Theo South China Morning Post, ngày 25.09.2016 Trung Quốc triển khai một lực lượng quân sự lớn nhất từ trước tới nay trên khu vực gần đảo Okinawa, tiến hành cuộc diễn tập thị uy sức mạnh với mục đích đưa ra cảnh báo cứng rắn đối với Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông.
Đây cũng là lần thứ 2 trong tháng này, lực lượng quân đội Trung Quốc được điều động đến vùng Tây Thái Bình Dương để thực hiện chiến thuật thị uy sức mạnh quân sự nhằm vào Tokyo
Lực lượng không quân Trung Quốc đưa một đơn vị không quân lớn bất thường bao gồm máy bay chiến đấu và máy bay ném bom chiến lược bay qua khu vực eo biển Miyako gần đảo Okinawa Nhật Bản trong cuộc thao diễn ngày 25.09.2017.
Đây là lần thứ 2 không quân Trung Quốc tiến hành diễn tập quy mô lớn trên vùng nước Tây Thái Bình Dương trong tháng 09.2016.
Đây là lần thứ 2 không quân Trung Quốc tiến hành diễn tập quy mô lớn trên vùng nước Tây Thái Bình Dương trong tháng 09.2016.
Các nhà phân tích quân sự châu Á cho rằng, cuộc diễn tập mang tính chất thị uy này là một thông điệp cứng rắn gửi đến Tokyo, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố sẽ đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của ở Biển Đông.
Nhật Bản có ý định tăng cường vị thế của mình trong khu vực đang có nhiều tranh chấp này bằng việc tham gia các hoạt động huấn luyện tuần tra biển của Mỹ trong sứ mệnh đảm bảo “Tự do hàng hải”.
Nhật Bản có ý định tăng cường vị thế của mình trong khu vực đang có nhiều tranh chấp này bằng việc tham gia các hoạt động huấn luyện tuần tra biển của Mỹ trong sứ mệnh đảm bảo “Tự do hàng hải”.
Ông Shen Jinke, phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc cho biết: Phi đoàn không quân Trung Quốc gồm khoảng 40 chiếc máy bay ném bom H-6K mang tên lửa, máy bay tiêm kích đa năng Su-30, máy bay tiếp dầu trên không bay "có trình tự" qua eo biển Miyako, thực hiện các bài tập tuần tiễu và cảnh báo sớm, không kích bất ngờ và thực hành tiếp nhiên liệu trên không trong khuôn khổ cuộc diễn tập tăng cường khả năng chiến đấu trên biển của lực lượng Không quân Hải quân PLA.
Phát ngôn viên Shen Jinke cho biết, phân đội máy bay ném bom và máy bay chiến đấu cũng thực hiện bay tuần tra theo "thông lệ" trong khu vực Nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông ngày 25.09.2016.
Ông Shen tuyên bố: "Các cuộc diễn tập thường xuyên trên Tây Thái Bình Dương và tuần tra khu vực ADIZ của lực lượng không quân là nhằm bảo vệ cái gọi là chủ quyền an ninh quốc gia và sự phát triển trong hòa bình của Trung Quốc,".
Báo Kyodo dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết: Quân đội Nhật Bản đã quan sát được một tốp 8 chiếc máy bay, trong đó có hai chiếc máy bay chiến đấu đã bay qua vùng nước eo biển Miyako sáng ngày 25.09, là tốp đầu tiên của một lực lượng lớn các máy bay quân sự Trung Quốc bay qua eo biển này sau đó. Theo Bộ quốc phòng Nhật Bản, các máy bay này không xâm phạm vào không phận Nhật Bản.
Eo biển Miyako, nằm giữa đảo Okinawa và đảo Miyako là một trong số ít tuyến đường hàng hải quốc tế, qua đó hải quân Trung Quốc có thể tiến vào Thái Bình Dương. Lần đầu tiên các máy bay không quân Trung Quốc bay qua eo biển Miyako là tháng 5,2015.
Quân đội Trung Quốc thường xuyên tiến hành các hoạt động tuần tra trong khu vực ADIZ mà nước này tuyên bố trên biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo Senkaky đang tranh chấp. Các hoạt đông này thường xuyên diễn ra từ khi Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông năm 2013. PLA cũng tăng cường thực hiện các cuộc diễn tập ở Tây Thái Bình Dương từ tháng 3.2015.
Quy mô lực lượng tham gia diễn tập gây sự quan tâm đặc biệt của thế giới và giới chuyên gia châu Á. Các nhà phân tích quân sự nhận định rằng, quy mô sự tham gia của lực lượng không quân trong của cuộc diễn tập tầm xa mới nhất này là "chưa từng có".
Chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh Li Jie nhận xét: "Sự kiện này thực sự rất hiếm – đây là cuộc diễn tập có số lượng lớn và nhiều loại máy bay chưa từng có từ trước tới này ". Trong các cuộc diễn trận trước đây trên Tây Thái Bình Dương, số lượng máy bay tham gia thường ít hơn 20.
Ông cho rằng, cuộc tập trận này là một hành động đáp trả kế hoạch của Tokyo cho phép Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản tham gia vào các hoạt động tuần tra Biển Đông, đảm bảo "Tự do hàng hải" do Mỹ dẫn đầu.
Trong chuyến thăm tới Washington tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada tuyên bố "ủng hộ mạnh mẽ" những hoạt động của Mỹ trong sứ mệnh đảm bảo “Tự do hàng hải Biển Đông” và khẳng định sẽ tăng cường hợp tác với Mỹ trong các hoạt động hậu cần kỹ thuật trên vùng biển tranh chấp.
Nhà phân tích quân sự Antony Wong Dong ở Macau cho biết: "Đó là một cảnh báo mạnh của Bắc Kinh đến Tokyo, nếu Nhật Bản can thiệp vào Biển Đông, Trung Quốc cũng sẽ thể hiện sức mạnh quân sự trước vùng nước chủ quyền của Nhật Bản,".
Wong đưa ra nhận xét: Các cuộc diễn tập quân sự trên vùng biển Hoa Đông và Biển Đông ngày càng trở lên thường xuyên hơn, gia tăng cả tần suất và quy mô lực lượng.
Đây là lần thứ hai lực lượng không quân Trung Quốc tiến hành các hoạt động răn đe trên vùng nước Tây Thái Bình Dương trong tháng 9. Ngày 12.09, một phi đoàn máy bay ném bom, tiêm kích, có sự tham gia của máy bay do thám và cảnh báo sớm, máy bay tiếp dầu trên không đã bay qua khu vực kênh Bashi, nằm giữa Đài Loan và Philippines.
Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc Shen Jinke cho biết: Trong thời gian này, các lực lượng vũ trang Trung Quốc sẽ liên tục tổ chức các cuộc diễn tập xuyên qua "chuỗi đảo thứ nhất", đề cập đến vùng nước thuộc quần đảo Ryukyu của Nhật Bản và của Đài Loan.
"Trung Quốc sẽ hành động quyết liệt nhằm chứng minh rằng, PLA có khả năng bẻ gãy tuyến phòng thủ “chuỗi đảo thứ nhất”, đây chính là mối đe dọa đáng kể cho các lực lượng vũ trang Trung Quốc cả về mặt tâm lý và yếu tố thực tế về an ninh quốc phòng," ông Wong tuyên bố.
Những động thái quân sự của Trung Quốc cho thấy, Bắc Kinh đang nỗ lực gây áp lực lên Tokyo nhằm ngăn chặn khả năng Nhật Bản tham gia các hoạt động duy trì “tự do hàng hải” trên Biển Đông.
Những nỗ lực này hướng tới việc làm suy giảm ảnh hưởng của Mỹ đến các quốc gia láng giềng Trung Quốc, đồng thời đe dọa nguy cơ chiến tranh trên Biển Đông và biển Hoa Đông, bất chấp phán quyết của Tòa La Hay và sự phản đối của cộng đồng quốc tế.
Những nỗ lực này hướng tới việc làm suy giảm ảnh hưởng của Mỹ đến các quốc gia láng giềng Trung Quốc, đồng thời đe dọa nguy cơ chiến tranh trên Biển Đông và biển Hoa Đông, bất chấp phán quyết của Tòa La Hay và sự phản đối của cộng đồng quốc tế.
http://viettimes.vn/khong-quan-trung-quoc-dien-tap-gan-nhat-ban-de-doa-chien-tranh-79268.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét