Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Loạn 12 sứ quân và sự thực lịch sử

ĐINH BỘ LĨNH – LOẠN SỨ QUÂN TỪ SỬ LIỆU TỚI SỬ THỰC

Trần Trọng Dương
loan 12 su quan
Bản đồ loạn 12 sứ quân – thế kỷ X nguồn vi.wikipedia.org)
Từ những sử liệu mới công bố, bài viết nghiên cứu về Đinh Bộ Lĩnh và loạn sứ quân ở thế kỷ X bước đầu có thể đưa ra những nhận định sau: Việc cát cứ ở triều nhà Ngô đã bắt đầu từ năm 951 tới năm 965 với Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư. Như vậy, Đinh Bộ Lĩnh là sứ quân cát cứ nổi dậy sớm nhất, tồn tại lâu nhất. Cục diện loạn sứ quân thực sự diễn ra với sự cướp quyền của Lã Xử Bình sau cái chết của Ngô Xương Văn năm 965. Năm 967, với hai, ba chiến thắng quan trọng trước quân đội của nhà Ngô, tiêu diệt phe tiếm quyền của Lã Xử Bình và buộc các sứ quân còn lại phải quy thuận, Đinh Bộ Lĩnh đã chấm dứt sự tại vị của nhà Ngô và mở ra một triều đại mới – triều đại nhà Đinh.
Đinh Bộ Lĩnh là một trong ba nhân vật lịch sử được nhắc đến nhiều nhất trong giai đoạn lịch sử Việt Nam thế kỷ thứ X. Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng vang dội đánh tan đội quân hùng mạnh Nam Hán được coi là “ông tổ trung hưng thứ nhất” (chữ của Phan Bội Châu) của dân tộc, và là vị vua đầu tiên của đất Việt sau hơn nghìn năm Bắc thuộc. Lê Hoàn đánh tan đại quân nhà Tống – một nhà nước hùng mạnh đã chấm dứt giai đoạn Ngũ đại thập quốc thống nhất phần lớn lãnh thổ Trung Nguyên và đang trên đà trở thành một đế chế. Nếu như công tích của hai vị vua trên thể hiện trên lĩnh vực chống ngoại xâm thì Đinh Tiên Hoàng được coi là người đã có công trong việc dẹp yên nội loạn mười hai sứ quân.
Đặc điểm chung nhất của cả ba vị là “kiến quốc trên lưng ngựa”.(1) Bài viết này, từ những sử liệu tái phát hiện hoặc mới lần đầu công bố, sẽ tiến hành nghiên cứu về bản chất của danh xưng “loạn mười hai sứ quân”, cũng như vai trò vị trí của Đinh Bộ Lĩnh trong cuộc tao loạn của xã hội Việt Nam trong thế kỷ X. Những kết luận hay nhận định chúng tôi sẽ đưa ra trong bài viết phần nào cho chúng ta thấy một hình ảnh khác của vị anh hùng Đinh Bộ Lĩnh so với những gì đã biết đến lâu nay.
I. Từ biểu tượng Hoàng đế dẹp loạn…
Hình ảnh Đinh Bộ Lĩnh xuất hiện trong thế kỷ thứ X như một vị anh hùng dẹp loạn lâu nay đã trở thành một biểu tượng cho sự nhất thống quốc gia, đến mức dân gian nhiều đời cũng như chính sử lịch triều ít nhiều hư cấu nên một số tình tiết huyền thoại nhằm tô điểm thêm cho một thần điện tông miếu chính thống: Hoàng đế dẹp loạn.
Mở sách giáo khoa Lịch sử lớp 7 (2011), ta có thể thấy mục “Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước” có đoạn như sau: “Khi nhà Ngô sụp đổ, cả nước rối loạn, Đinh Bộ Lĩnh đem quân đi đánh dẹp các sứ quân. Nhờ sự ủng hộ của nhân dân, Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác… Các sứ quân lần lượt bị đánh bại hoặc xin hàng. Tình trạng cát cứ chấm dứt”.(2)
Đầu thế kỷ XX (1920), Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược cũng ghi: “Những sứ-quân ấy cứ đánh lẫn nhau, làm cho dân-gian khổ-sở. Sau nhờ có ông Đinh-bộ Lĩnh ở Hoa-lư đem quân đi đánh, mới dẹp xong cái loạn sứ-quân, đem giang-sơn lại làm một mối, và lập nên cơ nghiệp nhà Đinh vậy”.(3)
Khảo trong sử liệu cũ, hình ảnh ông vua dẹp loạn đã xuất hiện từ thế kỷ XVII trong tác phẩm Thiên Nam minh giám:(4)
Tiếc giềng Ngô máy then lỏng phép,
Cho quần hùng đầu ngảnh ghe(5) nơi.
Sứ quân bừng dấy mười hai,
Kiến ong nổi tháo,(6) hươu nai tranh giành,
Tới Đinh Hoàng thoắt rành đánh tội,
Nước rừng yên, kình sói bặt hơi. 
(câu 177-182)
Ta thấy độ đáng tin cậy của hình tượng này được củng cố bằng những bộ sử khả tín nhất mang tính quan phương, ví như Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) chẳng hạn. Bộ sử này đã trang trọng đặt tít “KỶ NHÀ ĐINH” với nhân vật khai cơ là Tiên Hoàng Đế, mà công lao lớn nhất để ông bước lên ngôi không gì khác ngoài việc dẹp loạn (ĐVSKTT hai lần miêu tả sự dẹp loạn này).(7) Sách này đã trích mấy lời đánh giá của sử thần Lê Văn Hưu như sau: “Tiên hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ quân phục hết…”.(8)
Sử thần Ngô Sĩ Liên bình thán như sau: “Vận trời đất, bĩ rồi ắt thái, Bắc Nam đều cùng một lẽ ấy. Thời Ngũ đại bên Bắc triều [Trung Quốc] suy loạn rồi Tống Thái Tổ nổi lên. Ở Nam triều [nước ta], 12 sứ quân phân chia quấy nhiễu, rồi Đinh Tiên Hoàng nổi lên. Không phải là ngẫu nhiên mà do vận trời vậy”.(9)
Sách An Nam chí lược của Lê Tắc ghi “(Ngô Xương Văn chết, bọn bề tôi làm loạn, Bộ Lĩnh cùng con là Liễn bình trị được đám ấy, lĩnh đất Giao Chỉ, xưng hiệu Đại Thắng Vương).(10)
Cục diện mười hai sứ quân ấy đã được bản đồ hóa như sau:
1.Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều (Triệu Sơn – Thanh Hóa) [1].
2.Đỗ Cảnh Thạc tự xưng là Đỗ Cảnh Công, giữ Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Nội)
3.Trần Lãm tự xưng là Trần Minh Công, giữ Bố Hải Khẩu – Kỳ Bố (Thái Bình)
4.Kiều Công Hãn tự xưng Kiều Tam Chế, giữ Phong Châu – Bạch Hạc (Việt Trì-Lâm Thao, Phú Thọ)
5.Nguyễn Khoan tự xưng Nguyễn Thái Bình, giữ Tam Đái (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc)
6.Ngô Nhật Khánh tự xưng là Ngô Lãm Công, giữ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội)
7.Lý Khuê tự xưng là Lý Lãng, giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh)
8.Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công, giữ Tiên Du (Bắc Ninh)
9.Lã Đường tự xưng là Lã Tá Công, giữ Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên)
10.Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữu Công, giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội)
11.Kiều Thuận tự xưng là Kiều Lệnh Công, giữ Hồi Hồ – Cẩm Khê (Phú Thọ)
12.Phạm Bạch Hổ tự xưng là Phạm Phòng Át, giữ Đằng Châu (Hưng Yên)
II. …Đến hình ảnh con người sống động qua sử liệu
Những ghi chép về một vị hoàng đế trị loạn như trình bày ở trên, theo chúng tôi là hình ảnh/biểu tượng đẹp cho một vị vua khai triều. Cách đánh giá của các sử quan trong ĐVSKTT là cách tô điểm để một nhân vật lịch sử trở thành một biểu tượng lịch sử: “thánh triết để tiếp nối quốc thống” (chữ dùng của Lê Văn Hưu)(11) hay dẹp loạn để đoàn kết dân tộc. Đó chỉ là một chuyện. Điều mà chúng tôi muốn đề cập đến ở đây là một hai đoạn sử liệu vụn vặt, tách rời, bấy lâu nay vẫn nằm trong một số bộ sử chính thống, nhưng dường như nó đã bị lãng quên một cách vô thức và mơ hồ có cả chút hữu thức nữa. Dưới đây, xin trích lại.
– Sử liệu 1: ĐVSKTT phần Ngoại kỷ, Quyển 5, Kỷ nhà Ngô-Hậu Ngô vương, ghi:  [tr. 23b-24a]. (Bấy giờ người động Hoa Lư là Đinh Bộ Lĩnh cậy núi khe hiểm cố, không chịu giữ chức phận làm tôi. Hai vương muốn cất quân đi đánh; Bộ Lĩnh sợ, sai con là Liễn vào triều làm con tin để ngăn chặn việc xuất quân. Liễn đến, hai vương trách tội [Bộ Lĩnh] không đến chầu, rồi bắt giữ Liễn đem theo đi đánh. Hơn một tháng, không đánh nổi, bèn treo Liễn lên ngọn sào, sai người bảo Bộ Lĩnh, nếu không chịu hàng thì giết Liễn. Bộ Lĩnh tức giận nói: “Đại trượng phu chỉ mong lập được công danh, há lại bắt chước thói đàn bà xót con hay sao?”. Liền sai hơn mười tay nỏ nhắm Liễn mà bắn. Hai vương kinh sợ, nói: “Ta treo con nó lên là muốn để nó đoái tiếc con mà ra hàng cho chóng. Nó tàn nhẫn như thế, còn treo con nó làm gì”. Bèn không giết Liễn mà đem quân về). [T1: tr. 207].
– Sử liệu 2: Việt sử lược, đời Trần (?), tác giả khuyết danh:(Lúc bấy giờ có người ở động Hoa Lư là Đinh Bộ Lĩnh nương tựa nơi khe núi hiểm trở, kiên cố mà ở, không chịu tu sửa cho đúng cái chức vụ của bầy tôi. Hai vị vương muốn đánh, Đinh Bộ Lĩnh sợ hãi sai con là Liễn vào triều cống. Liễn đến, hai vị vương chê trách sao không vào chầu, rồi bắt giữ Liễn và đem binh đi 
đánh Đinh Bộ Lĩnh. Đánh hơn một tháng vẫn không thắng được, vương bèn treo Liễn lên cần tre rồi bảo Bộ Lĩnh rằng: “Nếu không hàng tất giết Liễn”. Đinh Bộ Lĩnh tức giận đáp rằng: “Đại trượng phu há vì đứa con nhỏ mà làm lụy đến việc lớn sao?”. Rồi ra lệnh cho hơn 10 tay cung nỏ bắn Liễn. Hai vị vương kinh sợ rồi đem quân trở về).(12)
Hai sử liệu(13) trên có đôi ba câu chữ xuất nhập khác nhau. Nhưng đại để có thể nhận định rằng, ĐVSKTT và Việt sử lược có tham chiếu lẫn nhau.(14)Đoạn trên ghi chép về sự kiện diễn ra vào năm 951, tức năm Ngô XươngVăn lên ngôi xưng là Nam Tấn Vương và rước anh trai Ngô Xương Ngập về làm Thiên Sách Vương, cùng cai trị đất nước. Đoạn trên cho ta đi đến một số nhận định như sau:
1. Đinh Bộ Lĩnh bắt đầu tiến hành cát cứ và dấy quân muộn nhất từ năm 951. Đặng Xuân Bảng chua rằng “Sự kiện Bộ Lĩnh bắt đầu từ đây”.(15)
2. Hai vua nhà Ngô không thể dẹp được loạn của Đinh Bộ Lĩnh nên đã quay về kinh đô Cổ Loa. Điều đó có nghĩa là:
3. Đinh Bộ Lĩnh đã cát cứ trong lãnh địa Hoa Lư từ năm 951 đến năm 965 (khi Nam Tấn Vương chết trận ở Thái Bình), tổng cộng khoảng 15 năm. Và nếu tính cả thời gian loạn sứ quân thì tổng số thời gian cát cứ của họ Đinh đối với nhà Ngô là quãng 17-18 năm.
4. Và con số 15 năm cũng là khoảng thời gian Đinh Liễn sống cuộc đời của một con tin/tù binh ở thành Cổ Loa. Theo ĐVSKTT [tr. 208], việc trốn thoát này xảy ra khi triều đình trung ương có biến, tức khi Nam Tấn Vương mất và quyền bính rơi vào tay họ khác.(16)
5. Trong 15 năm cát cứ ấy, Định Bộ Lĩnh đã tiến hành nuôi quân và tập trận. Huyền thoại “chú bé chăn trâu tập trận cờ lau” được chép trong nhiều bộ sử có lẽ được hình thành từ cái lõi sự thật này.
6. Trước sau 15 năm cát cứ ấy, Đinh Bộ Lĩnh cũng đã ngầm tiến hành liên kết sức mạnh và thế lực bằng việc kết thân và liên minh với Trần Lãm – một viên Thứ sử đồng liêu với cha mình dưới thời Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền.(17) ĐVSKTT ghi việc nhận “con nuôi-cha nuôi” này được diễn ra vào năm 967, tức là sau khi các sứ quân đã nổi lên. Việc chép này là không logic. Có lẽ Thiên nam ngữ lục đã ghi gần sát thực tế hơn:
“Khá khen họ Trần Minh Công, 
Ở ngoài Bố Hải cả dung anh tài. 
Bộ Lĩnh tuổi đã hai mươi, 
Ngồi chẳng chỗ ngồi, ăn chẳng chỗ ăn. 
Tai từ nghe tiếng đức nhân, 
Có lòng đãi sĩ có ân dung người… 
Trần công thấy nói biết hay, 
Con dòng lỡ bước thương thay ngùi ngùi…
Bảo rằng: chú ngỡ là ai, 
Xưa Đinh Công Trứ với người đã giao. 
Loạn phân từ ấy cách nhau, 
Kẻ nhậm chư hầu người làm tá vương… 
Trời xui con lại đến đây, 
Nghĩa cũ một ngày muôn kiếp chẳng phai. 
Chú nay chửa có con trai, 
Lo sau hậu tự cho ai nghiệp này.” 
[câu 3.900-3.950]
Đoạn ghi trên có thể cho phép nghĩ rằng, liên minh Trần-Đinh, về mặt quan hệ cá nhân, là kiểu liên minh tình cảm; về mặt chính trị có lẽ họ theo tập đoàn họ Dương, mà ở thời điểm đó chính là Dương Tam Kha. Nhưng, đoạn ghi: “Đinh Bộ Lĩnh nghe tiếng Trần Minh Công là người có đức mà không có con nối, bèn đến nương tựa” có thể thấy được tầm nhìn chiến lược của Đinh Bộ Lĩnh.(18)
Nguyên nhân Đinh Bộ Lĩnh dấy quân có lẽ cần được nhìn nhận từ nhiều góc độ. Về mặt tính cách và khí chất, Đinh Bộ Lĩnh vốn là một nhân cách bẩm sinh mang dòng máu anh hùng thời loạn, luôn ôm “chí lớn” để làm những “việc lớn”. Những đoạn sử trích lời nói cũng như một số hành động của ông đã chứng tỏ điều này.
Về mặt tuổi tác, Đinh Bộ Lĩnh là thuộc hàng “đồng lứa”- ngang hàng với hai vua họ Ngô; ở góc độ của ông, hai vị vua này được thừa hưởng ngôi từ cha và có lẽ về mặt tài năng – hào hùng không có điều gì đáng kể để ông phải sợ phục. Về mặt quyền lợi, một số sử Trung Hoa (xem các sử liệu trong Cửu triều biên niên bị yếu, Ngự phê lịch đại thông giám tập lãm, Tống sử kỷ sự bản mạt, Ngọc hải tại mục IV của bài viết này) ghi ông “nối cha giữ chức Thứ sử Hoan Châu”, còn toàn bộ sử Việt Nam đều ghi ông mồ côi cha từ bé và lớn lên trên quê mẹ. Đoạn “mồ côi và thơ ấu” trong ĐVSKTT có thể thấy nằm trong phần “huyền thoại thuở ấu thơ của họ Đinh”, nên chúng tôi cho rằng, những ghi chép bên sử Bắc là đáng để lưu ý hơn.
Có lẽ Đinh Bộ Lĩnh cũng đã được tập ấm cho nhiếp chức cha một thời gian, rồi sau đó vì theo phe họ Dương nên đã bị Ngô Xương Văn truất quyền rồi về sống ở quê mẹ. Hoặc giả, ông chưa từng nhậm chức ấy đi chăng nữa, thì có thể khẳng định rằng ông đã bị tước mất quyền tập ấm. Dù thế nào đi chăng nữa, việc mất quyền tập ấm ấy (mất chức) chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến ông không phục triều đình nhà Ngô. 
Và chuyện ông “không chịu giữ chức phận làm tôi” như lời trong ĐVSKTT và nhiều bộ sử đời Tống là việc có thể hiểu được.
III. Sứ quân Đinh Bộ Lĩnh – từ góc nhìn của chính triều (nhà Ngô)
Những sử liệu trên cho phép nghĩ rằng Đinh Bộ Lĩnh chính là sứ quân(*) nổi lên sớm nhất và lâu nhất trong thời đại nhà Ngô,(20) đằng sau ông có thể còn có sự tiếp tay âm thầm của sứ quân Trần Lãm.
Sự thực lịch sử này đã bị che khuất qua rất nhiều đời, dưới nhãn quan của các sử gia có ý định mỹ hóa lịch sử hình thành dân tộc và lịch sử hình thành đất nước. Những ghi chép, định danh rõ ràng tên họ, địa chỉ “của mười hai sứ quân” trong ĐVSKTT và nhiều bộ sử khác là một minh chứng rõ nét cho xu hướng mỹ hóa lịch sử(21) này. Tạ Chí Đại Trường, có thể nói, là một trong số ít các sử gia đương đại phát biểu một cách chính thức về tính chất “chính-ngụy” của Đinh Bộ Lĩnh và các sứ quân.(22) Nói một cách khách quan, từ phía nhìn của người chiến thắng lập nên triều đại (từ phía họ Đinh), các sử gia đời sau đã tiến hành ba thao tác:
1. Loại Đinh Bộ Lĩnh/Đinh Tiên Hoàng ra khỏi danh sách các sứ quân cát cứ và làm loạn.
2. Để từ đó, miêu tả Đinh Bộ Lĩnh như là một nhân vật đứng ngoài/xuất hiện sau, “phất cờ lau chính nghĩa” để dẹp loạn, cứu vớt nhân dân khỏi lầm than.
3. Biến các đội quân của chính triều – tức quân đội nhà Ngô (như các đạo của Ngô Xương Xí, Ngô Nhật Khánh và Đỗ Cảnh Thạc…) trở thành các sứ quân nổi loạn.
Như vậy, một việc “trộn lẫn vàng thau” đã diễn ra trong nhãn quan của các sử gia đời sau. Người nổi loạn sớm nhất, lâu nhất lại trở thành anh hùng dẹp loạn. Một số đội quân chính triều của nhà Ngô trở thành những người phản nghịch. Cách nhìn nhận như vậy là không công bằng và khách quan cho cả hai phía, điều đó sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nhất định đối với sử thực(*) Việt Nam nói riêng và sử học nói chung.
Có nghi ngờ cho rằng “mười hai sứ quân” còn là một cách làm đẹp con số của những người viết sử đời sau. Hoặc có thể nghĩ đến giả thuyết rằng, cụm danh xưng “mười hai sứ quân” đã được định hình và phổ dụng ngay đương thời, khi mà Đinh Bộ Lĩnh đã làm nên “muôn chiến thắng” và dựng nên triều đại của riêng mình. Cho nên, Tạ Chí Đại Trường nghi ngờ về con số 12 này cũng là có cơ sở. Ông cho rằng, số sứ quân có thể còn nhiều hơn thế nữa.(23) Chúng tôi chia sẻ với nhận định của ông. Sự đồng thuận này đặt trên những sử liệu và phân tích mà chúng tôi đã nêu; ngoài ra còn phải kể đến những sử liệu mới phát hiện mà chúng tôi trình bày cụ thể như dưới đây. Những sử liệu ấy cho phép nghĩ đến nguyên nhân của sự cát cứ và cục diện chính của loạn sứ quân.
IV. Sử liệu và sử thực về cục diện loạn sứ quân
Trong giai đoạn thế kỷ X, chính quyền trung ương của người Việt tuy đã được thành lập, nhưng sự cát cứ cục bộ của các thế lực hào trưởng, các dòng họ phiệt duyệt vẫn luôn xảy ra. Trong thời gian trị vì của Hậu Ngô Vương, có thể đếm được ba bốn điểm cát cứ (còn được sử ghi lại), ấy chính là động Hoa Lư của Đinh Bộ Lĩnh, Thao Giang của Chu Thái(24) và đất Thái Bình(25) của hai thôn (họ) Nguyễn-Đường (nơi Nam Tấn Vương đã tử trận), còn phải kể thêm sự cát cứ âm thầm chưa lộ diện của Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu. Các lợi ích nhóm dòng họ có thể là một nguyên nhân dẫn đến sự cát cứ của các sứ quân đối với nhà Ngô. Nhưng, theo chúng tôi, đó là nguyên nhân thứ yếu. Nguyên nhân trực tiếp và trước nhất là từ những sự kiện về một “nhân vật khuất lấp” trên chính trường thế kỷ X trong một số sử liệu dẫn ra sau đây.
– Sử liệu 1: Ngũ đại sử(26) của Âu Dương Tu (1007-1072),(27) phần “Nam Hán thế gia” (Quyển 65), ghi: (Ngô Xương Văn ở Giao Châu chết, phụ tá của ông này là Lã Xử Bình cùng Phong Châu Thứ sử Kiều Tri Hựu tranh lập, Giao Chỉ đại loạn, Hoan Châu Đinh Liễn cử binh kích phá đám ấy).
– Sử liệu 2: Tục tư trị thông giám trường biên(28) của Lý Đảo (1115-1184)(29) ghi:  (Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Ngô Xương Văn chết, tham mưu của Văn là Ngô Xử Bình, cùng Phong Châu Thứ sử Kiều Tri Hựu, Vũ Ninh châu Thứ sử Dương Huy, Nha tướng Đỗ Cảnh Thạc, bọn ấy cùng tranh lập. Mười hai châu của Giao Chỉ đại loạn, trộm cướp cùng dấy. Trước, Dương Đình Nghệ làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, sai Nha tướng Đinh Công Trứ nhiếp Hoan Châu Thứ sử. Công Trứ chết, con Bộ Lĩnh nối chức ấy. Khi đó, Bộ Lĩnh cùng con là Liễn cùng thống soái ba vạn người đánh phá bọn Xử Bình, đất ấy mới yên, bèn tự lập làm Vạn Thắng Vương, lấy Liễn làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ).
– Sử liệu 3: Sách Cửu triều biên niên bị yếu(30) của Trần Quânđời Tống (960-1279)(31) ghi:  (Năm đầu đời Kiền Đức, Xương Văn chết, tham mưu Ngô Xử Bình cùng các tướng tranh nhau nổi lên. Nhiếp Hoan Châu Thứ sử Đinh Bộ Lĩnh và con là Liễn thống lĩnh ba vạn quân binh phá được bọn Xử Bình, rồi tự trị đất Giao Châu).(32)
– Sử liệu 4: Sách Ngọc hải(33) của Vương Ứng Lân (1223-1296)(34) đời Tống ghi(Hoàng triều ta năm đầu của niên hiệu Kiền Đức, bộ ấy nội loạn, có nhiếp Hoan Châu Thứ sử Đinh Bộ Lĩnh cùng con là Liễn đem quân đi thảo phạt bọn làm loạn. Dân bộ ấy lập Bộ Lĩnh là Giao Châu soái)
– Sử liệu 5: Sách Văn hiến thông khảo(35) quyển 330, Mã Đoan Lâm (1254-1324),(36) ghi:  (Châu tướng Ngô Xương Ngập bèn lên ngôi, Xương Ngập chết, em là Xương Văn thừa tập. Đầu niên hiệu Kiền Đức nhà Tống, Xương Văn chết, tham mưu của Văn là Ngô Xử Bình, Phong Châu Thứ sử Kiều Tri Hộ, Vũ Ninh châu Thứ sử Dương Huy, Nha tướng Đỗ Cảnh Thạc bọn ấy tranh lập. Mười hai châu nội quản đại loạn, dân bộ ấy cũng kêu nhau tụ tập mà dấy lên làm trộm cướp đi đánh phá Giao Châu. Trước, Dương Đình Nghệ lấy Nha tướng Đinh Công Trứ nhiếp Hoan Châu Thứ sử, cùng nhiếp Ngự phiên Đô đốc là Bộ Lĩnh (con của Công Trứ vậy). Khi Công Trứ chết, Bộ Lĩnh nối chức ấy.
Đến đây, Bộ Lĩnh cùng con là Liễn đem binh đánh bại bọn Xử Bình, tặc đảng tan vỡ,cảnh nội đều yên, dân ơn đức ấy bèn suy Bộ Lĩnh làm Giao Châu soái, hiệu là Đại Thắng Vương).
– Sử liệu 6: Sách An Nam chí lược của Lê Trắc (Tắc) ?? đời Trần soạn năm 1335 mục “Ngũ đại tiếm thiết” (những kẻ tiếm thiết đời Ngũ đại) ghi: (Đến khi Ngô-Xương-Văn chết, thì có bộ thuộc là Ngô-Bình (tức Lữ-Xử-Bình), giành làm vua; Đinh-Bộ-Lĩnh giết Ngô-Bình, lãnh nước Giao-Chỉ, tự xưng là Vạn-Thắng-Vương, lại tự ý cho con là Liễn làm Tiết-Độ-Sứ).(37) (Đầu đời nhà Tống, Đinh-Bộ-Lĩnh cướp ngôi họ Ngô, Thái-Tổ phong tước vương cho Đinh-thị)(38) (Xương Văn chết, phụ tá của Văn là Ngô Xử Bình, Thứ sử Phong Châu Kiều Tri Hộ, Thứ sử Ninh Châu Dương-Huy và bọn nha-tướng Đỗ-CảnhThạc tranh lập, rồi đều bị Đinh-Bộ-Lĩnh dẹp yên, mà chiếm cứ đất ấy).(39)
– Sử liệu 7: Sách Tống sử kỷ sự bản mạt(40) của Phùng Kỳ (1558-1604)(41)quyển 2, có đoạn:  (Đầu niên hiệu Kiền Đức, Tiết độ sứ Ngô Xương Văn chết, tướng của Văn là Ngô Xử Bình tranh lập. Hoan Châu Thứ sử Đinh Bộ Lĩnh đánh bại bọn Xử Bình, tự lĩnh làm Giao Châu soái, hiệu là Đại Thắng Vương).
Sử liệu 8: Sách Thập quốc xuân thu của Ngô Nhậm Thần(42) đời Thanh ghi: (Xưa, Ngô Xương Văn chết, Tham tá của Văn là Lã Xử Bình cùng với Thứ sử Phong Châu Kiều Tri Hựu tranh nhau gây loạn, Đinh Bộ Lĩnh dẫn con là Liễn đánh bại Xử Bình).
– Sử liệu 9: Sách Việt sử cương mục tiết yếu của Đặng Xuân Bảng (1828-1910) đời Nguyễn ghi:  (Bấy giờ viên tham tán của ngô Xương Văn là Lữ Xử Bình tranh ngôi với thứ sử tham Châu là Kiều Tri Hựu. Bộ Lĩnh cùng con là Liễn đánh phá được. Liễn thừa thắng bức hàng Phạm Phong Ất, Phá Đỗ Động (Đỗ Cảnh Thạc) đi tới đâ thắng tới đó, hiệu là Van Thắng Vương).(43)
Từ các sử liệu vừa dẫn, chúng ta có thể thấy rõ hơn một số vấn đề sau đây:
1. Lã Xử Bình, sứ quân khuất lấp
Các sử liệu trên cho thấy, “nhân vật khuất lấp” trên chính trường của loạn sứ quân mà ĐVSKTT không nhắc đến chính là Lã Xử Bình. Lã Xử Bình là bộ tướng/tham mưu/tham tá cho Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn, được Nam Tấn Vương trọng thị đến mức ban cho quốc tính (Ngô Bình). Khi Nam Tấn Vương chết tại thôn Đường-Nguyễn ở đất Thái Bình, có lẽ chính Lã Xử Bình là người tiếp quản binh phù. Nói một cách khác, với tư cách là một người tham tá thân cận, với tư cách là một tướng quân đang ở ngoài trận, Lã Xử Bình đã thâu tóm toàn bộ quyền lực quân đội về tay mình, tức là cướp quyền “điều binh khiển tướng” từ tay nhà Ngô. Theo chúng tôi, việc Ngô Bình tiếm quyền họ Ngô chính là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên tình trạng cát cứ của các tướng lĩnh nhà Ngô.
Đến đây ta mới hiểu vì sao, 500 con cháu họ Ngô không ở kinh đô Cổ Loa mà phải chạy sang nương nhờ tướng Đỗ Cảnh Thạc ở Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Nội ngày nay). Các bộ sử đời sau ghi chép một cách phiến diện rằng: các sứ quân tranh nhau nổi dậy khi Nam Tấn Vương chết; cách ghi như vậy vô hình trung là một sự “vơ đũa cả nắm”, biến các sứ quân của triều Ngô thành những người gây loạn, hơn nữa là phản loạn. Nay, từ các sử liệu đã nêu, ta thấy người làm loạn trước nhất trên cục diện chính trị nhà Ngô năm 965 chính là Lã Xử Bình. Lã Xử Bình nắm được binh phù, ấn tướng, và có thể cả bảo tỷ nữa.
Điều này gây nên sự hỗn loạn trên chính trường cũng như trong đội ngũ quân binh. Năm trăm con cháu họ Ngô đã phải bỏ chạy khỏi Cổ Loa và nương nhờ tướng Đỗ Cảnh Thạc. Và có lẽ rằng, chạy theo 500 người này còn có khá nhiều thuộc tướng cũng như binh sĩ đã trốn khỏi hàng ngũ của Lã Xử Bình mà về với phe chính nghĩa/chính thống. Cho nên, xét cán cân lực lượng lúc bấy giờ thì Đỗ Cảnh Thạc và 500 con cháu họ Ngô mới là mạnh hơn cả. Lã Xử Bình chỉ chiếm được thành Cổ Loa và với số quân ít ỏi, đành dựa vào thành cao, hào sâu mà cố thủ. Hoặc giả có dám xuất quân thì cũng chỉ là đi đánh các sứ quân yếu hơn như Kiều Công Hãn (Tri Hựu, Tri Hộ, Tam Chế) ở Phong Châu như một số sử liệu đã ghi.
Họ Ngô mất binh phù, ngọc tỷ và kinh đô, nhưng vẫn còn lòng dân; lúc tang gia bối rối và phân tán lực lượng chưa kịp lập vua mới, nên các “hùng trưởng mới đua nhau nổi dậy chiếm cứ quận ấp để tự giữ” (ĐVSKTTtr. 208). Việc “tự giữ” này thực chất là hành động “tự cai quản” theo chế độ nhà Ngô, chứ không thể dựa vào biểu tượng “binh phù” mà nghe theo sự sai khiến của Lã Xử Bình. Chúng tôi cho rằng, hai chữ “tự giữ” của ĐVSKTT là có lý. Nhưng, trong cảnh “đục nước béo cò” ấy, hẳn nhiều vị sứ quân cũng đã lộ rõ ý đồ riêng tây, cái cảnh “không ai chịu thống thuộc vào ai” cũng là lẽ thường tình.
2. Tự vương Ngô Xương Xí
Tiếp theo, chúng tôi muốn thảo luận thêm về người kế vị tương lai của họ Ngô trong giai đoạn này. Theo chúng tôi, người quốc chủ kế ngôi tương lai không ai khác chính là Ngô Xương Xí – con trai thứ hai(44)của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập. Khi ông chú ruột Ngô Xương Văn mất năm 965, Ngô Xương Xí đã 19 tuổi. Và với mô hình từ nhượng hiếu đễ đậm chất Nho gia của Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn, thì Xương Xí mới là dòng trưởng của Tiền Ngô Vương, là người xứng đáng đứng ở vị trí tự vương (vua kế vị tương lai). Chính vì thế Ngô Xương Xí được giao nhiệm vụ trấn giữ Ái Châu (đất mồ mả tổ tông), vừa là đất trọng địa chiếm giữ phía nam, tạo thành thế gọng kìm kẹp Đinh Bộ Lĩnh ở giữa. Cho nên ĐVSKTTghi khoảng thời gian từ năm 965-967, là quãng thời gian của “Ngô sứ quân” (Ngô Xương Xí), nối tiếp sau thời đại trị vì của Tiền Ngô Vương – Dương Tam Kha và Hậu Ngô Vương. Có thể thấy sự trang trọng này qua cách trình bày của nguyên bản Toàn thư, Ngoại kỷ quyển V, trang 25a-25b, cũng như phần bản dịch của Ngô Đức Thọ được in đậm, còn các sứ quân khác thì chỉ là phụ chép 
Vậy tại sao Ngô Xương Xí không những không lên được ngôi vua, mà còn bị sử đời sau ghi là sứ quân trong đất Ái Châu? Theo chúng tôi, nguyên nhân rất rõ ràng, là bởi vì liên minh Đinh Bộ Lĩnh-Trần Lãm, khi ấy (năm 965), đã cắt lãnh thổ và lực lượng quân đội nhà Ngô làm đôi. Ở tuyến đất liền từ Ái Châu ra Cổ Loa, họ Ngô không thể đi qua Hoa Lư vì lúc này (năm 965) Đinh Bộ Lĩnh sau 15 năm luyện quân đã trở thành một lực lượng thống lĩnh cả vùng. Ở tuyến thủy lộ, liên minh Trần Lãm-Phạm Phòng Át đã bịt kín các cửa biển cửa sông. Thế gọng kìm mà nhà Ngô dựng nên để hãm Hoa Lư đã bị bẻ gãy làm hai, và trở nên phản tác dụng. Lực lượng quân đội chính triều ở ngoài bắc còn đủ mạnh để dẫn quân chinh phạt, hòng thay đổi tình thế, còn hai cánh quân của Ngô Xương Xí và Ngô Nhật Khánh có thể coi chỉ là đủ sức cầm cự và phòng ngự trong đất Ái Châu mà thôi
3. Cục diện các sứ quân
Cục diện của loạn sứ quân, thực chất có thể vạch ra ba tuyến lực lượng như sau:
– Về lực lượng của triều đình nhà Ngô: gồm Đỗ Cảnh Thạc (và 500 con cháu họ Ngô) ở Đỗ Động Giang, Ngô Xương Xí ở Binh Kiều đất Ái Châu (Triệu Sơn, Thanh Hóa, ngày nay), Ngô Nhật Khánh (châu Đường Lâm, nam Thanh Hóa bắc Nghệ An ngày nay) và có thể một số sứ quân khác chưa xác định được.
– Ve lư c lươ ng tie m quye n: chỉ co qua n cu a La Xư Bình bị co la p ta i Co Loa.
– Về lực lượng cát cứ: gồm liên quân của Trần Lãm (và Ngô phó tướng) ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình ngày nay) với Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư và Phạm Phòng Át chiếm Đằng Châu (Hưng Yên ngày nay).
Thực tế, quân tiếm quyền do Lã Xử Bình đứng đầu không đủ mạnh để tiến đánh lực lượng của nhà Ngô, nên phải thu về phòng thủ trong thành Cổ Loa. Lực lượng nhà Ngô (Đỗ Cảnh Thạc) có thể đã tiến đánh Cổ Loa, nhưng kinh đô này vốn là một thành trì kiên cố bậc nhất vào thời bấy giờ, cho nên việc đánh hạ có lẽ đã không thực hiện được. Rất tiếc, những chi tiết trên chỉ là đoán định, bởi sử liệu không hề cho biết diễn biến đối đầu giữa hai lực lượng này.
Cục diện chiến tranh có thể thấy rõ nhất là sự đối đầu của nhóm Đỗ Cảnh Thạc và nhóm Trần Lãm-Đinh Bộ Lĩnh . ĐVSKTT chép: Năm 967 khi Trần Lãm chết, 500 con cháu ngà Ngô ở Đỗ Động Giang đến đánh Bố Hải Khẩu rồi bị Ngô phó sứ của Trần Lãm đánh bại ở Ô Mân.(46) Đinh Bộ Lĩnh nghe tin ấy, thừa thắng đem quân (có lẽ là hợp quân với Bố Hải Khẩu) đến triệt hạ quân nhà Ngô ở Đỗ Động Giang.
ĐVSKTT chỉ ghi rất vắn tắt là “không bộ lạc nào không hàng phục” [tr. 209]. Có thể nói, đây là diễn biến quan trọng nhất của loạn sứ quân. Sau trận chiến then chốt này, lực lượng chủ đạo của Đỗ Cảnh Thạc và 500 con cháu nhà Ngô có thể đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Theo gợi ý trong các sử liệu của Trung Quốc (đã dẫn), chúng tôi đặt giả thuyết rằng Đinh Bộ Lĩnh đã thừa thắng tiêu diệt luôn lực lượng của Lã Xử Bình tại Cổ Loa và Kiều Tam Chế ở Phong Châu. ĐVSKTT ghi: “…Từ đó lại dân ở kinh phủ đều khâm phục theo về. Nhà Ngô mất” [tr. 209]. Hai chữ “kinh phủ” cho thấy, việc đánh diệt Cổ Loa là có thể xảy ra. Nhưng, cũng có thể việc hãm thành đã khiến cho quân của Lã Xử Bình buộc phải đầu hàng.
Như vậy, với việc tiêu diệt đội quân chính thống của nhà Ngô và quân tiếm quyền Lã Xử Bình, thì Đinh Bộ Lĩnh đã nổi lên như một người thống nhất quyền lực bằng sức mạnh quân sự của mình. Sau khi Đỗ Cảnh Thạc và 500 con cháu nhà Ngô bị tiêu diệt, cục diện chính trị đã rõ ràng là nghiêng hẳn về họ Đinh. Các sứ quân khác, vốn chỉ “tự giữ chức” tại lãnh địa của mình, giờ biết rằng “vận trời” (chữ dùng của Ngô Sĩ Liên) đã về tay họ Đinh nên đều quy thuận để tránh sự đụng độ mà ảnh hưởng đến sinh mệnh cá nhân và quyền lợi gia tộc. Quyền lực đã về một mối. Lãnh thổ được nhất thống.
* *
Tóm lại, từ những sử liệu vừa được trích dẫn, bài viết đã lần lượt thảo luận về vai trò của Đinh Bộ Lĩnh và bản chất cục diện của loạn sứ quân. Có thể nhận định như sau:
1. Cục diện cát cứ dưới triều nhà Ngô đã bắt đầu từ năm 951 với Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư, và họ Đường-Nguyễn ở Thái Bình. Cát cứ là tình trạng chung của cả ba triều đại Ngô-Đinh-Tiền Lê ở mọi thời điểm. Các nhân sự cát cứ thường là các vọng tộc cũ thời Bắc thuộc, hay thuộc tướng lĩnh của các vị soái vương tiền nhiệm (đã mất), ngoài ra còn phải kể đến hàng loạt các man động của người thiểu số ở các miền trung du phía bắc và phía tây Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay).
2. Cục diện “loạn 12 sứ quân” thực sự xảy ra toàn diện từ năm 965-967. Chúng tôi đề xuất nên nhìn “nhân sự” của cuộc động loạn này theo ba phe chính:
phe họ Ngô (gồm Đỗ Cảnh Thạc, con cháu họ Ngô cùng các sứ quân tự trị, tự giữ); phe các sứ quân nổi loạn (Đinh Bộ Lĩnh, Trần Lãm, Phạm Phòng Át) và phe tiếm quyền của Lã Xử Bình. Trên quan điểm đương triều (Ngô) để xác định chính tà thì phe Đỗ Cảnh Thạc không nên gộp nhập vào gọi là “sứ quân”; trong khi đó các sứ quân mới cần bổ sung trên bản đồ chính trị vào thời điểm này nên là Lã Xử Bình, Dương Huy và Đinh Bộ Lĩnh. Đây là con số cũng khá đẹp để bù lại ba nhóm Đỗ Cảnh Thạc, Ngô Xương Xí và Ngô Xương Văn.
3. Cục diện “loạn 12 sứ quân” còn nên nhìn nhận lại trên bình diện “động thủ-tự giữ” của các nhóm thế lực. Với sử liệu hiện nay, có thể chia thành hai nhóm như sau:
a) Nhóm các thế lực động thủ tham chiến, gồm Đỗ Cảnh Thạc, Ngô phó sứ (Trần Lãm), Đinh Bộ Lĩnh, Phạm Phòng Át, Lã Xử Bình, Kiều Tam Chế;
b) Nhóm các thế lực tự trị-tự giữ (theo chế độ nhà Ngô và chờ thời thế) gồm Ngô Nhật Khánh,(47) Ngô Xương Xí,(48) và một số sứ quân khác (hiện chưa xác định được)… Một số hoạt động của các nhóm thế lực này được sử nhắc đến hầu như chỉ là việc tự giữ đất và xưng “Công” làm hùng trưởng (chứ không phải xưng Vương, làm quốc trưởng).
4. Đinh Bộ Lĩnh là sứ quân cát cứ và nổi dậy sớm nhất, tồn tại lâu nhất, và cuối cùng đã đứng đầu lực lượng liên minh mạnh nhất đủ để đánh bại quân nhà Ngô và thống lĩnh các lực lượng quân sự khác. Ông cát cứ tại Hoa Lư từ năm 951 đến năm 965. Trong thời gian 15 năm này, ông đã tiến hành luyện quân và liên kết với sứ quân Trần Lãm để chuẩn bị cho những thời cơ mới. Từ năm 965 đến năm 967, thế tam phân trong cục diện chính trị đã diễn ra. Cuối cùng, năm 967, với hai, ba chiến thắng quan trọng trước Đỗ Cảnh Thạc (500 con cháu họ Ngô) và Lã Xử Bình (có thể thêm cả họ Kiều nữa), Đinh Bộ Lĩnh đã giành được thế thượng phong, đủ để chấm dứt sự tại vị của nhà Ngô, đồng thời buộc các sứ quân khác của nhà Ngô phải 
theo về dưới trướng của mình.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, xây dựng nhà nước đa giáo, trong đó Phật giáo là chủ lưu, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt, đặt pháp hiệu của mình là Cồ Thành,(49) đóng đô ở Hoa Lư, xưng tôn hiệu Đại Thắng Minh Hoàng Đế. Sang năm sau, ông thực hiện hàng loạt các cuộc hôn nhân kiểu liên minh quyền lực với các sứ quân khác.(50) Do nhận thức rõ mối nguy hại của những mầm mống nổi loạn-cát cứ, ông tiến hành xây dựng hình pháp khắc nghiệt… Nhưng lịch sử luôn đem đến những bài học bất ngờ. Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn – người con trai giống ông nhất về bản chất tâm tính,(51)đã bị ám sát bởi một âm mưu hoàn toàn khác, và cái cách chuyển nhượng quyền lực từ họ Đinh sang họ Lê là điều mà khi sống ông không thể tưởng tượng ra được.
Từ Liêm, ngày 29/12/2011
CHÚ THÍCH
(1) Các sử quan Nho gia thường xếp nhà Đinh vào phần Bản kỷ, còn nhà Ngô vào phần Ngoạikỷ. Sở dĩ như vậy vì xét theo tiêu chí của Nho gia, Đinh Bộ Lĩnh đã đánh dấu mốc quan trọngtrong việc xây dựng mô hình nhà nước độc lập đầu tiên của Việt Nam, có thể thấy qua lờibàn sau của Lê Văn Hưu: “Vua mở nước dựng đô, đổi xưng hoàng đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ, có lẽ ý trời vì nước Việt ta mà lại sinh ra bậc thánh triết để tiếp nối quốc thống của Triệu Vương chăng?” (ĐVSKTT, tr. 211). Cách đánh giá ấy đều dựa trên những sử liệu còn được ghi chép lại về Đinh Bộ Lĩnh mà thiếu hụt khá nhiều thông tin về đời nhà Ngô. Bởi dẫu sao, Ngô Quyền mới là người đầu tiên xưng vương trong thế kỷ X. Cho nên, các nhà nghiên cứu lịch sử hiện đại đã cải chính cách hiểu trên, coi Ngô Quyền là vị vua đầu tiên của nước ta sau nghìn năm Bắc thuộc. Cách lý giải này là hữu lý. Tuy nhiên, cần nhìn nhận một cách công bằng hơn rằng: để giành được độc lập tự chủ, không nên chỉ tính đến ba nhà Ngô, nhà Đinh, nhà Tiền Lê, mà còn phải kể đến sự cầm quyền và những ý đồ tự trị- độc lập của họ Khúc và họ Dương, đặc biệt là Dương Đình Nghệ. [Tham khảo Nguyễn Diên Niên và Phan Bảo, 2011, “Dương Đình Nghệ với ba nghìn người giả tử của ngài”, www.vanhoanghean.vn].
(2) Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011, Lịch sử 7 (tái bản lần thứ 8), Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 27-28.
(3) Trần Trọng Kim, 1920, Việt Nam sử lược, in lần thứ nhất, Trung Bắc Tân Văn, Hà Nội.
(4) Trịnh thị, (1624-1657). Thiên Nam minh giám (Gương sáng trời Nam), tr. 4a, Thư viện Khoahọc xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, ký hiệu HNv.006. Tham khảo phần phiên khảo của Hoàng Thị Ngọ, Nxb Văn học, Hà Nội, 1994. Xem thêm Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái, (Thế kỷ XIX), Đại Nam quốc sử diễn ca, Lã Minh Hằng khảo cứu, phiên âm, chú thích, Nxb Văn học, Hà Nội, 2008, tr. 88-90.
(5) Ghe (từ Việt cổ): nhiều, khắp.
(6) Tháo (từ cổ): om sòm. Lưu tích còn trong từ quát tháo, cấu trúc từ pháp giống như các cụm: 
cáu um, quát nhặng, cười ngất, ho sặc…
(7) Năm Chính Hòa thứ 18 (1697), Đại Việt sử ký toàn thư, Nội Các quan bản, Bản khắc in. Bản dịch, 1998, tập 1, Ngô Đức Thọ dịch chú, Hà Văn Tấn hiệu đính, Nxb Khoa học xã hội, HàNội, tr. 209, 211.
(8) ĐVSKTT, Sđd, tr. 211.
(9) ĐVSKTT, Sđd, tr. 209.
(10) Lê Tắc (1335), An Nam chí lược. Mạnh Nghị Trần Kinh Hòa dịch (1960, tái bản 2002), Nxb 
Thuận Hóa-Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Huế, tr. 227.
(11) ĐVSKTT, Sđd, tr. 211.
(12) Khuyết danh (?), Việt sử lược, trong Tứ khố toàn thư (đời Càn Long, nhà Thanh).
(13) Ngoài hai sử liệu trên còn thấy Việt sử cương mục tiết yếu của Đặng Xuân Bảng chép lạiđoạn này. Đặng Xuân Bảng, Việt sử cương mục tiết yếu, Hoàng Văn Lâu dịch và chú giải, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 60.
(14) Sở dĩ chúng tôi dùng chữ “tham chiếu lẫn nhau” vì trước nay Việt sử lược vẫn được coi là tác phẩm sử học sớm nhất còn lại, được viết vào đời Trần. Còn ĐVSKTT là bộ sử kế thừa nhiều bộ sử từ đời Trần đến đời Lê, tổng số thời gian biên soạn là 425 năm. Nhưng về mặt định bản, ĐVSKTT được Nội Các triều Lê cho khắc in vào năm 1697; còn Việt sử lược đột ngộtxuất hiện bên Trung Quốc cùng với Triều Tiên sử lược vào thời Càn Long nhà Thanh, và được nhóm Kỷ Vân dâng soạn, cho khắc in trong Tứ khố toàn thư vào năm 1776, tức là sau ĐVSKTT gần 100 năm. Điều ấy khiến cho tính chân xác của sử liệu trên cần phải tiếp tục thảo luận lại. Cho nên, việc hiệu khám văn bản học giữa hai tác phẩm này là điều rất cần thiết vào thời điểm hiện nay. Những ý kiến trên chúng tôi có được nhờ sự nghi ngờ và phát hiện của nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Anh, nhân đây xin gửi lời tri ân.
(15) Đặng Xuân Bảng, Sđd, tr. 60.
(16) Đặng Xuân Bảng ghi rằng: hai vua họ Ngô thấy Bộ Lĩnh cho cung thủ bắn vào con thì “thaLiễn và bãi binh, rút quân về” ngay năm 951 [Sđd, tr. 60]. Xét sử liệu đã trích ở ĐVSKTT, naycải chính.
(17) Đặng Xuân Bảng (Sđd, tr. 60) đã có lý khi cho rằng Đinh Bộ Lĩnh đã liên minh với Trần Lãm từ năm 951. Chình vì suy nghĩ như vậy, ông cho rằng Trần Lãm mới là quân cát cứ và nổidậy sớm nhất. Nhưng xét các sử liệu chính thống như Toàn thư không hề ghi nhận một dòngnào về sự cát cứ của Trần Lãm, chúng tôi thấy sự kiện Đinh Bộ Lĩnh nổi loạn là sự kiện lớnnhất của thời đại hai vua họ Ngô, mặt khác, lại cát cứ ngay năm hai vị lên ngôi. Đoạn chépĐinh Bộ Lĩnh cát cứ ở Hoa Lư năm 951 dài gấp ba lần so với đoạn Nam Tấn Vương và ThiênSách Vương lên ngôi và cai trị. Cho thấy, Đinh Bộ Lĩnh mới là người nổi dậy sớm hơn cả.
Còn việc họ Đinh và họ Trần nhận làm cha nuôi con nuôi thì chúng tôi xác định chắc chắn là không thể diễn ra vào năm 967 như Toàn thư đã ghi, mà phải là từ trước đó. Chúng tôi tạm đưa ra hai giả thuyết.
Giả thuyết 1: hai người đã nhận cha-con nuôi từ trước 951. Nếu như giả thuyết này đúng, thì việc Đinh Bộ Lĩnh nổi dậy ắt cũng có tay của Trần Minh Công, nhưng có lẽ lúc đó ông chưa ra mặt, sự chưa ra mặt ấy ắt là có sự tính toán của một người 
đã quá già dặn trên chính trường.
Giả thuyết 2: hai người nhận cha-con nuôi diễn ra trong khoảng từ 951-965, thì việc Trần Minh Công có ý chống lại nhà Ngô cũng đã khá rõ ý. Dù trước hay sau, thì chúng tôi thấy Trần Minh Công đã không thuận theo nhà Ngô từ khá sớm, đúng như Đặng Xuân Bảng đã phán đoán. Tuy nhiên, sử liệu không có thông tin cụ thể nào chắc chắn cho ta khẳng định ông đã cát cứ từ trước năm 965. Tạm thời chỉ có thể nhận địnhlà ông thực sự lộ mặt sau cái chết của Nam Tấn Vương.
(18) Một câu hỏi được đặt ra là tại sao Trần Lãm – quan đương triều nhà Ngô lại nhận một người nổi loạn như Đinh Bộ Lĩnh làm con nuôi? Theo chúng tôi Trần Lãm, Ngô Quyền, Đinh Công Trứ cùng hàng với nhau, đều là các trụ cột của Dương Đình Nghệ thuở trước. Và nếu theo logic, thì ba người này hẳn nằm trong số 3.000 giả tử (con nuôi) của họ Dương, cùng làm nên chiến thắng trước Thứ sử Lý Tiến và Đại tướng Trần Bảo của nhà Nam Hán năm nào.
Riêng Ngô Quyền được chọn làm rể nhà họ Dương. Rồi sau đó, họ chung vai sát cánh cùnglàm nên chiến thắng Bạch Đằng. Chiến thắng lớn này, cộng thêm với việc trừ khử Kiều CôngTiễn trước đó, đã làm nên địa vị mới của Ngô Quyền để ông lên ngôi vua. Còn Trần Lãm tiếptục làm tướng, được giao trọng trách giữ chốn hiểm yếu ở cửa biển. Tuy nhiên, trong thâm 
tâm ông cũng như nhiều vị tướng lĩnh khác trong số 3.000 giả tử, đối tượng mà mình thờ cólẽ vẫn là họ Dương. Cho nên, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha đoạt lại ngôi cho nhà mình,thời đại 5-6 năm của Dương Tam Kha là thời của những thế lực vẫn theo họ Dương. Nhưngsau đó, Tam Kha lại bị người cháu ruột, đồng thời là con nuôi là Ngô Xương Văn (cùng cáctướng Đỗ Cảnh Thạc, Dương Cát Lợi – những thuộc tướng thực sự của Ngô Quyền) lật đổ,đảo chính. Bối cảnh ấy cho phép nghĩ rằng, liên minh Trần-Đinh có lẽ được hình thành trêncơ sở phe phái và nhóm quyền lợi như vậy.
(19) Theo chúng tôi, Ngô Nhật Khánh là người châu Đường Lâm, thế kỷ X (nam Thanh Hóa, bắc Nghệ An ngày nay) chứ không phải ở xã Đường Lâm (mới thành lập từ năm 1964 tại SơnTây, Hà Nội ngày nay). Chỉ có như vậy, ta mới lý giải được vì sao sau khi Đinh Bộ Lĩnh bị giết,Ngô Nhật Khánh mới xẻo má vợ (con gái Đinh Tiên Hoàng) và dễ dàng bỏ chạy sang Chiêm 
Thành. [Vấn đề này xem thêm Trần Ngọc Vương, Nguyễn Tô Lan, Trần Trọng Dương, 2011,“Đường Lâm là Đường Lâm nào? (Tìm về quê hương Đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu)”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2(85). 2011, Huế, tr. 115-137].
(20) Đặng Xuân Bảng trong cuốn Việt sử cương mục tiết yếu cũng tỏ ra nghi ngờ về trình tự và nguyên nhân rối loạn như sau: “Sử cũ nói khi Nam Tấn mất, 12 sứ quân đua nhau nổi lên,bắt đầu từ Ngô Xương Xí kết thúc ở Trần Minh Công. Nhưng Bộ Lĩnh vốn dựa vào Minh Công. Minh Công chết rồi mới thay lĩnh số quân đó. Mà năm Xương Văn thứ nhất đã ghi Bộ Lĩnh chiếm Hoa Lư, hai vương đi đánh không được. Thế thì Minh Công khởi binh phải xảy ra trước khi Xương Văn lấy lại được nước. Từ đó mà suy ra thì 12 sứ quân, phải có người khởi binh trước, người khởi binh sau, không phải là đến khi Nam Tấn mất rồi, mới cùng lúc nổi dậy” [Đặng Xuân Bảng, Việt sử cương mục tiết yếu, Hoàng Văn Lâu dịch và chú giải, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 62].
(21) Mỹ hóa lịch sử hay ố hóa lịch sử đều là hai xu hướng có hại cho sử học, xã hội và dân tộc.
(22) Tạ Chí Đại Trường viết: “Và nếu không vướng vào vị thế chính ngụy thì còn phải kể thêmĐinh Bộ Lĩnh như sử Minh đã ghi” [Tạ Chí Đại Trường, 2009, Bài sử khác cho Việt Nam (Sơthảo), Văn mới, USA, tr. 124].
(23) Ông viết: “Chúng ta không biết gì thêm về Lữ Đường, Lý Khuê của sử quan, Dương Huy và tên Ngô Xử Bình do Lê Tắc dẫn… Chưa kể các lực lượng phía nam Hoa Lư như Lê Lương,như tập đoàn họ Lê có người nuôi Lê Hoàn. Nghĩa là số sứ quân, không kể người khuất lấp,đã có trên mười hai người” [Tạ Chí Đại Trường, 2009, Bài sử khác cho Việt Nam (Sơ thảo), 
Văn mới, USA].
(24) Đặng Xuân Bảng, Sđd, tr. 61: “Trước đây, người Thao Giang là Chu Thái quật cường không chịu phục. Vương đích thân đi đánh. Bắt Thái đem chém”. Như vậy, Thao Giang là điểm cát cứ đã được Nam Tấn Vương bình định. Có lẽ, trong 15 năm trị vì của mình, Nam Tấn Vương đã thực hiện nhiều cuộc dẹp loạn và cát cứ như vậy. Duy có Hoa Lư và Thái Bình thì ông chịu thất bại. Những việc dẹp loạn này xảy ra phổ biến cả ở đời Lê Hoàn và Lê ngọa triều. Khảo sát, cắm bản đồ cho các điểm chinh phạt cát cứ này sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn tình hình mở rộng lãnh thổ quốc gia.
(25) Đường thư, Địa lý chí nói nhà Đường cắt huyện Thái Bình đặt làm huyện Phong Khê, lại nói Phong Khê thuộc Phong Châu, “hai thôn Thái Bình, Đường Nguyễn có lẽ ở đấy” (CMTB4, 11b).
(26) Sách Ngũ đại sử ??? do Âu Dương Tu (???) đời Tống soạn, Từ Vô Đảng (???) chú. Sách còn gọi là Tân ngũ đại sử hay Ngũ đại sử ký là một bộ chính sử nhưng do cá nhân biên soạn. Âu Dương Tu tiến hành biên soạn từ năm 1036 đến năm 1054. Tân ngũ đại sư
gồm 74 quyển, phỏng theo bút pháp xuân thu có bao biếm bình thán, trong đó đặc biệt đềcao tính chất khảo cứu. Các bộ sử khác thường soạn theo thể chí (chép), nhưng tác giả dựatrên nguyên tắc “dĩ lễ tu sử” cho rằng đời Ngũ đại hỗn loạn, điển chương chế độ không có gìcó thể giữ nên không thể dùng phong cách chí được. Đến đời Kim, sách được đưa vào học 
quan, trở nên cực kỳ phổ biến.
(27) Âu Dương Tu tự là Vĩnh Thúc, hiệu Túy Ông hay Lục Nhất cư sĩ, là người đứng đầu của vận động cổ văn đời Bắc Tống, nằm trong bát đại gia đời Đường Tống. Ông đồng thời là một sử gia nổi tiếng, từng phụng mệnh vua cùng với nhóm Tống Kỳ biên soạn cuốn Tân Đường thư. Chủ trương chính trị “sùng Nho phục cổ” của ông có ảnh hưởng đậm nét đến quan điểm “tu 
sử” trong các tác phẩm sử học của ông.
(28) Tục tư trị thông giám trường biên là một cuốn đoạn đại biên niên sử lớn nhất trong số các trước tác sử học tư nhân thời cổ của Trung Hoa. Nguyên có 980 quyển, nay chỉ còn 520 quyển. Lý Đảo phỏng theo thể lệ trong Tư trị thông giám của Tư Mã Quang, chép sử từ đời Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận cho đến Tống Khâm Tông Triệu Hoàn Tĩnh Khang, chép chín triều nhà Tống trong 168 năm. Cuốn sử này được các học giả đời cận đại đánh giá rất cao. Cuốn sử này ngoài việc tham khảo các chính sử, thực lục còn tham cứu thêm các gia lục, dã ký, có hiệu khám đồng dị, đính chính nghi lầm, khảo chứng tường tận, thảy đều có căn cứ. Nguyên tắc của tác giả là “thà chịu phồn tạp còn hơn giản lược” (????,????), nếu có những ghi chép bất đồng đều giữ nguyên để chờ khảo cứu tiếp, đồng thời lại có góp thêm những nhận định riêng của mình về những đồng dị đó. Vì thế sách này cùng loại với sách Thông giám khảo dị. Khi sưu tầm tư liệu, ông làm phiếu và các hộp phích cho từng năm sắp xếp theo trình tự thời gian. Cuốn này được coi là một trong những tài liệu cơ bản để nghiên cứu về các nhà Liêu, Tống, Tây Hạ… Chín trăm tám mươi quyển sau này bị thất tán, hiện chỉ còn thấy 520 quyển trong Tứ khố toàn thư và Vĩnh Lạc đại điển.
(29) Lý Đảo ?? (1115-1184) tự là Nhân Phủ, Tử Chân, hiệu Tốn Nham, người Đan Lăng-My Châu (nay là huyện Đan Lăng, thành phố My Sơn, tỉnh Tứ Xuyên), năm 1138 đỗ tiến sĩ, được điều làm Hoa Dương bạ. Năm 1172 làm Tri châu Lô Châu. Thời Vương học thịnh hành, ông chuyên chú cổ tịch, lấy sử làm trách nhiệm cá nhân. Ông phỏng theo Tư trị thông giám của Tư Mã Quang viết nên cuốn Tục tư trị thông giám trường biên. Tác phẩm của ông khá nhiều, có Tốn Nham văn tập, Tứ triều thông sử, Xuân thu học, hơn năm mươi loại, phần lớn đều thất truyền. Hiện chỉ còn Tục tư trị thông giám trường biên, Lục triều chế địch đắc thất thông giám bác nghị ?????????? (10 quyển), Thuyết văn giải tự ngũ âm vận phả ???????? (10quyển). Đời Thanh đều nhập vào Tứ khố toàn thư.
(30) Cửu triều biên niên bị yếu là sách hợp lại từ Biên niên cử yếu và Bị yếu. Đương thời vốn là một sách, nhưng sau cuốn Cử yếu thất lạc, chỉ còn lại phần này. Sách này ghi chép thực lục và nhật lịch cũng như toát yếu lại sách Tục tư trị thông giám trường biên của Lý Đảo, lại thâu chép, bảo cứu từ các sách của hơn mười nhà khác như Tư Mã Quang, Từ Độ, Triệu Nhữ Ngu…
(31) Trần Quân ?? (?-?) người đời Nam Tống, tự Bình Phủ ??, hiệu Vân Nham, người đất BồĐiền ??. Mã Lâm Đoan trong Văn hiến thông khảo ghi ông có các sách Biên niên cử yếu (30 quyển), Bị yếu (14 quyển). Nay đều đã thất truyền.
(32) Đoạn này còn thấy chép trong các sách Ngự phê lịch đại thông giám tập lãm ????????,quyển 71 và Tống sử kỷ sự bản mạt ??????, quyển hai.
(33) Ngọc hải là bộ loại thư quy mô rất lớn của Vương Ứng Lân đời Nam Tống, gồm 200 quyển, phân làm các mục Thiên văn, Địa lý, Quan chế, Thực hóa…, tổng cộng 21 môn loại, được Tứ khố đề yếu đánh giá “các loại thư Đường Tống không có tác phẩm nào vượt hơn được”. Bộ sách này thâu gộp các “thực lục” và “quốc sử nhật lịch” thời Tống, được đánh giá là rất có 
giá trị về mặt sử liệu. Cuốn cuối cùng của bộ này còn phụ thêm bốn quyển Từ học chỉ nam???? và 13 cuốn do Vương Ứng Lân soạn như Thi khảo ??, Thi địa lý khảo ????.
(34) Vương Ứng Lân ??? (1223-1296) tự là Bá Hậu, hiệu Hậu Trai, người huyện Cẩn (nay làNinh Ba, tỉnh Chiết Giang), đỗ tiến sĩ năm 1241, điều làm Tây An Chủ bạ. Năm 1256, trúngkhoa Bác học hoành từ, lại vời làm Thái thường Chủ bạ… Sau làm quan đến Lễ Bộ Thượngthư kiêm Cấp sự trung. Vương Ứng Lân là học giả nổi tiếng thời Tống mạt, trứ tác dày dặn,nhưng ảnh hưởng nhất đến đời sau thì có Khốn học kỷ văn ????, Ngọc hải ??. Ngoài ra còn có cuốn Thâm Ninh tập (đã mất). Chỉ có quyển 37, 38 Lưỡng Tống danh hiền tiểu tập ?????? còn được chép trong Vương Thượng thư di cảo ?????. Niên phả Thâm Ninh tiên sinh niên phả ?????? về ông được Tiền Đại Hân chép. Các truyện về ông còn thấy trong Tống sử.
(35) Văn hiến thông khảo ???? của Mã Đoan Lâm gồm 24 môn loại, 375 quyển. Sách ghi từthượng cổ đến những năm Gia Định đời Nam Tống. Thể lệ theo lối thông điển. Nhưng lại đặt “thực hóa” (sản vật) lên hàng đầu cho thấy tác giả rất coi trọng thương mại và kinh tế. Ngoài ra, phần Lễ điển chiếm trọn 100 quyển, Xã giao khảo chiếm 60 quyển. Với tác phẩm này, Mã Đoan Lâm được coi là người đưa thông khảo lên một bước phát triển mới.
(36) Mã Đoan Lâm (1254-1324) tự Quý Dư, hiệu Trúc Châu, người Lạc Bình, Nhiêu Châu (LạcBình, Giang Tây ngày nay), cha ông là Mã Đình Loan, Thừa tướng cuối cùng của triều NamTống từng giữ các chức Quốc Sử Viện Biên tu, Thực lục Viện Kiểm thảo. Ông là một trongnhững sử gia tiến bộ thời cổ, phát triển thể chế điển chí với thể tài tân sử thư do Đỗ Hựu sáng 
lập, tức là lấy sự loại làm đối tượng nghiên cứu đồng thời phát huy lối hội thông của Trịnh Tiều.
(37) Lê Tắc (1335), An Nam chí lược, Mạnh Nghị Trần Kinh Hòa dịch (1960, tái bản 2002), NxbThuận Hóa-Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Huế, tr. 53.
(38) Lê Tắc (1335), Sđd, tr. 224.
(39) Tham khảo thêm bản dịch của Trần Kinh Hòa, [Lê Tắc (1335), Sđd, tr. 227].
(40) Tống sử kỷ sự bản mạt ?????? là sử thư ghi chép lịch sử hơn 300 năm nhà Tống (960-1279), dùng thể tài kỷ sự bản mạt, viết nối theo cuốn Thông giám kỷ sự bản mạt ??????, tổng cộng có 109 quyển, do Trần Bang Chiêm ??? đời Minh soạn tiếp nối theo các tác giả trước đó là Phùng Kỳ ?? và Thẩm Việt ??. Sách hoàn thiện năm Vạn Lịch thứ 22 (1604). Kỷ sự bản mạt là thể tài lấy sự kiện lịch sử làm đối tượng, ghi chép trọn vẹn một sự kiện lịch sử từ đầu đến cuối. Thể tài này khắc phục được lối biên niên phân tán và lối kỷ truyện phồn tạp.
(41) Phùng Kỳ (1558-1604) tự là Dụng Uẩn, hiệu Trác Am, chắt của Phùng Dụ. Đỗ tiến sĩ năm1577. Trải giữ các chức Biên tu, Thị giảng, Lễ Bộ Hữu Thị lang… Tác phẩm có Tông Bá tập ??? (81 quyển), Du Dã Nguyên ký ????, Du Thạch Môn sơn ký ?????, Túc quan thường sớ ????… Trần Bang Chiêm (1557-1623), tự Đức Viễn, người Cao An. Đỗ tiến sĩ năm 1609. Trải giữ các chức Nam Kinh Đại Lý tự Bình sự, Nam Kinh Lại Bộ Lang trung, Chiết Giang Tham chính, Phúc Kiến Án sát sứ…
(42) Ngô Nhậm Thần ???, học giả đời Thanh, nhà tàng thư lớn của thời này. Ông vốn tên là Ngô Chí Doãn, hiệu Thác Viên. Ông nội làm Phúc Kiến Bô điền tịch, sau theo cha đến Nhân Hòa (Hàng Châu, Chiết Giang ngày nay). Năm Khang Hy thứ 8 (1679) tiến cử Bác học Hồng từ khoa, giữ chức Kiểm thảo. Thích đọc kỳ thư, thích sưu tập sách vở. Ông sưu tập các sách vở chép việc từ đời Đường về sau thành bộ Tha p quo c xua n thu ???? gồm 114 quyển. Tác phẩm biên soạn có Chu le đa i nghĩa ????, Tư vị bo ???, Xua n thu chính so c kha o bie n ??????, Tha c Vie n thi va n ta p ?????, Sơn ha i kinh qua ng chu ?????.
(43) Đặng Xuân Bảng, Sđd, tr. 62. Nguyên bản tr. 40.
(44) Con trai cả của Ngô Xương Ngập là Ngô Chân Lưu. Ngô Chân Lưu như vậy là cháu đíchtôn của Ngô Quyền. Nhưng Ngô Chân Lưu đã xuất gia từ năm 944 – khi ông nội Ngô Quyềnmất, và bố đẻ Xương Ngập bị Dương Tam Kha truy sát nhiều lần. Trong thời gian trốn chạytại Trà Hương thuộc Nam Sách Giang (Nam Sách, Hải Dương ngày nay), Xương Ngập lấy con gái của ân nhân Phạm Lệnh Công và sinh ra Ngô Xương Xí. Như vậy, Ngô Xương Xí là em cùng cha khác mẹ với Ngô Chân Lưu. Toàn thư ghi Xương Xí “là cháu gọi Nam Tấn Vương bằng chú” là chính xác. Ngô Chân Lưu sinh năm 933, đến năm cha ông bị truy sát (năm 945), thì ông đã 13 tuổi. Cứ coi như Ngô Xương Ngập lấy bà thứ ngay năm này thì phải đến năm sau Ngô Xương Xí mới ra đời. Như vậy, Ngô Xương Xí kém Ngô Chân Lưu ít nhất 14 tuổi, tức mốc thời gian Xương Xí ra đời sớm nhất là vào năm 946. [Vấn đề mối quan hệ của hai nhân vật này xin xem thêm Trần Trọng Dương, “Khuông Việt thiền sư hay phức thể dung hội Nho-Phật”, Kỷ yếu Hội thảo Phật giáo-Văn học với 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, Nxb Văn hóa, 2010, tr. 97-109.].
(45) Việt sử lược lại chép rằng, thời họ Ngô trị vì như sau: “Từ Tiền Ngô Vương đến Hậu NgôVương gồm có 3 đời vua. Bắt đầu từ năm Mậu Tuất (năm 938-ND) và chấm dứt vào năm ẤtSửu (năm 965-ND) cộng tất cả 28 năm thì mất.” Cách chép này đã không thấy kiểu ghi chínhthống quan phương như ĐVSKTT đã nêu. Giai đoạn 965-967 được định danh một cách ngắn 
gọn là “Mười hai sứ quân”. Cách duy danh như vậy theo chúng tôi là có vấn đề, như đã nêu.
(46) Ô Man có lẽ là quê hoặc là đất phân phong của Ngô phó sứ.
(47) Việt sử cương mục tiết yếu ghi không thống nhất về hiệu của Ngô Nhật Khánh trong giai đoạn loạn sứ quân. Phần liệt kê 12 sứ thì ghi Ngô Nhật Khánh xưng là Ngô Lãm Công, đoạn sau khi viết về vụ Nhật Khánh xẻo má vợ, chửi Đinh Tiên Hoàng rồi sang cầu viện binh Champa thì lại ghi “trước xưng là An Vương cùng 12 sứ quân chiếm đất xưng hùng” [Sđd, tr. 66]. Theo 
chúng tôi, hiệu An Vương là do Đinh Bộ Lĩnh phong cho phò mã của mình, đó là vừa ủy lạomặt hôn nhân vừa xoa dịu về quyền lợi và quyền lực. Song như ta biết, việc xoa dịu ấy chỉ cótác dụng khi Đinh Tiên Hoàng còn sống. Mối thù “bắt nạt mẹ con ta” (chữ của Nhật Khánh)thực chất là hàm ý “mối thù dòng họ và triều đại” hơn nữa là mối nợ máu (500 con cháu họ 
Ngô đã bị giết bởi Đinh Tiên Hoàng trong trận Đỗ Động Giang).
(48) Còn một băn khoăn nữa của chúng tôi là sau trận chiến thắng Đỗ Động Giang của Đinh Bộ Lĩnh thì Ngô Xương Xí đã hoàn toàn biến mất khỏi lịch sử.
(49) Xem thêm Trần Trọng Dương, 2009, “Khảo về Đại Cồ Việt-nước Việt-nước Phật giáo”, tạpchí Hán Nôm, số 02/2009, tr. 53-75.
(50) Tạ Chí Đại Trường tỏ ra có lý khi lý giải như sau: “Sau khi binh lực Hoa Lư chiến thắng thìdùng phương tiện thông gia để hy vọng kéo dài sự liên kết…” [Tạ Chí Đại Trường, 2009, Bàisử khác cho Việt Nam (Sơ thảo), Văn mới, USA, tr. 128].
(51) Kinh tràng do Suy Thành Thuận Hóa, Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, Đặc tiến Kiểm hiệu Thái sư, Nam Việt Vương Đinh Khuông Liễn dựng năm 979 để cầu siêu linh hồn Thái tử Hạng Lang Đại đức Đính Noa Tăng Noa có câu giải thích cho hành động giết em như sau: “giành quan chẳng nhường ghế, trước hạ thủ là hơn” (tranh quan bất nhượng vị, tiên hạ thủ vi lương). [Xem thêm các bản dịch trong Văn bia chùa Phật đời Lý, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011; Hà Văn Tấn, Chữ trên đá-chữ trên đồng-minh văn và lịch sử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002].

https://nghiencuulichsu.com/2013/08/19/loan-12-su-quan/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét