Lời Blogger:
Biển Đông cũng sắp bước vào mùa mưa bão và phần lớn đều nghĩ rằng tình hình căng thẳng trên biển từ thời điểm này trở đi sẽ hạ nhiệt cho đến năm sau...
Thế nhưng, Tàu có lẽ đang nghĩ và tính khác với thế cờ: "Binh tướng sẵn sàng, chỉ đợi gió Đông" và thời cơ ra tay đánh úp Trường Sa cũng trái với quy luật thời tiết thông thường...
Xem thêm trong bài phân tích từ 06/2011 tại đây:
http://duongduc1000.blogspot.com/2011/03/truong-sa-khoang-lang-truoc-con-bao.html
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Theo tờ Business Insider, các lãnh đạo quân đội Đức đã nghĩ rằng quân Đồng minh sẽ đổ bộ vào cuối tháng 5/1944, khi thủy triều dâng cao, trong đêm trăng tròn, sáng tỏ, và ít gió.
Ảnh trái: bản đồ thời tiết trong ba ngày 1-2-3/6/1944. Ảnh phải: bản đồ thời tiết ngày 4/6 và 6/6/1944. |
Nhưng khi thực tế không có cuộc đổ bộ diễn ra như vậy, và thời tiết tháng Sáu cùng với các cơn bão ập tới, họ nghĩ rằng mình có thể thư giãn.
“Hầu như rất ít người nghi ngờ rằng cuộc đổ bộ có thể xảy ra vào thời điểm này vì thủy triều rất bất lợi trong những ngày sau đó, và trinh thám trên không không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào của một cuộc đổ bộ sắp xảy ra” – Đại Nguyên soái Erwin Rommel viết về ngày 4/6/1944, trước khi rời Pháp tới Đức để kỷ niệm ngày sinh nhật của vợ ông.
Nhưng trong khi những người dự báo thời tiết của Đức thấy không có khả năng xảy ra đổ bộ, thì phía Đồng minh đang cuống cuồng tìm cách mở màn trận chiến. Họ định ngày tiến hành vào 6/6 – và nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày đổ bộ Normandy, Business Insider tìm hiểu cách thức quân Đồng minh đổ bộ như thế nào dựa trên bài báo năm 2004 của tác giả James R. Fleming, giáo sư về Khoa học, Công nghệ và Xã hội tại Đại học Colby.
Nhìn vào bản đồ thời tiết hôm 3/6, hai nhà khí tượng học tại căn cứ Mỹ Windewing ở Anh là Irving Krick và Ben Holzman cho biết cuộc đổ bộ đã lên kế hoạch vào ngày 5/6 hoàn toàn khả thi.
Tuy nhiên, nhóm nhà khí tượng tại Bộ Hải quân Anh và văn phòng Khí tượng Anh, mà trong đó đặc biệt có Sverre Petterssen người Na Uy, nói rằng việc đổ bộ vào ngày 5/6 là không an toàn.
Cuộc đổ bộ Normandy năm 1944 |
Trưởng nhóm khí tượng là James Stagg đã thuyết phục Tướng Dwight D. Eisenhower vào phút cuối để hủy cuộc đổ bộ vào ngày đã định. Và may thay ông đã nghe theo vì thời tiết bão bùng có thể sẽ khiến cuộc đổ bộ trở thành một thảm họa.
“Vì một vài lý do tôi có thể bị chỉ trích vì đã không gây ra bầu không khí đủ ‘u ám’, đối với tình hình thời tiết và gió trong đêm 4-5/6 thậm chí còn dữ dội hơn cả mức mà Douglas và tôi dự đoán” – Petterssen viết lại sau đó.
Nhưng vào ngày 4/6, cả ba nhóm đều nhận ra một cơ hội vào ngày 6/6 vì cơn bão ‘F’ đã di chuyển và cơn bão ‘E’ có vẻ như đang chậm lại (ít nhất là theo lời của Petterssen, Krick).
“Một đợt tái tổ chức lớn và bất ngờ trong bầu khí quyển ở khu vực Đại Tây Dương” vào ngày 4/6 đã khiến các nhà khí tượng học bối rối, nhưng sau cùng, cả ba nhóm ‘đã đạt tới một tình trạng hài hòa hiếm khí có được kể từ hồi tháng Hai khi mà các cuộc thảo luận hội thảo bắt đầu’ – Petterssen viết.
Cuộc đổ bộ Normandy sau đó đã được tiến hành.
Vào khoảng nửa đêm 5/6, quân Đồng minh bắt đầu oanh tạc trên không và đổ bộ hải quân, cũng như tấn công bằng máy bay. Cuộc tấn công phức tạp và có sự phối hợp tiếp tục kéo dài tới sáng sớm, các tàu dò mìn đã dọn sạch vùng biển cho hạm đội đổ bộ gồm gần 7.000 tàu.
Các sư đoàn bộ binh và thiết giáp của quân Đồng minh bắt đầu đổ bộ trên bãi biển của Pháp vào lúc 6:30’ sáng. Cuối ngày hôm đó, họ đã giành được một vị trí chắc chắn ở Tây Âu trước đó bị Đức chiếm và đóng vai trò then chốt để giành chiến thắng trong cuộc chiến.
Lê Thu
http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/179066/do-bo-normandy-thanh-cong-vi-quan-duc-chu-quan-thoi-tiet-.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét