng công binh và đang thực hiện nhiệm vụ gỡ mìn trên lãnh thổ Cộng hòa Chechnya và Cộng hòa Ingushetia. Hiện nay, quân đội Nga đang sử dụng hàng chục hệ thống robot mặt đất và trên biển, cũng như hàng trăm hệ thống với máy bay không người lái (UAV), điều chưa từng có trước đây. Kết quả kiểm soát video và trinh sát video bằng UAV mà Bộ Quốc phòng Nga trình chiếu trong các buổi họp báo hàng ngày về chiến dịch của Không quân-vũ trụ Nga ở Syria chính là một ví dụ cho thấy hiệu quả sử dụng các hệ thống trang bị UAV trên thực tế.
Trước đó, ngày 15/10/2015, một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho hay, robot chiến đấu Nerehta sẽ sẵn sàng bắt đầu thử nghiệm vào năm 2016. Nerehta được chế tạo theo kiểu module, có thể có các biến thể xe bảo đảm, trinh sát hay chiến đấu. Robot được trang bị vũ khí gồm các súng máy 7,62 mm và 12,7 mm. Trong tương lai, có thể lắp súng máy mạnh hơn được thiết kế riêng cho Nerehta. Nerehta do Nhà máy mang tên Degtyarev hợp tác với Quỹ Nghiên cứu triển vọng (FPI) phát triển. Đây là bệ mang chạy xích, có thể dùng cho nhiệm vụ trinh sát, hiệu chỉnh hỏa lực hay dẫn bắn, cũng như vận tải hàng hóa. Lần đầu tiên robot được giới thiệu tại “Ngày sáng tạo” của Bộ Quốc phòng Nga diễn ra vào đầu tháng 10/2015.
Hệ thống robot đa năng bảo đảm chiến đấu Nerehta (vestnik-rm.ru) |
Còn ngày 12/10/2015, Phó Thủ tướng Nga Dmitri Rogozin tuyên bố rằng, cùng với việc chế tạo xe tăng T-90 robot hóa, Bộ Quốc phòng Nga sẽ cần các game thủ trò chơi World of Tanks. Cùng ngày, Phó Tổng giám đốc hãng Uralvagonzavod Vyacheslav Khalitov khẳng định có thể robot hóa xe tăng Т-90 và họ đã bắt đầu công việc này. Nhân viên vận hành có thể điều khiển một xe tăng robot như vậy ở cự ly đến 3-5 km.
Ngày 19/9/2015, ông Vyacheslav Khalitov cũng tiết lộ rằng, trên cơ sở khung gầm Armata có thể chế tạo phương tiện tác chiến chống robot chiến đấu.
Ngày 21/1/2016, armyrecognition.com cho hay, Nga đang thử nghiệm hệ thống robot chống tăng chế tạo trên cơ sở xe bọc thép chở quân BTR-MDM Rakushka của Bộ đội đổ bộ đường không Nga (VDV).
“Hệ thống chống tăng robot hóa và một xe quân y trên cơ sở xe BTR-MDM đang được thử nghiệm, Tư lệnh VDV, Tướng Vladimir Shamanov cho biết, nhưng không nêu thời hạn đưa vào trang bị các xe này. BTR-MDM được chế tạo trên cơ sở xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4 và đang được sản xuất tại nhà máy của Công ty “Nhà máy máy kéo Volgograd” (VTZ). Lô xe sản xuất loạt đầu tiên đã được bàn giao cho VDV vào tháng 3/2015.
Hiện nay, VDV được trang bị các hệ thống tên lửa chống tăng tự hành Fagot lắp trên khung gầm xe BTR-D, trong tương lai có thể có biến thể lắp hệ thống tên lửa chống tăng Kornet.
Robot chiến thuật đa năng hạng nhẹ RS1A3 Minirex |
Hãng KBIS của Nga mới đây cũng đã ra mắt robot cơ động chiến thuật hạng nhẹ RS1A3 Minirex lắp module gắn súng. Robot này có thể sử dụng trong các chiến dịch tìm cứu trong tình huống phức tạp, chống khủng bố với tư cách phương tiện cơ động tiên phong hay phương tiện chi viện hỏa lực khi đột kích và trong các hành động khác của cảnh sát. Minirex có thể thực hiện các nhiệm vụ tìm diệt, kể cả trong nhà cao tầng, chi viện hỏa lực cơ động khi chiến đấu trong đô thi và không gian mở, phá mìn, cài mìn (khi phá cửa chẳng hạn). Robot này dễ vận chuyển vì có kích thước nhỏ, có thể dễ dàng bỏ vào ba lô.
Robot chiến thuật đa năng hạng nhẹ RS1A3 Minirex |
Robot chiến thuật đa năng hạng nhẹ RS1A3 Minirex |
Tháng 1/2015, khi đi thăm trường thử của Viện Nghiên cứu chế tạo máy chính xác trung ương (TsNII TOCHMASH), Tổng thống Nga Putin đã được giới thiệu và xem một robot chiến đấu dạng người trình diễn bắn súng bắn tỉa tối tân. Robot dạng người được đặt trên xe mô tô 4 bánh và dùng tay máy bắn súng ngắn thực hành bắn 5 phát trùng bia cả 5. Sau đó, robot trên xe mô tô 4 bánh chạy một vòng quanh bãi tập xe ô tô tại trường thử. Các hành động của robot được một người ngồi trong một căn phòng của trường thử điều khiển.
Robot xạ thủ |
Robot xạ thủ |
Ngày 23/1/2016, Phó Tư lệnh Công binh Nga, Đại tá Ruslan Alakhverdyiev cho biết, năm 2016, Bộ đội công binh Nga sẽ nhận được mấy chục robot rà phá mìn, cứu hỏa và làm các chức năng khác.
Trong mấy năm nay, công binh Nga cũng đang rà phá bom, mìn, đạn pháo ở Chechenya và Ingushetia bằng hệ thống robot đa năng Uran-6. Uran-6 là xe gạt mìn tự hành điều khiển bằng vô tuyến. Tùy theo nhiệm vụ, người ta có thể sử dụng một trong 5 thiết bị gạt mìn trang bị cho hệ thống.
Robot rà phá mìn Uran-6 |
Mặc dù, Uran-6 nặng ngót 6 tấn, nhưng nó khá đơn giản trong điều khiển. Nhân viên điều khiển ngồi cách vị trí rà phá mìn đến 1.000 m để bảo đảm an toàn cho công binh khi bom mìn nổ. Nhưng đặc điểm chính của Uran-6 là khí tài cho phép không chỉ tìm và phá hủy mọi loại bom mìn hiện có, mà còn có thể nhận dạng chúng sơ bộ. Chẳng hạn, robot này có thể phân biệt bom với đạn pháp và mìn chống tăng. Ngoài ra, nó còn có thể tiêu hủy vật nổ bằng vũ khí đặc biệt nên bảo đảm cho hệ thống tuổi thọ sử dụng khá dài.
Robot chữa cháy Uran-14 |
Tại diễn đàn Army-2016 sẽ tổ chức từ ngày 6-11/9/2016 ở trung tâm hội nghị-triển lãm của công viên văn hóa và giải trí quân sự-yêu nước, ngoại ô Moskva, khả năng của các hệ thống robot Nga sẽ được giới thiệu thành một phần riêng.
Ngoài ra, trong tháng 2/2016, Trung tâm Nghiên cứu-thử nghiệm kỹ thuật robot và Tổng cục Nghiên cứu khoa học và công nghệ tiến bộ thuộc Bộ Quốc phòng Nga sẽ lần đầu tiên tổ chức hội nghị về kỹ thuật robot có tên "Robot hóa Lực lượng vũ trang Nga" với sự tham gia của hơn 150 tổ chức, ban lãnh đạo quân đội Nga, các quan chức của Ủy ban Công nghiệp quốc phòng, các bộ ngành sức mạnh, Viện Hàn lâm khoa học, các hãng công nghiệp hàng đầu, các nhà thiết kế, công trình sư trưởng của các hãng công nghiệp quốc phòng và tổ chức nghiên cứu.
Robot chiến đấu Uran-9 trang bị pháo và tên lửa sẽ được Nga chào bán xuất khẩu trong năm 2016 |
Chương trình của diễn đàn bao gồm tham luận của các báo cáo viên theo các chuyên mục, các cuộc tọa đàm bàn tròn, thảo luận các vấn đề bức thiết liên quan đến phát triển kỹ thuật robot cho Bộ Quốc phòng, trưng bày tĩnh các mẫu robot tiên tiến. Đây là hội nghị đầu tiên được tổ chức theo kiểu này và sẽ diễn ra thường xuyên trong tương lai. Tại hội nghị, những người tham gia sẽ xem xét nhiều vấn đề tổ chức-kỹ thuật và quy phạm robot hóa quân đội Nga. Tại đây, gần 100 mẫu robot tiên tiến sẽ được giới thiệu.
http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/vukhicongnghemoi/robot/Cuoc-cach-mang-robot-quan-su-cua-Nga/20161/54819.vnd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét