Viên tướng 4 sao Nhật Bản Kenichiro Hokazono đánh giá, tần suất dày đặc các vụ tàu Trung Quốc "xâm nhập lãnh hải" Nhật từ tháng 8 đã ảnh hưởng đến trật tự trên biển Hoa Đông.
Tướng Hokazono, cựu Tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bẩn (JASDF), cho rằng căng thẳng Trung-Nhật trên biển đã làm bất ổn gia tăng trên vùng trời khu vực, bằng chứng là số lần chiến đấu cơ Nhật cất cánh khẩn cấp để đánh chặn máy bay Nga và Trung Quốcđã gia tăng.
Bên cạnh đó, mối đe dọa từ các tên lửa của CHDCND Triều Tiên cũng khiến Tokyo quan ngại.
Tướng Kenichiro Hokazono cảnh báo, Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe lúc này phải đối diện với một thách thức nghiêm trọng bởi mục tiêu lớn của Trung Quốc hiện nay là giành quyền kiểm soát thực tế đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung-Nhật tranh chấp.
Các Lực lượng phòng vệ của Nhật Bản phải nâng cao các hình thức "gìn giữ lãnh thổ", chứ không dừng lại ở đề phòng Trung Quốc "xâm phạm vùng trời".
"Để ngăn chặn [Trung Quốc] xâm phạm lãnh không, Nhật Bản buộc phải có thái độ kiên quyết 'chấp thuận bắn rơi [máy bay quân sự Trung Quốc] vào thời điểm cấp bách'," ông Hokazono tuyên bố.
"Việc bắn rơi [máy bay quân sự Trung Quốc] chắc chắn sẽ làm phát sinh các vấn đề quốc tế, do đó không thể tùy tiện trao quyền cho phi công tại hiện trường đưa ra phán đoán, mà phải chế định sẵn quy trình hành động theo ý chí của quốc gia," viên tướng 4 sao cho hay, đồng thời nhấn mạnh chính phủ Nhật cần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hành động.
Tokyo cũng cần củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ và sẵn sàng xây dựng một đạo luật về "cảnh giới lãnh thổ", nhằm ứng phó trường hợp Bắc Kinh nhận thức rằng hiệp ước quốc phòng Mỹ-Nhật không thể kích hoạt, Washington không ra tay hỗ trợ Tokyo.
Đại tướng Hokazono phân tích, có 2 mục đích cơ bản khiến máy bay quân sự nước ngoài tiếp cận không phận Nhật Bản: Thu thập tình báo và nắm bắt vị trí triển khai radar của quân đội Nhật; thứ hai là hành động thị uy nhằm phô trương sức mạnh quân sự.
Theo ông, mục đích của chiến đấu cơ Trung Quốc khi tiếp cận khu vực tranh chấp được cho là nỗ lực theo đuổi nâng cao năng lực hàng không.
"Vào khoảng trước sau năm 1998 khi tôi còn làm việc ở Cục giám sát hàng không, Trung Quốc gần như không có hoạt động về đường biển. Việc cất cánh khẩn cấp để ngăn chặn máy bay Trung Quốc cũng khó tưởng tượng ra.
Đến khoảng năm 2008 khi tôi giữ chức tại Trụ sở tình báo quốc phòng (DIH), quân đội Trung Quốc đã bắt đầu các cuộc tập trận phối hợp trên biển và trên không ở biển Hoa Đông," Hokazono nói.
Ông chỉ ra, sức mạnh quân sự gia tăng kéo theo sự trỗi dậy mạnh mẽ ý thức "phòng vệ lãnh thổ" của Bắc Kinh đối với Senkaku/Điếu Ngư.
Xu thế diễn biến của tình hình hiện nay xét từ góc độ của JASDF là phía Nhật "lo ngại máy bay chiến đấu Trung Quốc tiếp cận Senkaku/Điếu Ngư" nên mới xuất kích đánh chặn, trong khi Bắc Kinh cứng rắn hành động trên tiền đề quần đảo này "là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc".
Ở trên không, yếu tố quyết định là việc đưa ra phán đoán và hành động trong chớp mắt, do đó giữa Trung, Nhật có thể xuất hiện "tình hướng hết sức nguy hiểm" khi các phi công quân đội hai bên bị yêu cầu chấp hành "nhiệm vụ bảo vệ vùng trời" giống nhau.
http://soha.vn/tuong-4-sao-nhat-phai-dung-cam-ban-ha-chien-dau-co-trung-quoc-20161020164604877.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét