Bộ Quốc phòng Trung Quốc tiết lộ, tàu sân bay thứ hai của TQ có lượng giãn
nước 50.000 tấn và nó đang được đóng tại cảng Đại Liên, miền Bắc Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh.
|
Sau một thời gian im hơi lặng tiếng, Bắc Kinh đã lên tiếng xác nhận rằng nước này đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện một tàu sân bay nội địa đầu tiên với lượng giãn nước đạt 50.000 tấn.
Đây cũng sẽ là tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc sau khi nước này hoàn thành tái chế và đưa vào một tàu sân bay cũ (được đặt tên là Liêu Ninh) mà Bắc Kinh đã dùng phương kế để mua xác con tàu này về từ Ucraine.
Theo RIA Novosti, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân ngày 31/12 tiết lộ, tàu sân bay thứ hai của TQ có lượng giãn nước 50.000 tấn và nó đang được đóng tại cảng Đại Liên, miền Bắc Trung Quốc.
Hải quân Trung Quốc hiện nay đang được trang bị và vận hành tàu sân bay Liêu Ninh, được mua lại của Ukraine năm 1998 và sau đó được tân trang, trang bị vũ khí do Trung Quốc tự nghiên cứu, chế tạo.
Trước đó, vào tháng 7/2015, giới tình báo quân sự cũng đã phỏng đoán rằng ở nhà máy đóng tàu Đại Liên đã có 1 tàu sân bay của TQ và con tàu này đã chế tạo được 2 năm (tính đến tháng 7 năm 2015).
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho hay, tàu sân bay thứ hai sử dụng công nghệ nội địa hoàn toàn, đã đúc rút kinh nghiệm từ việc tân trang tàu Liêu Ninh.
Tàu sâu bay thứ hai hiện chưa được tiết lộ tên, sẽ được vận hành cùng các chiến đấu cơ J-15 và có đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu giống kết cấu của hàng không mẫu hạm Nga.
Quân đội TQ cho biết, chương trình tàu sân bay là bí mật quốc gia. Dương Vũ Quân không tiết lộ thời điểm khi nào tàu sâu bay này bắt đầu bắt đầu đi vào phục vụ PLA mà chỉ nói rằng "việc này tùy thuộc vào tiến độ của quá trình chế tạo"..
Theo nhận định của giới quan sát quân sự, song song với việc chế tạo tàu sân bay thứ hai, Trung Quốc cũng đang dần bổ sung các tàu khu trục nhỏ, tàu khu trục và tàu ngầm hạt nhân hiện đại để chuẩn bị hình thành hạm đội tác chiến tàu sân bay thứ hai trong tương lai.
Theo AP, việc TQ hiện đại hóa hải quân nhanh chóng được coi là nhằm hỗ trợ củng cố các yêu sách đòi chủ quyền của TQ trên các vùng biển và mở rộng sức mạnh "hải quân nước xanh".
Căn cứ cho tàu sân bay
Căn cứ tàu sân bay lớn nhất thế giới của Trung Quốc ở đảo Hải Nam.
|
Còn nhớ, cuối tháng 7 vừa qua, tạp chí Kanwa Defense Review cũng đã có một bài viết cho rằng, tháng 11 năm 2014, căn cứ tàu sân bay thứ 2 của Hải quân Trung Quốc ở đảo Hải Nam đã cơ bản hoàn thành
Căn cứ này có bến tàu có thể neo đậu tàu cỡ lớn hai chiều, điều này cho thấy, 2 căn cứ tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc đều có khả năng chứa 2 tàu sân bay.
Căn cứ tàu sân bay mới của Trung Quốc dài 700 m, là cảng tàu sân bay dài nhất trên thế giới. Căn cứ tàu sân bay của Mỹ ở thành phố Yokosuka chỉ dài 400 m, nhưng căn cứ Norfolk chỉ có 430 m cũng có thể neo đậu tàu sân bay ở hai chiều.
Kết cấu cơ bản của 2 căn cứ tàu sân bay này của Trung Quốc là giống nhau, độ rộng của nó gần 120 m, rộng nhất thế giới. Độ rộng này đủ để thích ứng với mô hình tiếp tế nhanh chóng hai chiều, có thể giúp cho tàu tiếp tế lớn nhất qua lại tự do.
Ở nhà máy đóng tàu Đại Liên, có 1 tàu sân bay đã chế tạo 2 năm. Kanwa cho rằng, chiếc tàu sân bay mới này có thể sẽ triển khai ở căn cứ tàu sân bay thứ 2 trên đảo Hải Nam.
Công tác chế tạo tàu sân bay mới và chạy thử trên biển sau đó ít nhất cần thời gian 5 năm, đến lúc đó, căn cứ tàu sân bay thứ 2 sẽ tiếp tục mở rộng, tất cả công tác xây dựng cũng đều sẽ hoàn thành.
Trung Quốc là nước có yêu sách chủ quyền phi pháp, đòi chiếm gần như toàn bộ diện tích Biển Đông. Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy TQ sẽ từ bỏ tham vọng lãnh thổ vô pháp này.
http://www.nguoiduatin.vn/sau-mot-thoi-gian-im-hoi-lang-tieng-bac-kinh-da-len-tieng-xac-nhan-a221971.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét