Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Nếu xảy ra chiến tranh Trung-Ấn, Trung Quốc dùng vũ khí gì?

Nếu chiến tranh Trung- Ấn xảy ra, cuộc chiến quyết định giữa hai quốc gia này sẽ diễn ra trên biển. Đất nước Ấn Độ nằm chắn ngang các tuyến đường vận chuyển năng lượng đáng kể của Trung Quốc. Về cơ bản, Ấn Độ có thể thiết lập và phong tỏa bằng lực lượng hải quân  để “siết cổ nền kinh tế Bắc Kinh”. Hải quân Trung Quốc sẽ phải di chuyển với một hải trình khá xa đến Ấn Độ Dương để phá vỡ sự phong tỏa của Hải quân Ấn Độ.
Trung Quốc biết mình sẽ bất lợi về cự ly cũng như công tác hậu cần nên cũng sẽ đưa ra cách ứng phó để ứng phó với “sân nhà” của Hải quân Ấn Độ khiến Ấn Độ phải nhượng bộ. Những hạm đội lớn của Bắc Kinh sẽ trang bị tên lửa đạn đạo để bắn phá lãnh thổ Ấn Độ và buộc Ấn Độ phải đưa ra một lệnh ngừng bắn. Thậm chí Trung Quốc còn có thể phong tỏa lại những mục tiêu trọng yếu của Ấn Độ như các khu công nghiệp, các nhà máy lọc dầu và các khu vực dự trữ năng lượng. Sự phát triển liên tục loại vũ khí siêu thanh của Bắc Kinh sẽ tạo thêm một cấp độ mới về sự phức tạp của một cuộc tấn công như vậy.
Một lần nữa, phân tích như vậy không có nghĩa là để cho thấy rằng cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ có khả năng xảy ra, nhưng sự hiểu biết về hệ thống vũ khí như vậy là rất quan trọng. Sau đây, chúng ta hãy xem xét một số vũ khí nổi bật của Trung Quốc sẽ nếu xung đột xảy ra.
Hệ thống vũ khí WU-14 Hypersonic
Ngày 09 tháng 1, Trung Quốc đã thử nghiệm một loại vũ khí hoàn toàn mới, một trong những loại vũ khí có tốc độ cao và có khả năng “tăng tốc”. Hệ thống vũ khí siêu thanh WU-14 này đã được thử nghiệm tại Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây.
Vũ khí siêu thanh được ra đời bởi chính quyền Bush sau vụ khủng bố 11/9 như là một phương cách để tấn công các mục tiêu nhạy cảm chẳng hạn cuộc họp của các tổ chức khủng bố hoặc tấn công để phá hủy vũ khí hủy diệt hàng loạt. Vũ khí siêu thanh có tốc độ Mach 5 đến 10, hoặc 3,840 đến 7,680 dặm một giờ.
Nghiên cứu của Mỹ về vũ khí siêu thanh như đã tiếp thêm sứ mạnh cho những nỗ lực phát triển của về loại vũ khí này của Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Trước vụ thử nghiệm hôm 09 tháng 1, Trung Quốc đã có một chương trình về loại vũ khí này, nhưng ít được biết đến kế hoạch họ sẽ sử dụng chúng. Thử nghiệm của Trung Quốc chỉ được biết đến việc sử dụng cái gọi là phương pháp "tăng tốc" để đạt được tốc độ siêu thanh. Cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh gắn trên một tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21. Vũ khí này được tăng độ cao để bay vào khí quyển và “lướt” trở lại trái đất với tốc độ siêu thanh. Để phát triển vũ khí siêu thanh là rất khó khăn, nhưng thử nghiệm của Trung Quốc đã được đánh giá là một thành công tuy còn một số hạn chế
Nhìn nhận một cách đúng đắn, Ấn Độ nên thận trọng với vũ khí siêu thanh của Trung Quốc vì chúng cực kỳ nhanh và rất khó bắn hạ. Một vũ khí siêu thanh phóng từ tỉnh Tân Cương, phía Tây Trung Quốc và bay ở tốc độ Mach 7 có thể bay đến thành phố Bangalore trong hai mươi phút, và Delhi trong vòng chưa đầy mười phút.
Tàu sân bay trong tương lai của Trung Quốc
Trong trường hợp Ấn Độ phong tỏa Trung Quốc vận chuyển thương mại từ Ấn Độ Dương, Trung Quốc sẽ phải điều động một hạm đội để phã vỡ sự phong tỏa của Hải quân Ấn Độ. Một hạm đội đi đầu như vậy sẽ được hỗ trợ của các tàu sân bay của Trung Quốc.
Trong khi Trung Quốc đã có tàu sân bay Liêu Ninh, nó đã được thiết kế lại, là một phần của kho vũ khí hải quân, và điều này có thể chỉ là sự khởi đầu của những gì sắp đến. Hồi đầu tháng này Trung Quôc cho lưu hành một hình ảnh trên Internet về một mô hình tàu sân bay được trưng bày tại một sự kiện chính thức tại Trung Sơn . Tàu sân bay này trông có vẻ lớn hơn so với tàu Liêu Ninh. Mô hình tàu sân bay mới xuất hiện có chiều dài rất giống chiều dài của tàu sân bay Mỹ, có thể có trọng tải 100.000 tấn được bổ sung một lượng máy bay chiến đấu lên đến 75 chiếc và dường như tàu sân bay này tuân thủ các bố trí theo thiết kế của tàu sân bay Mỹ, với thiết bị vận chuyển ở hai bên boong tàu, trợ giúp chuyển máy bay từ nhà chứa máy bay lên boong đối với máy bay vận hành trên tàu sân bay. Đáng quan tâm là sự phát triển của một bệ phóng máy bay điện tử với độ dài khoảng 120-150m ở góc của boong chứa máy bay, giống như bệ đà trên tàu Liêu Ninh để giúp các máy bay cất cánh nhanh hơn. Ngoài máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng, mô hình có gì đó dường như là một phiên bản của máy bay cảnh báo sớm Hawkeye E-2D.
Một bài báo được trích dẫn trên trang The Diplomat tuần trước khẳng định rằng, Trung Quốc đang hướng tới là sẽ có thêm ba tàu sân bay, loại có tổng chiều dài 1,049 feet và trọng tải khoảng 85.000 tấn. Các tàu sân bay sẽ bổ sung lực lượng không quân trên tàu với 50 máy bay, bao gồm 25-27 máy bay chiến đấu J-20 thế hệ thứ năm. Ước tính các tàu sân bay mới đóng mới này sẽ hoàn thành trong ba năm.
Việc xây dựng một hạm đội tàu sân bay của Trung Quốc trong tương lai mở ra khả năng của một cuộc đối đầu trực tiếp với hạm đội tàu sân bay của Ấn Độ.
Quân đoàn pháo binh số 2
Quân đoàn pháo binh số 2 là một quân đoàn chủ lực của Trung Quốc chịu trách nhiệm về tên lửa đạn đạo, cả hai hạt nhân và phi hạt nhân. Trong trường hợp chiến tranh, quân đoàn pháo binh số hai có thể sử dụng sức mạnh của hệ thống tên lửa để tấn công các mục tiêu trên khắp lãnh thổ Ấn Độ.
Trung Quốc có một số tên lửa đạn đạo tầm ngắn và trung bình có khả năng gắn đầu đạn hạt nhân thông thường. DF-15C là tên lửa đạn đạo tầm ngắn với tầm bay 500-620 dặm. Tên lửa DF-15C có thể bắn trúng mục tiêu xa như Lucknow, thủ phủ của bang Uttar Pradesh, và các con đường chính ở Tây Tạng, với các hệ thống dẫn đường quán tính và thiết bị đầu cuối, tầm bắn đủ chính xác để nhắm tới mục tiêu là các cơ sở quân sự và giao thông vận tải. Loạt tên lửa DF-15 ra đời vào cuối những năm 1980, và nó được trang bị hệ thống dẫn đường qua hệ thống định vị toàn cầu GPS kết hợp với radar chủ động giai đoạn cuối để đảm bảo độ chính xác cao. DF-15C có thể trang bị đầu đạn hạt nhân chiến thuật có đương lượng nổ khoảng 50-350kt hoặc trang bị đầu đạn thông thường như đầu đạn chất nổ mạnh, đầu đạn nhiệt áp, đầu đạn chùm, đạn cháy hoặc đạn nổ phân mảnh. Ngoài ra, nó còn có thể trang bị đầu đạn xung điện gây nhiễu hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống kiểm soát của đối phương và có tốc độ pha cuối gấp 6 lần vận tốc âm thanh, khoảng 6.600km/h nên gần như không thể đánh chặn.
Tên lửa tầm trung DF-21C là thành viên của “gia đình” tên lửa DF-21 có tầm bay hơn 1087 dặm, và như vậy nó có thể vươn tới hơn nửa phía Bắc của Ấn Độ cũng như phía Nam Mumbai. Đội hình DF-21C xuất hiện đầu tiên vào năm 1996.
Ấn Độ nên thận trọng các tên lửa của Quân đoàn pháo binh số 2 vì rất khó để bắn hạ tên lửa đạn đạo của họ. Hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo của Ấn Độ đang được phát triển nhưng vẫn còn trong thời kỳ triển khai. Trong trường hợp chiến tranh, tên lửa DF-15C có thể được sử dụng phá hủy các mục tiêu mềm gần biên giới như sân bay, các trạm radar, căn cứ quân sự, trong khi tên lửa DF-21C có thể được sử dụng để tấn công sâu hơn trong nội địa Ấn Độ. Ít nhất là cho đến thời điểm này, Ấn Độ không thể ngăn cản.
“Gia đình” DH-10 Cruise Missile
Tên lửa “Đông Hải-10” hay "Biển Đông-10" là tên lửa trong “gia đình” tên lửa hành trình, đại diện cho bước đột phá trong công nghệ tên lửa hành trình của Trung Quốc. Trung Quốc đã cố tình giữ bí mật và tung thông tin sai lệch liên quan đến phát triển tên lửa hành trình nội địa. Các tên lửa Đông Hải-10 đã được phát triển trong nhiều thập kỷ, là loại “photo copy” của tên lửa Tomahawk.
Thật vậy, DH-10 được cho là rất giống với các tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ từ ngoại hình đến động cơ phản lực. Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính hành trình bay của DH-10 là khoảng 941 dặm, độ bay này giống như các phiên bản mới nhất của Tomahawk. DH-10 được cho là dựa vào một số hệ thống định vị, quán tính, và định vị vệ tinh có thể mang theo đầu đạn hạt nhân. Phiên bản mới nhất của DH-10, DH-10A (đôi khi được gọi là CJ-10), có độ chính xác bắn trúng mục tiêu với dung sai ước chừng dưới mười mét.
Như Tomahawk của Mỹ, loại vũ khí này được thiết kế để phóng từ mặt đất, trên không và mặt biển. Phiên bản tên lửa mặt đất được vận chuyển bằng một xe tải chuyên dụng bánh lốp, chở một lúc ba quả.
Lữ đoàn 821 tại TP. Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, và Lữ đoàn 824 tại Động Khẩu, tỉnh Hồ Nam. Các lữ đoàn tạo thành một vòng cung từ Đài Loan đến vùng biển phía Nam, và từ những vị trí chỉ này các tên lửa hành trình có thể vươn xa đến tận vùng Tây Bengal. Những lữ đoàn phía Tây di chuyển bằng đường bộ đến tỉnh Vân Nam và họ có thể phóng tên lửa hành trình bay tới TP. Jaipur , thủ phủ bang Rajasthan, thành phố ở phía Bắc Ấn Độ,. Tên lửa DH-10 được triển khai ở khu vực Tây Tạng khi tấn công có thể bay đến hai phần ba vùng cực Bắc của Ấn Độ, chẳng hạn như TP. Hyderabad. Trung Quốc ước tính có khoảng từ 45-55 bệ phóng DH-10 và có từ 200 đến 500 tên lửa loại này.
Các tên lửa hành trình đáng sợ cũng có thể được thực hiện bởi các máy bay ném bom chiến lược H-6K, một loại máy bay có khả năng mang tên lửa. Cuối cùng là loại tàu khu trục 052D có thể phóng tên lửa hành trình với các ống phóng silo thẳng đứng.
Ấn Độ nên thận trọng với loại tên lửa hành trình DH-10, đặc biệt là phiên bản phóng từ mặt đất vì nó sẽ khai thông bế tắc bởi khả năng tấn công chính xác.
Máy bay chiến đấu Chengdu J-20
Máy bay chiến đấu đầu tiên thế hệ thứ năm của Trung Quốc, J-20 là một loại máy bay lớn, hai động cơ đang được phát triển. Thiết lập nhiệm vụ thiết lập cho J-20 là chưa rõ ràng, nhưng với kích thước lớn, nó là một trong loại hai máy bay chiến đấu hạng nặng hoặc máy bay ném bom. Máy bay này hứa hẹn có thể tác chiến tầm xa. J-20 dự kiến ​​đi vào hoạt động vào năm 2020.
Có thể nói, J-20 là dự án máy bay đầy tham vọng của Trung Quốc hơn bao giờ hết. Máy bay này được suy đoán gắn một radar quét mảng pha AESA hiện đại và hệ thống ngắm mục tiêu bằng quang-điện. Hai khoang chứa vũ khí lớn có thể mang theo một lượng vua khí dồi dào tấn công các mục tiêu trên mặt đất hoặc tàu chiến.
Vai trò rõ ràng nhất của máy bay chiến đấu J-20 là chiếm ưu thế trên không. Dự đoán các máy bay chiến đấu J-20 mang tên lửa tấn công mặt đất có thể hoạt động trên vùng trời Ấn Độ nếu thấy cần thiết, và sẽ tấn công vào các mục tiêu quân sự.
Máy bay chiến đấu J-20 có thể sử dụng căn cứ không quân PLAAF ở Tây Tạng để tiến hành các hoạt động chống lại Ấn Độ. Theo tờ The Times của Ấn Độ, có năm căn cứ không quân ở Tây Tạng nơi máy bay Su-27 và Su-30 đã từng hoạt động. Các cơ sở này có khả năng thích hợp cho J-20 vận hành chiến đấu.
Ấn Độ nên thận trọng với J-20 bởi vì nó đại diện cho loại máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm và sẽ rất khó phát hiện. J-20 có thể tàng hình để tránh mạng lưới phòng không của Ấn Độ và tấn công cả mục tiêu trên không và trên mặt đất.
Phạm Quốc Hùng (tổng hợp)
http://petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/ky-thuat-quan-su/neu-xay-ra-chien-tranh-trung-an-trung-quoc-dung-vu-khi-gi.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét