Các chuyên gia cho rằng Bãi cạn Scarborough mới là điểm mấu chốt trong nỗ lực để củng cố “gọng kìm thép” của Trung Quốc ở Biển Đông.Việc xây dựng trên Bãi Scarborough sẽ tạo nên một “tam giác chiến lược” lớn bao gồm đảo Phú Lâm và các tiền đồn khác của Trung Quốc trên Trường Sa, cho phép Bắc Kinh có khả năng kiểm soát ADIZ trên Biển Đông.
Với việc vừa tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh G20, cộng thêm việc cả Washington đang bận rộn với cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào tháng 11 tới, có vẻ Bắc Kinh đang thận trọng thử nghiệm cho một bước đi tiếp theo trong kế hoạch mở rộng kiểm soát tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông - điều chắc chắn sẽ làm các căng thẳng ở trong khu vực gia tăng đáng kể.
Trung Quốc gần đây đã tăng cường các hoạt động xung quanh bãi cạn Scarborough. Các bức ảnh do Bộ trưởng Quốc phòng Philippines công bố hôm thứ Tư vừa rồi cho thấy các tàu Trung Quốc đang tiến vào gần chuỗi đá và đá ngầm cách bờ biển Philippines 230 km (140 dặm). Philippines công bố các bức ảnh này chỉ vài giờ trước cuộc gặp giữa lãnh đạo các nước ASEAN và Thủ tướng Trung Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia Đông Nam Á tại Lào.
Các động thái kể trên [của Trung Quốc] đã gây ra những e ngại từ phía Manila về việc Bắc Kinh này có thể đang chuẩn bị cho dự án cải tạo đảo cuối cùng của mình tại các mỏm đá chỉ cao hơn chút ít mực nước biển khi thuỷ triều lên mà hai bên tranh chấp.
Trọng tâm của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp đã thay đổi kể từ sau khi Toà Trọng tài Thường trực tại La Hay vào tháng 7 vừa rồi đã đưa ra phán quyết bác bỏ yêu sách của nước này tại Biển Đông, một quyết định mà Bắc Kinh tuyên bố chỉ là các “văn kiện bỏ đi”
Từ đầu năm 2014, Trung Quốc bắt đầu triển khai một đội tàu nạo vét lớn để xây dựng bảy đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa tại Biển Đông, đồng thời xây dựng các đường băng quân sự, lắp đặt thiết bị radar và nhà chứa cho các máy bay chiến đấu trên nhiều các đảo đã cải tạo, bao gồm cả bãi cạn Vành Khăn, nằm ở cách Đảo Palawan của Philippines 250km về phía Tây.
Trung Quốc cũng đồng thời tăng cường năng lực quân sự trên Đảo Phú Lâm, tiền đồn chính của nước này trên quần đảo Hoàng Sa thông qua việc triển khai các tên lửa đối không và máy bay chiến đấu tại đây vào hồi tháng Hai.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Bãi cạn Scarborough mới là điểm mấu chốt trong nỗ lực để củng cố “gọng kìm thép” của Trung Quốc ở Biển Đông.
‘Tam giác chiến lược”
Việc xây dựng trên Bãi Scarborough sẽ tạo nên một “tam giác chiến lược” lớn bao gồm đảo Phú Lâm và các tiền đồn khác của Trung Quốc trên Trường Sa, cho phép Bắc Kinh có khả năng kiểm soát vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Theo đánh giá của các chuyên gia, tam giác chiến lược này sẽ có tác động lớn đối với hoạch định chiến lược của Mỹ và Nhật Bản, có thể là con át chủ bài có khả năng thay đổi mối quan hệ quyền lực tại khu vực.
Ông Jeffrey Hornung, chuyên gia về các vấn đề an ninh và quốc tế tại Quỹ Hoà Bình Sasakawa Mỹ tại Washington nhận xét “Nếu Trung Quốc thành công trong việc quân sự hoá Bãi Scarborough, đây có thể là một thay đổi rất lớn đối với nguyên trạng hiện nay.”
“Nếu Trung Quốc xây dựng các hệ thống ra đa, tên lửa và một đường băng tại đây, cơ sở này sẽ tăng cường khả năng chống tiếp cận và chống xâm nhập của nước này cũng như cải thiện khả năng triển sức mạnh trong khu vực, đặc biệt là để chống lại Hoa Kỳ.”
Ông Hornung cũng cho rằng đây là vấn đề khá nghiêm trọng vì một cơ sở mới hình thành tam giác chiến lược với các trang thiết bị và đường băng tại Hoàng Sa và Trường Sa sẽ khiến cả khu vực nằm trong tầm ra đa, tên lửa và phạm vi yểm trợ của không lực Trung Quốc – từ đó hiệu quả tạo nên cái gọi là “Hồ Trung Hoa”
“Điều này sẽ giúp Trung Quốc có khả năng kiểm soát các tuyến đường giao thương trên biển, giám sát các tàu hải quân nước ngoài và các hoạt động trên không, thực thi vùng nhận diện phòng không và hạn chế tự do hành động của Hoa Kỳ nếu xung đột xảy ra”.
Ông Hornung cũng đồng thời nhận định, “giống như Mỹ và các quốc gia khác, Nhật Bản cũng rất quan ngại về diễn biến này bởi nó sẽ khiến Trung Quốc có lợi thế không nhỏ trong cả thời điểm chiến tranh lẫn thời bình, đồng thời giúp nước này có khả năng theo dõi các hoạt động mà Mỹ và đồng minh tiến hành trong khu vực.”
Điểm mấu chốt
Các phương tiện truyền thông gần đây liên tục coi Scarborough là một điểm nóng chủ yếu.
Theo một báo cáo của Financial Times trích dẫn lời các quan chức Mỹ đương nhiệm và đã về hưu,Trung Quốc đã chuẩn bị tiến hành cải tạo đảo tại Scarborough từ tháng Ba nhưng kế hoạch này đã bị lùi lại sau những cảnh báo của Tổng thống Mỹ Barrack Obama đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về các hậu quả có thể xảy ra nếu Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải tạo tại khu vực này.
Một báo cáo khác ra vào tháng trước của tờ South China Morning Post, đã dấy lên các nghi ngại xung quanh vấn đề này. Báo cáo này trích dẫn một nguồn giấu tên tương đối hiểu biết với vấn đề đảo Scaborough cho biết việc cải tạo đảo tại đây sẽ không bắt đầu cho tới sau Hội nghị Thượng đỉnh G20 – sự kiện đã kết thúc hôm thứ Hai vừa rồi tại Hàng Châu, Trung Quốc, nhưng có thể sẽ diễn ra trước quốc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 3/11.
“Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tập trung vào các vấn đề nội bộ trước cuộc bầu cử và ông ấy để lại di sản trước khi rời nhiệm sở. Điều này có thể làm cho ông ta bận rộn và không có thời gian để quan tâm tới các vấn đề an ninh khu vực” – nguồn tin này cho hay.
Nhật báo Hồng Kông này cũng đã dự báo từ cuối tháng Tư vừa rồi rằng Trung Quốc sẽ bắt đầu tiến hành các hoạt động cải tạo đảo trong năm nay.
Tuần trước, Philippines, một đồng minh của Mỹ, lần đầu tiên cho biết nước này đã phát hiện các xuồng lớn và tàu Trung Quốc – bao gồm tàu tuần duyên tại Scarborough. Philippines cho biết, những hình ảnh này có thể là dấu hiệu của việc Trung Quốc đang tiến thêm một bước nữa trong việc biến Scaborough thành một đảo nhân tạo.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Katina Adams trả lời phỏng vấn tờ Japan Times tuần này đã cho biết họ đã được thông báo về các báo cáo rằng Philippines nêu quan ngại về số lượng tàu của Trung Quốc gần Scarborough”.
Bà đồng thời khẳng định “Chúng tôi (Mỹ) sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình xung quanh Scarborough, và chúng tôi khuyến khích tất cả các bên kiềm chế và có các bước đi thực tiễn để làm giảm căng thẳng”.
Bước tiến chớp nhoáng?
Jay Batongbacal, Viện trưởng Viện các vấn đề Hàng hải và Luật Biển trực thuộc Đại học Philippines, cho rằng các tàu mà Philippines trông thấy tuần trước có thể cho phép Trung Quốc tiến hành một bước tiến chớp nhoáng tại Scaborough.
“Không những là các sà lan cỡ lớn như được báo cáo rộng rãi, ở đó còn xuất hiện ít nhất một thuyền nạo vét và một tàu rải cáp”, Ông Batongbacal trả lời tờ Japan Times cho biết. “Những tàu này có thể dành cho công tác chẩu bị. Các tàu nạo vét có thể được sử dụng cho việc tạo ra các kênh sâu hơn trên các bãi đá để phục vụ các hoạt động xây dựng tiếp theo. Các tàu rải cáp có thể được dùng với mục đích thiết lập các cáp phục vụ thông tin liên lạc an toàn hơn so với các đường truyền vệ tinh và radio”.
Ông cho biết thêm “Cả hai loại tàu này có thể cho phép các hoạt động cải tạo đảo lớn một cách bất ngờ, ngay khi thời tiết cho phép”, đồng thời nhấn mạnh, tàu rải cáp có thể được sử dụng để rải một loạt các phương tiện nghe lén dọc theo đáy biển tới đất liền – phương tiện hoạt động hiệu quả đối với cả các tàu ngầm và tàu nổi.
‘Dân quân biển”
Các chuyên gia an ninh khu vực cũng cho biết một vài tàu mà Manila phát hiện là một bộ phận của của lựcl ượng “dân quân biển” của Trung Quốc hay “những người lính nhỏ áo khoác xanh” (little blue men”) – một thuật ngữ tương tự với thuật ngữ “little green men” mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sử dụng trong chiến dịch sát nhập Crimea.
Các nhà quan sát cho hay lực lượng dân quân mang dành nghĩa dân sự là một trong những công cụ quan trọng nhất mà Trung Quốc sử dụng hiện nay. Đây chính là lực lượng mà Trung Quốc sử dụng tháng trước để xâm nhập vào vùng biển gần Đảo Senkaku mà Nhật Bản đang kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Thường được nguỵ trang thành các tàu đánh cá vô hại, lực lượng dân quân được triển khai để thực hiện các hành động “vùng xám” như là một công cụ của chiến tranh bất đối xứng. Các hoạt động này tạo lợi thế lớn cho Trung Quốc trong khi đẩy rủi ro về phía Mỹ, Nhật, và các đối thủ khác nếu lực lượng này bị tấn công.
Ông Alex Calvo, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Nagoya, chuyên về các vấn đề an ninh nhận định “Rất có thể là phần nào trong số các tàu (gần Scarborough) là tàu dân quân biển, lý do là họ có vẻ không thực hiện các hoạt độngkinh tế tư nhân thuần tuý”, ông cho rằng tàu trong khu vực Scarborough có thể hoặc là được điều khiển bởi lực lượng dân quân hoặc toàn bộ đều là dân quân được Trung Quốc trang bị cho các phương tiện công nghệ hiện đại.
Sự hiện diện vĩnh viễn
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc vào hôm thứ Tư vừa rồi cho biết sẽ không có bất kỳ thay đổi nào xung quanh Scarborough
Phát ngôn viên Xuân Oánh trong khi trả lời trong buổi họp báo hàng ngày tại Bắc Kinh đã sử dụng tên tiếng Trung của bãi cạn này và cho biết “Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng sẽ không có bất kỳ thay đổi nào đối với tình hình đảo Hoàng Nham. Trung Quốc đã không tiến hành bất kỳ hành động mới nào”.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã lên kế hoạch chất vấn Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hội nghị Thượng đỉnh diễn ra vào ngày thứ Tư tuần này về khả năng các tàu được trông thấy có phải nằm trong một kế hoạch xây đảo khác trên Scarborough, chỉ cách căn cứ quân sự tại Philippines nơi hiện diện binh lính Mỹ chỉ vài trăm kilomet.
Bà Bonnie Glaser, một chuyên gia về an ninh khu vực tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đặt tại Washington cho biết khoảng cách từ Scarborough tới các căn cứ quân sự hiện nay là mối quan tâm hàng đầu của Mỹ và Philippines. Manila là đồng minh của Mỹ và một thoả thuận giữa hai bên về việc cho phép tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại thuộc địa trước đây của mình đã được bật đèn xanh vào tháng Một vừa rồi.
“Tôi nghĩ mối quan tâm chính hiện nay là khoảng cách rất gần giữa Bãi cạn Scarborough và đảo chính của Philippines”. Bà Glaser cho biết “ Mỹ sẽ triển khai lực lượng luân phiên tới các căn cứ của mình tại Philippinse và một tiền đồn của Trung Quốc tại Scarborough sẽ là mối đe doạ lớn đối với các căn cứ này”
Theo ông Grant Newsham Đại tá Hải quân Mỹ đã nghỉ hưu đồng thời là một chuyên gia cao cấp tại Diễn đàn Nhật Bản về các vấn đề chiến lược tại Tokyo, Trung Quốc sẽ thực sự thiết lập sự hiện diện vinh viễn của mình tại đây theo kịch bản này.
Ông nhận xét “Đây là một lợi thế lớn về mặt quân sự… Tàu và máy bay Mỹ có thể có khả năng hoạt động ở Biển Đông hay trên đường đi qua đây, nhưng đây chỉ là sự hiện diện tạm thời, nay ở đây, mai sẽ rời đi. Còn người Trung Quốc sẽ tiếp tục hiện diện tại đây, dù bất kỳ vấn đề gì xảy ra – và đó mới là vấn đề quan trọng.”
Động thái tiếp theo?
Trong khi các hoạt động nạo vét của Trung Quốc tại Biển Đông có vẻ đã tạm dừng từ cuối năm ngoái, một số nhà quan sát đã nhận xét Trung Quốc có vẻ sẽ hành động ở Scaborough.
Ông Calvo thuộc Đại học Nagoya cho biết “Hiện giờ mọi chuyện còn chưa rõ ràng, nhưng tôi sẽ không thực sự ngạc nhiên nếu nó xảy ra. Trung Quốc thực sự đã sẵn sàng bước qua lằn ranh đỏ, và một trong những lý do cho việc này là có lẽ đó không phải là “giới hạn” thực sự bởi nó không đi kèm với bất kỳ lời đe doạ rõ ràng nào về việc sử dụng vũ lực.”
Thẩm phán Toà án tối cao Philippines, ông Antonio Carpio, một tiếng nói ủng hộ các tuyên bố lãnh thổ của Manila trong tranh chấp với Bắc kinh, đã đưa ra một quan điểm khá rõ ràng khi trả lời tờ Japan Times: “Đánh giá cá nhân của tôi là Trung Quốc sẽ bắt đầu nạo vét sau hội nghị G20 và trước cuộc bầu cử Tổng thông tại Mỹ vào tháng 11”
Ông cho rằng Bắc Kinh đã lên kế hoạch quân sự hoá Trường Sa và Bãi Scarborough từ lâu để thực hiện cái gọi là tuyên bố “đường chín đoạn” bao phủ gần như toàn bộ Biển Đông của mình.
“Trung Quốc đã cho xây các đảo trên tất cả bãi cạn mà nước này chiếm đóng tại Trường Sa”, ông Carpio nói, “Không có bất kỳ lý do nào cho việc Bãi Cạn Scarborough, với vị trí chiến lược gần Eo biển Bashi – hàng lang ngắn nhất cho các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân có căn cứ ở Đảo Hải Nam ra Biển Thái Bình Dương, lại trở thành ngoại lệ”
Ông Abhijit Singh, người đứng đầu Quỹ Nghiên cứu Sáng kiến Chính sách biển tại New Delhi cho rằng, đối với Trung Quốc, vấn đề duy nhất là thời điểm.
“Tôi có cảm giác rằng, việc này sẽ không diễn ra trong một vài tuần tới, nhưng có thể được hiện thực hoá tại một thời điểm thích hợp chỉ trong một vài ngày tiếp theo, khi Trung Quốc có thể hợp lý hoá hành động cải tạo đảo của mình bằng việc đổ lỗi cho hành động khiêu khích từ phía Mỹ”, ông Singh nói “Nhưng tôi hầu như không nghi ngờ gì về việc Trung Quốc cuối cùng cũng sẽ xây dựng một cấu trúc tại Scarborough, bởi vì đó là kết nối cuối cùng trong chiến lược biển tại khu vực của quốc gia này”
Với các hoạt động quân sự dày đặc trên biển thời gian gần đây, bao gồm cả việc tuần tra đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ gần các đảo do Trung Quốc nắm giữ và các hoạt động “tuần tra tác chiến” thường xuyên của không quân Trung Quốc trong khu vực, khả năng có một va chạm bất ngờ – điều có thể được coi là “thời cơ” - là rất cao.
Chiến tranh tâm lý
Tuy nhiên, bất chấp động thái của Trung Quốc tại Scarborough là gì, tác động tâm lý đơn thuần của vấn đề này cũng có thể là một nhân tố gây bất ổn.
“Tâm lý lo ngại về khả năng Trung Quốc chiếm giữ một khu vực chiến lược như vậy khiến nhiều người quan ngại rằng Trung Quốc sẽ kiểm soát Biển Đông, và tất cả các hoạt động thương mại đi qua khu vực này”, ông Sasakawa Hornung cho biết, “Điều này ngược lại khiến các quốc gia trong khu vực như Nhật Bản trông chờ vào Mỹ với thái độ quan ngại hơn khi Trung Quốc bắt đầu nạo vét.”
Cho tới nay, Mỹ luôn chống lại các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng ngoài các cuộc tuần tra thường kỳ hoặc các nỗ lực nhất định trong việc tăng cường năng lực biển cho các quốc gia trong khu vực, phản ứng của Mỹ cơ bản hạn chế trong các phản đối ngoại giao và tập hợp lực lượng chống lại các hành động của Trung Quốc”
“Vì Philippines là một đồng minh của Mỹ, nếu Trung Quốc hành động tự do mà không có bất kỳ phản ứng nào từ Mỹ vượt quá khuôn khổ của các phản đối ngoại giao, uy tín của nước này với tư cách là một đồng minh sẽ chịu rất nhiều ảnh hưởng”, ông Hornung cho biết. “Đặc biệt, việc Mỹ không có hành động đáp trả sẽ làm Tokyo chấn động, do những nghi ngại về cam kết của Mỹ đối với việc bảo vệ đảo Senkaku tiếp tục ngấm ngầm lan toả trong chính giới nước này”
“Nếu Trung Quốc bắt đầu quá trình nạo vét, Mỹ cần hành động cứng rắn vì các phản ứng của nước này sẽ được các đồng minh ở khu vực quan sát kỹ lưỡng.”
Jesse Johnson là cây bình luận của tờ The Japan Times. Bài viết được đăng trên The Japan Times.
http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-nuoc-ngoai/6130-lieu-rang-mot-hon-dao-nho-o-bien-dong-co-the-giup-bac-kinh-thiet-lap-ba-quyen-tren-bien
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét