Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Mỹ: Bốn cuộc chiến tranh tương lai mang yếu tố Trung Quốc

Trang Listverse (Mỹ) cập nhật bốn cuộc chiến dưới đây nằm trong danh sách 10 cuộc chiến dự báo có thể xảy ra trong tương lai chứa đựng yếu tố Trung Quốc.


My: Bon cuoc chien tranh tuong lai mang yeu to Trung Quoc
My: Bon cuoc chien tranh tuong lai mang yeu to Trung Quoc

1. Chiến tranh Siberia giữa Trung Quốc và Nga

Theo giới phân tích quân sự Mỹ, một siêu cường bước vào nửa cuối thời hoàng kim và một siêu cường mới nổi sẵn sàng đối đầu để lập lại trật tự thế giới, đó chính là sự đối đầu giữa Trung Quốc và Nga.

Tại thời điểm hiện nay, Trung Quốc và Nga được ví như "những con thú lớn phía đông" dãy Ural.
Cả hai đều có quân đội mạnh, có vũ khí hạt nhân và đều ra tuyên bố liên quan đến Siberia.

Siberia là vùng đất rộng lớn gần như nằm trọn trong nước Nga, chiếm toàn bộ phần Bắc Á và bao gồm phần lớn thảo nguyên Á-Âu. Vùng đất này bắt đầu từ phía đông dãy Ural trải dài đến tận Thái Bình Dương.

Phía bắc là Bắc Băng Dương xuống phía nam là các ngọn đồi miền bắc Kazakhstan và có biên giới chung với Mông Cổ và Trung Quốc. Trừ phần tây nam không nằm trong lãnh thổ Nga, các vùng khác của Siberia chiếm tới 77% diện tích nước này, trong khi đó chỉ chiếm có 22% dân số toàn Nga.

My: Bon cuoc chien tranh tuong lai mang yeu to Trung Quoc

Siberia là vùng đất có dân cư thưa thớt, nhưng giàu tài nguyên, từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc. Gần đây, Thiên Triều đã gây ra nhiều rắc rối liên quan đến Seberia, đặc biệt là nỗ lực tìm cách mua vùng đất Siberia.

Thậm chí, Bắc Kinh còn tự coi mình có quyền về mặt lịch sử đối với phần đất phía đông Siberia, nhiều tộc người Trung Quốc hiện đang sinh sống trên biên giới Nga. Tuyên bố này của Bắc Kinh làm Kremlin khó chịu.

Một khi cuộc chiến Trung-Nga liên quan đến Sieberia nổ ra sẽ gây tàn phá và mang lại cái kết bất lợi cho cả hai. Hoặc là Trung Quốc loại được Nga hay buộc lòng Moscow phải tiến hành chiến tranh hạt nhân. Dù cách nào, số người bị thiệt mạng sẽ là thảm khốc.

2. Cuộc chiến "Mùa xuân Bắc Triều Tiên"

Mới đây, một nhà ngoại giao cấp cao của Bắc Triều Tiên tại London Anh đã đào tẩu sang Hàn Quốc. Theo báo Mỹ, đây chỉ là một sự kiện vụ mới nhất trong hàng chuỗi các sự kiện dẫn đến sự suy yếu sắp xảy ra của "đế chế" Kim Jong Un.

Theo giới bình luận, cuộc chiến này có yếu tố không nhỏ của Trung Quốc, nhất là sau khi Kim Jong Un xa lánh đồng minh Trung Quốc. Bắc Triều Tiên không còn giữ được thái độ nghiêm túc với Trung Quốc như trước nữa.

Công nghệ điện thoại thông minh giá rẻ đã cho phép người dân Bắc Triều Tiên hiểu được cuộc sống bên ngoài nước họ, thực trạng của đất nước, nhất là nạn thiếu hụt lương thực, đói kém như từng diễn ra năm 1994 nay đang có nguy cơ tái diễn.

My: Bon cuoc chien tranh tuong lai mang yeu to Trung Quoc

Kết quả, có thể sẽ diễn ra một cuộc cách mạng "chẳng giống ai" đối với Triều Tiên theo dạng Mùa xuân Ả Rập. Người dân có thể xuống đường, quân đội có thể chia thành phe phái.

Bằng "Mùa xuân Bắc Triều Tiên", chế độ khó có thể tồn tại, giống như sự kiện ở Romania năm nào, nơi mà cuộc nổi loạn đẫm máu kéo dài 10 ngày của quần chúng làm cho hơn 1.100 người bị thiệt mạng.

Những gì xảy ra đằng sau cuộc chiến "Mùa xuân Bắc Triều Tiên" đều có yếu tố" lịch sử" có nguồn gốc từ Trung Quốc để lại.

3. Cách mạng Văn hóa lần hai của Trung Quốc

Người ta còn nhớ, Cách mạng Văn hóa dưới thời Mao Trạch Đông hay còn gọi là Đại Cách mạng Văn hóa, phong trào chính trị xã hội diễn ra tại CHND Trung Hoa diễn ra từ 1966 tới 1976, gây tác động không nhỏ đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của người dân nước này.

Cuộc cách mạng văn hoá được Mao Trạch Đông khởi xướng, chỉ đạo từ ngày 16 tháng 5 năm 1966, với mục tiêu là loại bỏ những phần tử "tư sản tự do" nhằm tiếp tục sự nghiệp đấu tranh của tầng lớp cách mạng.

Tuy nhiên, mục đích chính lại được dư luận công nhận là một cách để Mao lấy lại quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc sau cuộc Đại nhảy vọt bị thất bại dẫn đến sự tổn thất quyền lực đáng kể của Mao so với các đối thủ chính trị là Lưu Thiếu Kỳ và cũng để loại bỏ những người bất đồng ý kiến như Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hoài...

Dù Mao Trạch Đông tự tuyên bố chính thức kết thúc năm 1969, ngày nay người ta vẫn cho rằng cuộc cách mạng này còn bao gồm cả giai đoạn từ 1969 đến 1976 khi Tứ nhân bang (Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên) bị bắt.

My: Bon cuoc chien tranh tuong lai mang yeu to Trung Quoc

Hậu quả 1,5 đến 1,8 triệu người bị giết, bị tra tấn, hay tự sát, khoảng 20 triệu người bị đưa về quê làm lao động cưỡng bức trong nhiều năm và chừng 200 triệu người bị thiếu ăn triền miên.

Theo Listverse, cách mạng Văn hóa lần hai của Trung Quốc đang có nguy cơ tái hồi, bởi Trung Quốc là quốc gia có truyền thống lịch sử lâu dài về các cuộc nổi dậy của nông dân. Bằng chứng, để trả giá cho quyền lực của Mao Trạch Đông, đã có tới hơn tám triệu người chết.

Cách đây vài thập kỷ, Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn hay Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn (Boxer Rebellion) đã làm cho hơn 100.000 người thiệt mạng hay vụ nổi loạn Taiping, làm 20-30 triệu, thậm chí tới 70 triệu người bị chết oan ức.

Báo Mỹ cho rằng xét bối cảnh lịch sử của Trung Quốc, một cuộc cách mạng văn hóa mới không phải là không hợp lý. Trung bình mỗi ngày, Trung Quốc phải xử lý khoảng 500 cuộc biểu tình đủ loại. Mỗi năm, có khoảng 100.000 cuộc bạo loạn nổ ra, chưa kể nạn tham nhũng của các giới chức lãnh đạo làm cho lòng dân không yên.

4. Cuộc chiến Biển Đông/Thế chiến III

Điều đáng sợ thậm chí còn căng hơn cả mối quan hệ đối đầu giữa Pakistan và Ấn Độ là sự bành trước của Trung Quốc tại Biển Đông, theo giới bình luận sẽ châm ngòi cho cuộc chiến tranh Trung - Mỹ.

Một khi xung đột âm ỉ kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi nhiều quốc gia trong khu vực khiến nhiều nước khác trong khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ và Hà Quốc cùng tham gia.

Bón cuọc chién tuong lai mang yéu tó Trung Quóc
Đường lưỡi bò phi pháp

Việc gia tăng xung đột ở Biển Đông cũng được xem là mầm mống tạo ra Chiến tranh thế giới thứ III. Trong vài năm trở lại đây, Trung Quốc đã tích cực mở rộng lấn chiếm vùng biển này.

Theo báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ công bố mới đây, kể từ tháng 1/2014, Trung Quốc đã mở rộng diện tích các thực thể mà họ đang chiếm trên Biển Đông lên gấp 400 lần.

Rất manh động, như cải tạo quy mô và trên diện tích tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sử dụng máy móc nạo hút cát và san hô từ những rặng san hô xung quanh để bồi đắp, tôn tạo các thực thể, gây tổn hại tới môi trường sinh vật biển, đe dọa trực tiếp đến lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
Ví dụ, tại Đá Chữ Thập, từ một tiền đồn chỉ rộng hơn 1.000 m2, hiện Trung Quốc đã cải tạo phi pháp tới đủ để xây dựng trên đó đường băng, bến cảng cùng nhiều công trình quân sự và dân sự khác.

Hay tại Đá Xu Bi, đầu năm 2015, mới chỉ có căn cứ quân sự và tháp mái vòm radar ở phía nam cùng với bãi đáp trực thăng nhưng sau hơn 3 tháng Trung Quốc đã biến khu vực này rộng gấp nhiều lần.
Mỹ đã từng phản ứng và cảnh báo các hoạt động nói trên nhưng Trung Quốc vẫn phớt lờ. Dư luận lo ngại, nếu việc không leo thang này không dừng lại, thì nguy cơ chiến tranh là điều khó tránh.

Cả thế giới sẽ tham gia, thảm hoạ Thế chiến II sẽ lặp lại, mức độ "đẫm máu" sẽ tăng cao, sẽ không có bên thắng bên thua, nhưng thiệt hại thì không lường hết được.

http://baodatviet.vn/the-gioi/ho-so/my-bon-cuoc-chien-tranh-tuong-lai-mang-yeu-to-trung-quoc-3318533/?paged=2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét