Từ ngày 5 đến ngày 7.9.2016, Tổng thống Cộng hòa Pháp François Hollande thăm chính thức Việt Nam. Ông là Tổng thống thứ ba của Pháp thăm Việt Nam, sau các Tổng thống François Mitterrand năm 1993, Tổng thống Jacques Chirac năm 1997 và năm 2004.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong lễ đón chính thức Tổng thống Pháp Francois Hollande tại Phủ Chủ tịch
Chuyến viếng thăm chính thức của tổng thống Pháp François Hollande làm dấy lên nhiều dự đoán về khả năng hợp tác quốc phòng giữa hai nước Việt Pháp trong bối cảnh gia tăng căng thẳng trên Biển Đông và chính sách hải dương của Pháp, hướng đến việc đảm bảo an ninh khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Trong những vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, Pháp đứng ở vị trí trung lập nhưng ủng hộ quan điểm duy trì “tự do hàng hải” trên Biển Đông và phản đối sự hiện diện quân sự của Bắc Kinh trên các vùng nước tranh chấp.
Là một cường quốc biển, có sự hiện diện trên hầu hết các đại dương, Pháp có nhiều lợi ích trong việc duy trì hòa bình ổn định trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Một phần do vùng lãnh thổ của Pháp hiện diện trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nhưng quan trọng hơn, 32% kinh tế thương mại nhập khẩu của Pháp xuất phát từ châu Á, và tỷ lệ xuất khẩu của sang châu Á chiếm 36% thương mại xuất khẩu. Tổng vốn đầu tư FDI từ châu Á vào Pháp tính đến năm 2012 khoảng 18 tỷ USD, vốn đầu từ FDI của Pháp vào châu Á chiếm khoảng 76 tỷ USD.
Để đảm bảo cho an ninh kinh tế và lợi ích quốc gia. Trên Thái Bình Dường Pháp đã thiết lập các cuộc đối thoại cấp cao và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản (1995, đến cấp bộ trưởng vào năm 2012), Trung Quốc (1997), Ấn Độ (1998), Indonesia (2011), Úc (2012), Singapore (2012) và Việt Nam (2013). Pháp đã thiết lập một mối quan hệ chiến lược quốc phòng chặt chẽ với Malaysia.
Với vấn đề Biển Đông Pháp ủng hộ cơ chế hợp tác và giải quyết hòa bình các tranh chấp và thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin. Trong diễn đàn Đối thoại Shangri-La vào tháng 06.2013, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Jean-Yves Le Drian cho biết, Pháp đã nghiên cứu khả năng tham gia vào thỏa thuận ReCAAP chống cướp biển và các hoạt động đảm bảo an ninh hàng hải ở Đông Nam Á.
Là cường quốc hải quân, Pháp chú trọng tham gia vào các diễn đàn hợp tác khu vực chuyên đề hàng hải cả ở Ấn Độ Dương (Diễn đàn Hải quân Ấn Độ Dương quân và Hiệp hội Rim Ấn Độ Dương - IORA) và Thái Bình Dương (Diễn đàn Cảnh sát biển Trung và Nam Thái Bình Dương và Diễn đàn Hải quân Tây Thái Bình Dương). Trên cấp độ chính trị quân sự, Pháp tham gia Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Nam Thái Bình Dương (SPDMM), Hội thảo Tổng tham mưu trưởng quân đội Nam Thái Bình Dương (USPACOM), Hội nghị thường niên Giám đốc cơ quan tình báo Nam Thái Bình Dương (APICC).
Cùng với sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên biển Hoa Đông, Biển Đông và chiến lược hướng ra Ấn Độ Dương (đại dương có ý nghia chiến lược đối với Pháp), vấn đề an ninh và tự do hàng hải Biển Đông trở lên cấp bách và đe dọa trực tiếp lợi ích quốc gia của Pháp. Cùng với định hướng “xoay trục chiến lược” của Mỹ sang châu Á, Pháp cũng đặt trọng tâm chính sách vào khu vực đang phát triển năng động nhất thế giới này. Không có được các đồng minh then chốt như Mỹ dọc theo Biển Đông, giải pháp tối ưu nhất hiện nay của Pháp là tập trung vào việc củng cố và nâng cao mối quan hệ với Việt Nam, một quốc gia mà Pháp thực sự cần phải quan tâm dưới nhiều lý do chiến lược khác nhau.
Phù hợp với chính sách đối ngoại quốc phòng đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam, Paris và Hà Nội hướng tới một chính sách hợp tác quốc phòng nhằm mục đích răn đe, ngăn chặn khả năng xảy ra xung đột trên vùng nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng về kinh tế và vận tải thương mại hàng hải. Đối với Pháp, Biển Đông còn là cửa ngõ vào Ấn Độ Dương, vùng nước đặc biệt quan trọng đối với Pháp. Chính vì vậy, Pháp nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ chiến lược hợp tác quốc phòng với Việt Nam.
Trong giai đoan gần đây, có thể thấy tần suất các hoạt động giao lưu và thăm viếng chính thức trong lĩnh vực quốc phòng giữa Pháp với Việt Nam gia tăng đáng kể.
Ngày 21- 23.02 .2012 Tham mưu trưởng liên quân Pháp, Đô đốc Edouard Guillaud, đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam, hội đàm với người đồng cấp, Thượng tướng Đỗ Bá Ty, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt nam và có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Edouard Guillaud cũng đã thăm Đà nẵng, và thăm căn cứ hải quân Đà Nẵng và một đơn vị không quân của Quân khu 5.
Chuyến thăm một lần nữa khẳng định mối quan hệ song phương bền vững trong lĩnh vực quốc phòng giữa hai nước Pháp – Việt.
Ngày 27.05 - 01.06.2013 Tuần dương hạm L'Adroit của Pháp cập cảng Hải Phòng, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam nhằm khẳng định mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước trên cả hai lĩnh vực kinh tế và quân sự.
Ngày 18.06 – 21.06 .2013, hai chiến hạm của Hải quân Pháp là tàu chỉ huy và đổ bộ Tonnerre, do đại tá Jean-François Quérat làm thuyền trưởng có chuyến cập cảng kỹ thuật tại Vũng Tàu. Trong khi đó tàu hộ tống chống ngầm Georges Leygues , trung tá Romuald Bomont là thuyền trưởng đã thực hiện chuyến thăm xã giao tới thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 24 – 27.06 .2014, nhận lời mời của Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam, Đô đốc Bernard Rogel, Tham mưu trưởng Hải quân Pháp sang thăm chính thức Việt Nam. Hợp tác song phương giữa hải quân hai nước có một tầm quan trong thực sự, dựa trên nền tảng một sự trao đổi quân sự lâu đời và các chuyến cập cảng thăm Việt Nam hàng năm của các chiến hạm Pháp.
Đô đốc Rogel đã tới thăm Bộ tư lệnh Hải quân tại Hải Phòng và có cuộc hội đàm với Đô đốc Nguyễn Văn Hiến. Các cuộc thảo luận chủ yếu tập trung vào vấn đề tranh chấp Biển Đông và sự cần thiết phải củng cố hòa bình trong khu vực dựa trên luật pháp quốc tế, sự hợp tác và đối thoại dựa trên lòng tin.
Ngày 19.06.2016, tại trụ sở Bộ Quốc phòng Pháp, ông Jean-Yves Le Drian, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp đã tiếp thân mật Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhân dịp đoàn công tác của Bộ Quốc phòng Việt Nam có chuyến làm việc tại châu Âu.
Ngày 02 – 06.05.2016 Tàu chỉ huy và đổ bộ Tonnerre cập cảng quốc tế Cam Ranh thăm Việt Nam. Chuyến thăm của chiến hạm hàng đầu Hải quân Pháp này diễn ra trước chuyến thăm của Bộ trưởng quốc phòng vào tháng 6 và của Tổng thống Cộng hòa Pháp vào ngày 05.09.2016. Chuyến thăm này là một biểu tượng mạnh mẽ cho thiện chí hợp tác ngày càng phát triển giữa hai quân đội và hai chính phủ Việt Nam và Pháp.
Nhận lời mời của Đại tướng Ngô Xuân Lịch Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ngài Jean Yves Le Drian, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa Pháp sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 05-07/06.2016. Chuyến thăm nhằm đánh giá kết quả hợp tác quốc phòng giữa hai nước trong thời gian qua và trao đổi, thống nhất biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng song phương thời gian tới, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa Quân đội và Nhân dân hai nước.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp Jean Yves Le Drian đánh giá cao vai trò, vị trí ngày càng quan trọng của Việt Nam trên trường quốc tế, nhất là trong ASEAN, đề cao vai trò của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, khẳng định sẽ cùng với Liên minh châu Âu gia tăng các biện pháp nhằm góp phần đảm bảo an ninh và tự do hàng hải trên Biển Đông.
Trong các vấn đề hợp tác quốc phòng giữa hai nước, hai bộ trưởng quốc phòng thống nhất tăng cường hợp tác hiệu quả trên các lĩnh vực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quốc phòng Pháp hợp tác hiệu quả với phía Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực Pháp có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
Chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Việt Nam lần này được các nhà sản xuất quốc phòng Pháp đặt kỳ vọng sẽ kèm theo nhiều triển vọng ký kết được những hợp đồng hợp tác quốc phòng lớn. Tương tự như dự án SIGMA, Việt Nam quan tâm nhiều đến khả năng hợp tác phát triển nền công nghiệp quốc phòng trong nước dựa trên cơ sở nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến của nước ngoài, trong đó có Pháp
Chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Việt Nam lần này được các nhà sản xuất quốc phòng Pháp đặt kỳ vọng sẽ kèm theo nhiều triển vọng ký kết được những hợp đồng hợp tác quốc phòng lớn. Tương tự như dự án SIGMA, Việt Nam quan tâm nhiều đến khả năng hợp tác phát triển nền công nghiệp quốc phòng trong nước dựa trên cơ sở nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến của nước ngoài, trong đó có Pháp
Đầu năm 2015 cũng đã xuất hiện hàng loạt thông tin liên quan tới việc Việt Nam đặt mua vũ khí Pháp, đó là 108 khẩu pháo tự hành bánh lốp CAESAR cỡ 155 mm; tên lửa phòng không VL-MICA-M, tên lửa chống hạm Exocet Block III, cùng với các loại radar công nghệ cao nhằm trang bị cho tàu hộ vệ tên lửa SIGMA 9814.
Do nhiều rào cản khác nhau liên quan đến những mối quan hệ quốc tế, Vũ khí, khí tài do Pháp sản xuất phục vụ trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện chỉ bao gồm radar giám sát biển Coast Watcher 100 và trực thăng H225 Super Puma.
Triển vọng để vũ khí Pháp giành chỗ đứng tại Việt Nam được đánh giá là rất sáng sủa, bên cạnh những chủng loại đã liệt kê ở trên thì tàu hộ vệ tên lửa cỡ 3.000 tấn, tàu ngầm diesel-điện trang bị hệ thống đẩy không cần không khí (AIP), hay các loại khí tài tác chiến điện tử của Pháp tỏ ra có ưu thế rõ rệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Việt Nam có quan tâm đặc biệt đến khả năng phát triển các lớp tàu hộ tống có khả năng chống ngầm và phòng không trên biển, đặc biệt là hệ thống phòng không hạm đội mà do những rào cản quan hệ đối ngoại mà Việt Nam chưa sở hữu.
Việc Mỹ rỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam đã mở ra một chân trời mới, tạo điều kiện tốt đẹp cho những tập đoàn quân sự Phương Tây, trong đó có Pháp có thể tiếp cận thị trường Việt Nam. Việt Nam cũng kỳ vọng có thể hợp tác được với các nhà sản xuất quốc phòng Pháp để có thể phát triển nền công nghiệp hải quân, trong đó có công nghệ đóng tàu hộ tống.
Trong lĩnh vực này Tập đoàn quốc phòng DCNS chào hàng tàu hộ tống có chức năng dò tìm và chống tàu ngầm lớp Gowind thay thế các tàu Sigma mà Việt Nam tạm dừng mua vì giá cao.
Đây có thể là một hướng hợp tác quốc phòng hiệu quả Việt - Pháp. Lớp tàu tuần tra và hộ tống Gowind (lượng giãn nước từ 1.000 - 2.500 tấn) là sản phẩm mà tập đoàn DCNS bán được cho nhiều nước như Malaysia và Ai Cập.
Năm 2014, Ai Cập ký hợp đồng trị giá 1 tỉ euro đóng 4 tàu hộ tống Gowind 2500 (2.500 tấn), trong đó 3 chiếc đóng tại Ai Cập có chuyển giao công nghệ từ Pháp. Lớp tàu đóng cho Ai Cập dài 102 m, ngang 16 m, lượng choán nước 2.500 tấn.
Trong khi tàu Gowind dùng làm tuần tra (OPV) có lượng choán nước dưới 1.500 tấn, vũ khí nhẹ (súng máy, pháo 20 mm) thì các hộ tống hạm Gowind có lượng giãn nước từ 2.500 tấn trở lên. Tàu hộ tống Gowind được trang bị tên lửa diệt hạm Exocet (8 quả) và tên lửa phòng không VL MICA (16 ống phóng thẳng đứng), sàn đậu trực thăng sau đuôi và hầm chứa trực thăng (loại 10 tấn). Tàu còn có 1 pháo hạm 76 mm (Oto Melara), 2 pháo phòng không bắn nhanh tự động 20 mm Nexter Narhwal, hệ thống phóng ngư lôi MU90 loại 324 mm. Tàu được trang bị radar của Thales.
Tàu Gowind có động cơ diesel 10MW, tốc độ 25 hải lý (46 km/giờ), tầm hoạt động 6.900 km ở tốc độ 15 hải lý (28 km/giờ), thuỷ thủ đoàn 65 người và có thể nhận thêm 15 người (lực lượng đặc nhiệm, cùng 2 xuồng cao su loại 6,5 m).
Trong tình huống hợp tác quốc phòng Việt – Pháp phát triển thuận lợi, mô hình chuyển giao công nghệ và hợp tác đóng tàu tuần biển và hộ tống hạm lớp Gowind là phương án hợp tác có hiệu quả cao. Trên cơ sở mối quan hệ hợp tác quốc phòng đi vào thực tế hợp tác công nghiệp quốc phòng sẽ tạo điều kiện cho các nhà sản xuất quân sự Pháp có cơ hội mở rộng thị trường trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời đảm bảo khả năng Hải quân Pháp có thể duy trì sự hiện diện hiệu quả của mình trên vùng nước Biển Đông.
http://viettimes.vn/quoc-phong/phan-tich/viet-nam-nham-nhung-vu-khi-nao-cua-phap-75204.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét