Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Học giả Trung Quốc: Ván cờ quyền lực Mỹ-Trung sẽ kết thúc sớm trước thời hạn 30 năm


Lược trích:

“... Những tháng ngày tạo đảo ở bãi cạn Scarborough là quãng thời gian vô cùng nguy hiểm, đây là cuộc phiêu lưu mạo hiểm vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. Kết quả ván cờ Trung - Mỹ sẽ xong vào năm 2020 chứ không phải chờ đến 2050, nghĩa là sẽ kết thúc sớm trước thời hạn 30 năm...”

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chuyên gia Trung Quốc Kim Xán Vinh quả quyết rằng, chỉ cần Trung Quốc biến được Biển Đông thành ao nhà là địa vị lãnh đạo toàn cầu của Mỹ sẽ lung lay. Kết quả ván cờ Trung - Mỹ sẽ xong vào năm 2020 chứ không phải chờ đến 2050, nghĩa là sẽ kết thúc sớm trước thời hạn 30 năm...
Chiến hạm hải quân Trung Quốc dàn đội hình tập trận trên biểnChiến hạm hải quân Trung Quốc dàn đội hình tập trận trên biển
Những tháng ngày tạo đảo ở bãi cạn Scarborough là quãng thời gian vô cùng nguy hiểm, đây là cuộc phiêu lưu mạo hiểm vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. Kết quả ván cờ Trung - Mỹ sẽ xong vào năm 2020 chứ không phải chờ đến 2050, nghĩa là sẽ kết thúc sớm trước thời hạn 30 năm”, chuyên gia Trung Quốc nhận định.
Học giả Trung Quốc ngụy biện
Liên quan đến tình hình Biển Đông và quan hệ Mỹ - Trung, gần đây dư luận Trung Quốc cũng như truyền thông quốc tế đặc biệt quan tâm đến bản “Báo cáo triết học chiến lược Mỹ - Trung” của Kim Xán Vinh, chuyên gia chính trị quốc tế thuộc Khoa Quan hệ Quốc tế Đại học Nhân dân Trung Quốc. Theo đó chuyên gia này nhận định nguy cơ thực sự ở Biển Đông sẽ đến vào năm 2018, vì đây là thời điểm mà Trung Quốc khởi công tạo đảo ở bãi cạn Scarborough.
Tham vọng bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông là sự thật hiển nhiên, nhiều học giả Trung Quốc sống bên ngoài Trung Quốc đại lục cũng lên án lòng tham của chính quyền Trung Quốc, nhưng đa số học giới Trung Quốc sống trong nước vì tinh thần dân tộc cực đoan mù quáng đã bất kể thị phi, trong đó Kim Xán Vinh nằm trong số đó. Học giả này ngụy biện rằng Mỹ hành xử ép Trung Quốc, dùng Tòa Trọng tài làm mưu kế bôi nhọ Trung Quốc, đã xúi Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài thường trực làm hình ảnh quốc tế của Trung Quốc bị bôi nhọ.
Kim Xán Vinh cáo buộc: “Kể từ năm ngoái, Mỹ đã liên tục dùng thủ đoạn đế ép Trung Quốc, dùng tàu chiến đe dọa, dùng pháp luật bôi xấu hình ảnh, dùng dư luận chửi bới Trung Quốc, dùng ngoại giao cô lập. Rêu rao khắp nơi về phán quyết của Tòa Trọng tài khiến Trung Quốc chịu áp lực, bác bỏ hoàn toàn quyền lịch sử của Trung Quốc, hoang đường hơn là cho rằng tất cả đảo ở Biển Đông không phải đảo, đảo Ba Bình (Đài Loan chiếm trái phép của Việt Nam) cũng không phải đảo, thực tế đảo Ba Bình có nước ngọt, là một nơi rất đẹp. Luật Biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982 định nghĩa về đảo rất lợi hại, chỉ ghi mơ hồ “đảo là nơi thích hợp cho con người sinh sống”, không có định nghĩa cụ thể”.


Đài Loan đã tiến hành bồi lấp trái phép ở Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Chuyên gia Trung Quốc trơ tráo viết tiếp: “Còn năm vị trọng tài thì cho rằng đảo phải có nhiều người sinh sống, nhưng quy mô như thế nào thì không biết cụ thể, chỉ nói rằng có người cư trú thường xuyên với quy mô lớn, có thể tự cung cấp nuôi sống được người dân trên đó mới gọi là đảo, nếu không thì chỉ là đá. Nếu theo định nghĩa của họ thì Nhật Bản chỉ là tảng đá, vì 90% thứ cung cấp cho Nhật Bản là lấy từ bên ngoài, không thể tự cung tự cấp được”.
Bày mưu hiểm đối phó
Kim Xán Vinh hiến kế trước tiên Trung Quốc cần làm hai việc: Thứ nhất là không để những nước khác bắt chước Philippines kiện Trung Quốc. Chẳng hạn như Malaysia, Brunei, Việt Nam cũng đã chuẩn bị kiện Trung Quốc, Indonesia cũng có khả năng, Nhật Bản cũng đã chuẩn bị. Tuy nhiên theo Kim Xán Vinh trong những nước này chỉ có Việt Nam đáng ngại, còn Nhật Bản thì đang do dự, vì nếu Nhật Bản kiện Trung Quốc thì Hàn Quốc cũng có thể kiện họ.
Thứ hai Trung Quốc cần ngăn chặn Nhật Bản và Mỹ dùng Tòa Trọng tài phân xử tranh chấp Biển Đông làm hành động chính trị, dùng phán quyết của Tòa Trọng tài để ép Trung Quốc, nói đây là luật pháp quốc tế. Trung Quốc phải phản đối đây chỉ là luật pháp quốc tế của họ, cần làm cho những lý luận của họ trở thành tờ giấy lộn, Kim Xán Vinh ngang nhiên lý luận cùn.
Để ứng phó sức ép của Mỹ trên các mặt trận, Kim Xán Vinh hiến kế như sau:
Về truyền thông, Trung Quốc cũng phải gây sức ép dư luận, phải bỏ nhiều tiền ra tổ chức hội nghị quốc tế, mời người nước ngoài trung lập đến nói chuyện. Bộ Ngoại giao cần lệnh cho các đại sứ quán Trung Quốc ở nước ngoài tuyên truyền lập trường về Biển Đông của Trung Quốc trên những cơ quan truyền thông lớn của nước đó. Trong cuộc chiến này đã nhiều lần Trung Quốc bị thua, vì tiếng nói của Mỹ quá mạnh. Nhưng cho dù có thua thì cũng phải làm, vì dù sao cũng có tác dụng gây áp lực cho Mỹ và Nhật, họ sẽ ngại Trung Quốc quá nóng làm liều nên sẽ kiêng dè.
Ngoài ra cũng có thể tác động đến những nước có quan điểm trung lập, vì họ vốn không quan tâm mấy đến việc này, khi thấy Trung Quốc bỗng dưng nóng nảy như thế họ sẽ chú ý, sẽ có thể ủng hộ lập trường của Trung Quốc. Quan trọng hơn nữa là phải tạo sức mạnh cố kết trong nước, vì quốc tế chửi thế nào thì kệ họ, còn nếu người trong nước mà chửi mới là chuyện lớn, Kim Xán Vinh lập luận theo kiểu lấy được.
Quân đội Trung Quốc đã triển khai chiến đấu cơ J-11, tên lửa phòng không HQ-9, chiến đấu cơ J-11B và tên lửa chống hạm tại đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa
Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa đã biến thành căn cứ quân sự với đường băng, nhà chứa máy bay và các công trình quân sự kiên cố
Về ngoại giao: Trung Quốc phải lôi kéo bạn bè, vì chuyện này mà Ngoại trưởng Vương Nghị đã chạy lăng xăng khắp thế giới để vận động, lôi kéo nhiều nước biết nhằm ủng hộ lập trường Biển Đông (sai trái, bất chấp luật pháp quốc tế) của Trung Quốc.
Về kinh tế, Kim Xán Vinh đề xuất phải chuẩn bị tốt về kinh tế để chống lại cấm vận. Về quân sự, chuyên gia họ Kim đánh giá hiện nay chuyện đối kháng quân sự là vấn đề được truyền thông quan tâm nhất, sau khi hai hàng không mẫu hạm Mỹ dọa Trung Quốc, Trung Quốc cũng đã cử ba hạm đội cùng diễn tập liên tục, gây sức ép lại đối phương.
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng Mỹ và Nhật Bản gây sức ép với Trung Quốc từ khắp xung quanh, nhưng ông ta suy đoán rằng trong năm nay chưa có chuyện gì, chỉ đấu chứ chưa đánh, chủ yếu để dọa nhau. Nguy hiểm tại Biển Đông chỉ thực sự vào hai năm sau.
Kim Xán Vinh nhắc lại sự kiện ngày 3/6 tại Đối thoại An ninh ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tuyên bố bãi cạn Scarborough là “ranh giới đỏ” của Mỹ, ai vượt qua ranh giới này thì Mỹ và đồng minh sẽ có hành động.  Nói cách khác ý của ông Carter là nếu Trung Quốc động vào bãi cạn Scarborough là chơi bài ngửa với Mỹ.
Mới đây, cố vấn cấp cao nhất về châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rise nói thẳng thừng khi thăm Trung  Quốc rằng Biển Đông là lợi ích quốc gia tối cao của Mỹ. Nhưng Tư lệnh Hải quân của Trung Quốc cũng nói rõ Biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, liên quan đến vận mệnh cầm quyền của đảng cộng sản Trung Quốc hiện nay, vì thế Trung Quốc không thể không cải tạo đảo.
Theo Kim Xán Vinh, trước Đại hội 19 đảng cộng sản Trung Quốc vào năm 2017 sẽ không có chuyện gì nghiêm trọng xảy ra, vì công tác chuẩn bị đại hội là việc lớn. Việc tạo đảo ở bãi cạn Scarborough sẽ diễn ra vào năm sau nữa, vì Biển Đông là lợi ích trọng tâm của Trung Quốc, liên quan đến vận mệnh cầm quyền của đảng cộng sản Trung Quốc hiện nay, vì thế Trung Quốc không thể không bồi lấp, xây đảo (phi pháp).
Tại sao Mỹ lại xem trọng bãi cạn Scarborough? Thực tế, Biển Đông là một hình tam giác ngược, phía tây bắc là của tam giác là quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) hiện hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát (phi pháp) của Bắc Kinh, trong đó quan trọng nhất là Trung Quốc kiểm soát được đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm. Hiện Trung Quốc đã bố trí nhiều máy bay chiến đấu J-11B tại đây, lực lượng này có thể càn quét toàn bộ Đông Nam Á, ngoài ra còn có tên lửa đạn đạo và một hạm đội nhỏ, vì thế có thể nói đảo Phú Lâm đã được quân sự hóa, Kim Xán Vinh thừa nhận thực tế mà Trung Quốc luôn bác bỏ.
Bãi cạn Scarborough được dự báo có thể trở thành điểm nóng xung đột sắp tới ở Biển Đông
Theo Kim Xán Vinh, trên cả 7 đảo Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) hiện đã bắt đầu trang bị sẵn sàng, 3 sân bay trên các đá Chữ Thập, Su bi, Vành Khăn đã thực hiện bay thử rất tốt, đến sang năm có thể hoàn chỉnh. Trong tam giác ngược này, Trung Quốc đã kiểm soát phía tây bắc và tây nam, hiện chỉ còn khuyết một vùng ở đông bắc, đó chính là bãi cạn Scarborough, chỉ cần kiểm soát được vùng này là Biển Đông trở thành ao nhà của Trung Quốc.
http://viettimes.vn/hoc-gia-trung-quoc-van-co-quyen-luc-mytrung-se-ket-thuc-som-truoc-thoi-han-30-nam-79868.html

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Nhật đối phó nguy cơ “đóng cửa” Biển Đông, xung đột Hoa Đông



Không có gì đáng ngạc nhiên nếu Nhật Bản lo sợ Trung Quốc có khả năng sẽ kiểm soát tuyến đường biển quan trọng như chính Biển Đông. Việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo được quân sự hóa ở quần đảo Trường Sa dường như là một bước đi trong định hướng này, trang Quartz (Mỹ) nhận định.
Tàu sân bay Izumo của hải quân Nhật Bản tập trận chung với tàu sân bay Stennis của hải quân MỹTàu sân bay Izumo của hải quân Nhật Bản tập trận chung với tàu sân bay Stennis của hải quân Mỹ
Tháng trước, Bộ quốc phòng Nhật Bản đã đưa ra yêu cầu mức ngân sách kỷ lục khoảng 51 tỉ USD cho năm tài chính 2017. Đỉnh điểm mối lo an ninh của nước này chính là sự bành trướng trên biển của Trung Quốc. Thực tế, Nhật Bản có lý do để lo lắng về việc này. Trên cả Biển Đông lẫn biển Hoa Đông, Nhật Bản đang phải đối mặt với một Trung Quốc ngày càng cứng rắn, có vẻ quyết tâm trở thành một cường quốc biển không bị nước nào trói buộc, và theo đó Trung Quốc hiện đang tăng cường năng lực hải quân.
Quartz đánh giá, động thái của Trung Quốc đe dọa sẽ phá hoại nền kinh tế Nhật Bản và làm xói mòn an ninh của nước này. Biển Đông không phải là tuyến đường biển duy nhất nhưng đây là tuyến đường ngắn nhất và rẻ nhất vận chuyển năng lượng từ Vịnh Ba Tư (và nhiều hàng hóa khác từ khắp mọi nơi) đến Đông Bắc Á. Một nước ít tài nguyên thiên nhiên như Nhật Bản có lợi ích rõ ràng trong việc giữ các tuyến đường biển rộng mở và tự do.
Nhận thức được điều đó, Nhật Bản đang củng cố quan hệ đồng minh, chi nhiều hơn cho quốc phòng và nêu rõ lập trường của mình. “Tôi hết sức quan ngại với những nỗ lực liên tiếp nhằm đơn phương thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông”, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tuyên bố với các lãnh đạo châu Á tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào.
Nền kinh tế dễ bị tổn thương
Theo Quartz, Trung Quốc đang ngày càng đẩy nhanh tốc độ quân sự hóa Biển Đông trong những năm gần đây. Điều này bao gồm cả việc xây dựng các căn cứ trên các đảo nhân tạo được bồi lấp từ các rạn san hô. Một vài người cảnh báo rằng Trung Quốc muốn biến Biển Đông thành “hồ của Trung Quốc” và điều này cũng không còn xa xôi nếu Bắc Kinh tạo được “tam giác căn cứ quân sự chiến lược” trên Biển Đông giúp Trung Quốc kiểm soát nhiều hơn tuyến đường biển quan trọng này.
Đá Chữ Thập sau khi được cải tạo thành đảo nhân tạo có diện tích lớn nhất Trường Sa với một đường băng dài 3km và các nhà chứa máy bay. Đảo nhân tạo xây dựng phi pháp này có quy mô tương tương một căn cứ không quân lớn trên đất liền của Trung Quốc
Biển Đông là một trong những điểm huyết mạch trên thế giới vận chuyển dầu và khí đốt tự nhiên. Gần 60% nguồn cung năng lượng của Nhật Bản đi qua vùng biển này và phần lớn là đến từ các nước Trung Đông bao gồm Ả Rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Qatar và Iran. Than đá từ Indonesia cũng đi qua vùng biển này, tương tự với ngô, lúa mì, và lúa mạch từ Úc và khu vực Biển Đen.


Điều này khiến nền kinh tế Nhật Bản dễ bị phá hoại nếu Trung Quốc phong tỏa hàng hóa đi qua Biển Đông dù là trong thời bình hay trong cuộc xung đột trong tương lai. Và cuộc xung đột này cũng không phải là không thể xảy ra. Trung Quốc vẫn còn căm thù tội ác chiến tranh của phát xít Nhật Bản trong Thế chiến II và tin rằng Nhật Bản vẫn chưa thể hiện đủ sự hối hận về tội lỗi của mình. Cuộc triển lãm mới đây ở Đông bắc Trung Quốc tập trung vào việc xử lý các vũ khí hóa học mà Nhật Bản bỏ lại Trung Quốc. Theo trung tâm nghiên cứu Pew, 81% người Trung Quốc không có cái nhìn thiện chí với Nhật Bản, con số này đã tăng so với thập kỷ trước ở mức 70%. Trong khi đó, 86% người Nhật Bản cũng không có cái nhìn thiện chí với người Trung Quốc, trong khi thập kỷ trước con số này chỉ là 71%.
Cũng không có gì đáng ngạc nhiên nếu Nhật Bản lo sợ Trung Quốc có khả năng sẽ kiểm soát tuyến đường biển quan trọng như chính Biển Đông. Việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo được quân sự hóa ở quần đảo Trường Sa dường như là một bước đi trong định hướng này. Như ông Yoji Koda, nguyên phó đô đốc trong Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã viết trên tạp chí Chính sách châu Á hồi tháng 1/2016 rằng:
“Những hòn đảo nhân tạo xây dựng phi pháp này một khi hoàn thành sẽ mang lại cho Trung Quốc vị thế vững chắc ở quần đảo Trường Sa để kiểm soát phần lớn các tuyến giao thông liên lạc trên biển và kiểm soát các hoạt động hải quân và không quân nước ngoài.”
Nhật Bản đối phó Trung Quốc
Một cách có thể giúp Nhật Bản ngăn chặn điều này là hỗ trợ, và thậm chí tham gia vào hoạt động “tự do hàng hải” của Hải quân Mỹ ở những vùng biển Mỹ khẳng định có quyền qua lại theo luật quốc tế, kể cả nếu các nước khác cảnh báo không được làm. Hồi tháng 5/2016, tàu khu trục USS William P.Lawrence đã tiến sát bãi Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây dựng trái phép và quân sự hóa đảo nhân tạo.
Trung Quốc đã cảnh báo rằng những hoạt động này “nguy hiểm và vô trách nhiệm” và có thể dẫn tới thảm họa cho dù các nước có quyền “đi lại vô hại” qua các lãnh hải theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển.
Vào tháng 7, Tòa Trọng tài quốc tế đã đưa ra phán quyết bác bỏ các tuyên bố lãnh thổ ngang ngược và phi lý của Trung Quốc với phần lớn diện tích Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố không công nhận phán quyết và cố làm mất uy tín của tòa. Mới đây, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Mỹ tại Washington ám chỉ sự đồng thuận của Nhật Bản với hoạt động tự do hàng hải. Nếu thế giới bỏ qua cho nỗ lực thay đổi luật lệ của Trung Quốc thì hệ quả của việc này có thể còn rộng hơn cả Biển Đông. “Trong bối cảnh hiện nay, tôi ủng hộ mạnh mẽ hoạt động tự do hàng hải của Mỹ để duy trì trật tự hàng hải quốc tế dựa trên luật pháp”, bà Inada tuyên bố.
Bà Inada chỉ ra rằng Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản sẽ tham gia huấn luyện chung với hải quân Mỹ ở Biển Đông cũng như các cuộc diễn tập đơn phương và đa phương với hải quân các nước trong khu vực. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã chỉ trích những lời phát biểu của bà Inada và cho rằng hành động của Nhật Bản khiến “người ta cảm thấy thất vọng đến mức tuyệt vọng”, và bổ sung thêm rằng: “Trung Quốc quyết không nao núng trong quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền hàng hải cũng như lợi ích của mình”.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc
Chiến đấu cơ của không quân Nhật Bản
Một bài xã luận trên Tờ Hoàn Cầu, phụ bản của cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc cũng thổi phồng lời bà Inada. Bài viết gợi ý rằng các cuộc tra chung Mỹ-Nhật sẽ là “ngoại giao pháo hạm của thế kỷ XXI”, và Trung Quốc sẽ đáp lại bằng việc triển khai quân sự tới quần đảo Trường Sa. Nếu các cuộc tuần tra chung được tăng cường thì Trung Quốc sẽ thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, nhằm mục đích đe dọa Nhật Bản.
Bà Inada không nói liệu Nhật Bản có tham gia vào hoạt động tự do hàng hải hay không nhưng hè vừa rồi, Trung Quốc đã cảnh báo rằng Nhật Bản sẽ “vượt quá lằn ranh đỏ” qua hành động đó và ám chỉ rằng hành động này có thể dẫn tới xung đột quân sự. Với ký ức về cuộc Thế chiến II cùng tinh thần dân tộc ở Trung Quốc, điều này có thể trở thành sự thực.
Tuy nhiên, phát biểu của bà Inada cho thấy Nhật Bản có thể hành động theo hướng đó, có nghĩa là điểm nóng nguy hiểm nhất trên Biển đông có thể chính là tàu chiến Nhật Bản chứ không phải là một bãi ngầm hay đảo nhỏ nào.
“Hoạt động của hải quân Nhật Bản có thể tạo ra những viễn cảnh nguy hiểm như chiến tranh trực tiếp giữa hải quân hai nước. Trung Quốc không thực hiện điều gì trực tiếp chống lại hoạt động của Mỹ nhưng với Nhật Bản thì lại là chuyện khác. Chúng tôi không thể loại trừ kịch bản tàu Trung Quốc đâm tàu Nhật Bản hay tàu Trung Quốc chặn lối đi của tàu Nhật Bản”, giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á Thái Bình Dương tại Đại học Lĩnh Nam của Hong Kong trả lời Japan Times.
Theo trang Quartz (Mỹ), đối mặt với năng lực hải quân đang lên từ phía đối thủ lâu đời, Nhật Bản không chỉ tái khẳng định quan hệ chặt chẽ với Mỹ mà còn xây dựng liên minh ở bất kỳ đâu. Tại Đông Nam Á, Nhật Bản giúp tăng cường lực lượng hàng hải còn yếu của các nước tiếp giáp Biển Đông...

Binh sĩ Nhật Bản tập trận đổ bộ đường khôngBinh sĩ Nhật Bản tập trận đổ bộ đường không
Mối đe dọa trực tiếp
Quartz đánh giá, các tranh chấp trên Biển Hoa Đông cũng góp phần vào căng thẳng gia tăng giữa Nhật Bản và người hàng xóm khổng lồ Trung Quốc. Biển Hoa Đông tiếp giáp trực tiếp với bờ biển Nhật Bản chứ không giống như Biển Đông.


Trong đó, chuỗi đảo Ryukyu của Nhật Bản trải dài 1.400km về phía tây nam từ lục địa Nhật Bản, từ đảo Kyushu đến Đài Loan, giữa bờ biển Trung Quốc và Thái Bình Dương. Chuỗi đảo này bao gồm cả Okinawa, nơi đóng quân của quân đội Mỹ theo hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật. Trung Quốc từ lâu đã ngang nhiên lập luận rằng quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát nằm gần chuỗi đảo Ryukyu phải thuộc về Trung Quốc. Các ngư trường và các bồn trũng chứa khí tự nhiên chưa bị khai thác nằm xung quanh các đảo nhỏ và hoang vắng (Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư). Vấn đề này đã khuấy động sự tức giận từ cả hai nước trong những năm qua, mỗi bên lại củng cố sự hiện diện quân sự trong khu vực.
Cuối năm 2013, Trung Quốc đã đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên khu vực quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông. Bộ quốc phòng nước này cảnh báo rằng tất cả các máy bay tiến vào khu vực phải thông báo với chính quyền Trung Quốc, tự khai báo và tuân theo trật tự do Bắc Kinh kiểm soát. Việc thi hành đã chỉ ra những khó khăn và đã thất bại nhưng Trung Quốc có thể nỗ lực hơn nữa trong tương lai nếu cơ sở hạ tầng mới đi vào vận hành.
Trung Quốc đã bỏ ra 544 triệu USD để xây dựng căn cứ quân sự cho thành phố cảng Ôn Châu, nơi gần quần đảo Senkaku nhất ở Trung Quốc. Nước này cũng xây dựng cầu cảng dành cho tàu chiến trên quần đảo Nanji thuộc thành phố Ôn Châu và gần quần đảo Senkaku hơn 100km so với Okinawa. Các thiết bị khác trên quần đảo Nanji bao gồm máy bay trực thăng, thiết bị radar tiên tiến sẽ giúp Trung Quốc kiểm soát ADIZ tốt hơn.
Biên đội chiến đấu cơ J-11B của không quân Trung Quốc tuần tra trên biển
Tháng trước, Trung Quốc đã cử hàng trăm tàu đánh cá cùng vài chục tàu hải cảnh hộ tống tới gần quần đảo Senkaku. Bộ ngoại giao Nhật Bản đã mô tả hành động đơn phương này khiến leo thang căng thẳng trong khu vực. Vào tháng 3/2016, Nhật Bản đã thiết lập trạm radar mới ở đảo Yonaguni trên quần đảo Ryukyu gần quần đảo Senkaku. Trạm này là một phần của của chiến lược xây dựng quân sự lớn hơn của Nhật Bản dọc theo chuỗi đảo này nhằm giúp quản lý các hoạt động trên biển.
Xây dựng liên minh
Theo Quartz, đối mặt với năng lực hải quân đang lên từ phía đối thủ lâu đời, Nhật Bản không chỉ tái khẳng định quan hệ chặt chẽ với Mỹ mà còn xây dựng liên minh ở bất kỳ đâu. Ở Đông Nam Á, Tokyo giúp tăng cường lực lượng hàng hải còn yếu của các nước tiếp giáp Biển Đông và cung cấp các tàu tuần tra cho cả Việt Nam lẫn Philippines.
Nhưng tất nhiên, Nhật Bản không thể kiểm soát hay dự đoán các nước sẽ cư xử ra sao. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã tiến lại gần hơn với Trung Quốc và dần tách khỏi quan hệ đồng minh với Mỹ. Ông Duterte tuyên bố Philippines sẽ không tham gia vào các cuộc tuần tra chung trên biển, nhất là với hải quân Mỹ. Ông cũng chỉ đạo bộ quốc phòng bắt đầu mua những thiết bị quân sự từ Trung Quốc và Nga. Nhật cũng có quan hệ đồng minh với Úc. Một liên minh ba bên đã được thành lập giữa Nhật, Úc, Mỹ trong quan hệ với cả Biển Đông lẫn Biển Hoa Đông.
Sau “Đối thoại chiến lược ba bên”  hồi tháng 7, ba nước đã đưa ra tuyên bố nêu rõ sự phản đối mạnh mẽ tới bất kỳ hành động song phương mang tính cưỡng chế nào có thể thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng. Nói cách khác chính là những điều Trung Quốc thực hiện.
Chiến hạm hải quân Mỹ và Nhật Bản tập trân gần Philippines
Tất nhiên sự ủng hộ của Úc dành cho Nhật Bản ở Biển Hoa Đông chỉ đến thế, trong khi Tổng thống Mỹ Obama đã nhắc lại hồi tháng 4 rằng Mỹ sẽ hỗ trợ Nhật Bản nếu có xung đột trên quần đảo Senkaku, theo cam kết Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật.
Giành lại vị thế cường quốc quân sự
Nhật Bản được công nhận rộng rãi có tuyên bố chủ quyền hợp pháp với quần đảo Senkaku và vị thế của nước này ở Biển Đông là tuân theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển. Nhưng giống Trung Quốc, Nhật Bản đã thể hiện rằng nước này sẵn sàng lờ đi nếu luật này chống lại lợi ích quốc gia Nhật Bản.
Một trường hợp điển hình là sự khăng khăng của Nhật Bản rằng nước này được hưởng vùng đặc quyền kinh tế quanh đảo Okinotori, một đảo san hô không người sinh sống ở Biển Philippines. Dưới UNCLOS, để được coi là một đảo hợp pháp thì một thực thể phải có khả năng hỗ trợ con người sinh sống và có đời sống kinh tế riêng của mình. Nếu nó đáp ứng được các điều kiện này thì sẽ có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho phép nước sở hữu có quyền khai thác tuyệt đối đối với tài nguyên trong vùng biển và dưới đáy biển bao gồm cả cá, dầu và khí đốt. Còn một bãi đá thì chỉ được hưởng 12 hải lý vùng lãnh hải.
Vào tháng 7, tòa ra phán quyết rằng các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông chủ yếu là đá, bao gồm cả các đảo nhân tạo của Trung Quốc và gồm cả đảo lớn nhất ở Trường Sa là đảo Ba Bình. Nếu Ba Bình không được coi là đảo thì Okinotori cũng không được coi là đảo. Trung Quốc lập luận rằng Okinotori chủ yếu là đá và chỉ được hưởng 12 hải lý lãnh hải theo UNCLOS. Đài Loan và Hàn Quốc cũng đồng ý với Trung Quốc và nhiều chuyên gia cũng vậy.
Nhật Bản lại lập luận rằng phán quyết của tòa án không áp dụng với đảo Okinotori. Nhưng không có chứng cứ rõ ràng là có hay không. “Okinotori là gót chân Asin của uy tín của Nhật Bản trong việc giữ lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này quá quan trọng nên không thể lờ đi sự đạo đức giả được”, Jeffrey Hornung, chuyên gia châu Á tại Quỹ hòa bình Sasakawa, Mỹ tại Washington trả lời Japan Times.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada vừa thăm Mỹ và tuyên bố sẽ cùng Mỹ tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông
Nhật Bản đã chi hàng trăm triệu USD để củng cố Okinotori bao gồm cả việc củng cố các phần của đảo này bằng bê tông cốt thép và thậm chí là vận chuyển cả rặng san hô từ phòng thí nghiệm đến đây. Năm ngoái, Shintaro Ishihara sau này trở thành thống đốc Tokyo đã tổ chức một buổi trưng bày ảnh tại Okinotori. Những bức ảnh trên thể hiện cảnh vị chính trị gia phe diều hâu này đang vẫy lá cờ của Nhật Bản, điều này đã thổi bùng lên ngọn lửa giận dữ của Trung Quốc.
Kể cả với hơn 50 tỉ USD, ngân sách quốc phòng Nhật Bản vẫn còn nhỏ so với của Mỹ và Trung Quốc. Và Hiến pháp của Nhật Bản rõ ràng vẫn từ bỏ chiến tranh, nhất là ở Điều 9:
Phần lớn công chúng đều phản đối ý tưởng xem xét lại điều khoản này nhưng với Thủ tướng Shinzo Abe thì từ lâu đây đã trở thành một mục tiêu. Những cuộc bầu cử hồi tháng 7 mang lại cho Đảng Tự do dân chủ hơn 2/3 số ghế trong Quốc hội. Việc chiếm ưu thế này có thể giúp ông Abe thay đổi Hiến pháp và biến Nhật Bản một lần nữa trở thành một cường quốc quân sự.
Cho dù ông có thành công hay không, căng thẳng trên biển giữa Trung Quốc và Nhật Bản có vẻ như sẽ còn leo thang hơn nữa, Quartz kết luận.
Điều 9 Hiến pháp hòa bình Nhật Bản: Với khát vọng chân thành hướng tới hòa bình quốc tế dựa trên công bằng và trật tự, nhân dân Nhật Bản mãi mãi từ bỏ chiến tranh như một quyền chủ quyền của quốc gia  cũng như sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực như một biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế. Để thực hiện mục tiêu này, các lực lượng trên bộ, trên không và trên biển nước này, cũng như các lực lượng có tiềm năng gây ra chiến tranh khác sẽ không được duy trì. Quyền tham chiến của quốc gia cũng không được công nhận.

http://viettimes.vn/nhat-doi-pho-nguy-co-dong-cua-bien-dong-xung-dot-hoa-dong-79638.html

Không quân Trung Quốc diễn tập gần Nhật Bản, đe dọa chiến tranh


Theo South China Morning Post, ngày 25.09.2016 Trung Quốc triển khai một lực lượng quân sự lớn nhất từ trước tới nay trên khu vực gần đảo Okinawa,  tiến hành cuộc diễn tập thị uy sức mạnh với mục đích đưa ra cảnh báo cứng rắn đối với Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông.
Máy bay ném bom chiến lược và máy bay S-30 của Trung Quốc thực hành diễn tậpMáy bay ném bom chiến lược và máy bay S-30 của Trung Quốc thực hành diễn tập
Đây cũng là lần thứ 2 trong tháng này, lực lượng quân đội Trung Quốc được điều động đến vùng Tây Thái Bình Dương để thực hiện chiến thuật thị uy sức mạnh quân sự nhằm vào Tokyo
Lực lượng không quân Trung Quốc đưa một đơn vị không quân lớn bất thường bao gồm máy bay chiến đấu và máy bay ném bom chiến lược bay qua khu vực eo biển Miyako gần đảo Okinawa Nhật Bản trong cuộc thao diễn ngày 25.09.2017. 

Đây là lần thứ 2 không quân Trung Quốc tiến hành diễn tập quy mô lớn trên vùng nước Tây Thái Bình Dương trong tháng 09.2016.
Các nhà phân tích quân sự châu Á cho rằng, cuộc diễn tập mang tính chất thị uy này là một thông điệp cứng rắn gửi đến Tokyo, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố sẽ đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của ở Biển Đông. 

Nhật Bản có ý định tăng cường vị thế của mình trong khu vực đang có nhiều tranh chấp này bằng việc tham gia các hoạt động huấn luyện tuần tra biển của Mỹ trong sứ mệnh đảm bảo “Tự do hàng hải”.
Ông Shen Jinke, phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc cho biết:  Phi đoàn không quân Trung Quốc gồm khoảng 40 chiếc máy bay ném bom H-6K mang tên lửa, máy bay tiêm kích đa năng Su-30, máy bay tiếp dầu trên không bay "có trình tự" qua eo biển Miyako, thực hiện các bài tập tuần tiễu và cảnh báo sớm, không kích bất ngờ và thực hành tiếp nhiên liệu trên không trong khuôn khổ cuộc diễn tập tăng cường khả năng chiến đấu trên biển của lực lượng Không quân Hải quân PLA.
Phát ngôn viên Shen Jinke cho biết, phân đội máy bay ném bom và máy bay chiến đấu cũng thực hiện bay tuần tra theo "thông lệ" trong khu vực Nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông ngày 25.09.2016.
Ông Shen tuyên bố: "Các cuộc diễn tập thường xuyên trên Tây Thái Bình Dương và tuần tra khu vực ADIZ của lực lượng không quân là nhằm bảo vệ cái gọi là chủ quyền an ninh quốc gia và sự phát triển trong hòa bình của Trung Quốc,".


Báo Kyodo dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết: Quân đội Nhật Bản đã quan sát được một tốp 8 chiếc máy bay, trong đó có hai chiếc máy bay chiến đấu đã bay qua vùng nước eo biển Miyako sáng ngày 25.09, là tốp đầu tiên của một lực lượng lớn các máy bay quân sự Trung Quốc bay qua eo biển này sau đó. Theo Bộ quốc phòng Nhật Bản, các máy bay này không xâm phạm vào không phận Nhật Bản.
Eo biển Miyako, nằm giữa đảo Okinawa và đảo Miyako là một trong số ít tuyến đường hàng hải quốc tế, qua đó hải quân Trung Quốc có thể tiến vào Thái Bình Dương. Lần đầu tiên các máy bay không quân Trung Quốc bay qua eo biển Miyako là tháng 5,2015.
Quân đội Trung Quốc thường xuyên tiến hành các hoạt động tuần tra trong khu vực ADIZ mà nước này tuyên bố trên biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo Senkaky đang tranh chấp. Các hoạt đông này thường xuyên diễn ra từ khi Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông năm 2013. PLA cũng tăng cường thực hiện các cuộc diễn tập ở Tây Thái Bình Dương từ tháng 3.2015.
Quy mô lực lượng tham gia diễn tập gây sự quan tâm đặc biệt của thế giới và giới chuyên gia châu Á. Các nhà phân tích quân sự nhận định rằng, quy mô sự tham gia của lực lượng không quân trong của cuộc diễn tập  tầm xa mới nhất này là "chưa từng có".
Chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh Li Jie nhận xét: "Sự kiện này thực sự rất hiếm – đây là cuộc diễn tập có số lượng lớn và nhiều loại máy bay chưa từng có từ trước tới này ". Trong các cuộc diễn trận trước đây trên Tây Thái Bình Dương, số lượng máy bay tham gia thường ít hơn 20.
Ông cho rằng, cuộc tập trận này là một hành động đáp trả kế hoạch của Tokyo cho phép Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản tham gia vào các hoạt động tuần tra Biển Đông, đảm bảo "Tự do hàng hải" do Mỹ dẫn đầu.
Trong chuyến thăm tới Washington tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada tuyên bố "ủng hộ mạnh mẽ" những hoạt động của Mỹ trong sứ mệnh đảm bảo “Tự do hàng hải Biển Đông” và khẳng định sẽ tăng cường hợp tác với Mỹ trong các hoạt động hậu cần kỹ thuật trên vùng biển tranh chấp.
Nhà phân tích quân sự Antony Wong Dong ở Macau cho biết: "Đó là một cảnh báo mạnh của Bắc Kinh đến Tokyo, nếu Nhật Bản can thiệp vào Biển Đông, Trung Quốc cũng sẽ thể hiện sức mạnh quân sự trước vùng nước chủ quyền của Nhật Bản,".
Wong đưa ra nhận xét: Các cuộc diễn tập quân sự trên vùng biển Hoa Đông và Biển Đông ngày càng trở lên thường xuyên hơn, gia tăng cả tần suất và quy mô lực lượng.
Đây là lần thứ hai lực lượng không quân Trung Quốc tiến hành các hoạt động răn đe trên vùng nước Tây Thái Bình Dương trong tháng 9. Ngày 12.09, một phi đoàn máy bay ném bom, tiêm kích, có sự tham gia của máy bay do thám và cảnh báo sớm,  máy bay tiếp dầu trên không đã bay qua khu vực kênh Bashi, nằm giữa Đài Loan và Philippines.
Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc Shen Jinke cho biết: Trong thời gian này, các lực lượng vũ trang Trung Quốc sẽ liên tục tổ chức các cuộc diễn tập xuyên qua "chuỗi đảo thứ nhất", đề cập đến vùng nước thuộc quần đảo Ryukyu của Nhật Bản và của Đài Loan.
"Trung Quốc sẽ hành động quyết liệt nhằm chứng minh rằng, PLA có khả năng bẻ gãy tuyến phòng thủ “chuỗi đảo thứ nhất”, đây chính là mối đe dọa đáng kể cho các lực lượng vũ trang Trung Quốc cả về mặt tâm lý và yếu tố thực tế về an ninh quốc phòng," ông Wong tuyên bố.
Những động thái quân sự của Trung Quốc cho thấy, Bắc Kinh đang nỗ lực gây áp lực lên Tokyo nhằm ngăn chặn khả năng Nhật Bản tham gia các hoạt động duy trì “tự do hàng hải” trên Biển Đông. 

Những nỗ lực này hướng tới việc làm suy giảm ảnh hưởng của Mỹ đến các quốc gia láng giềng Trung Quốc, đồng thời đe dọa nguy cơ chiến tranh trên Biển Đông và biển Hoa Đông, bất chấp phán quyết của Tòa La Hay và sự phản đối của cộng đồng quốc tế.
http://viettimes.vn/khong-quan-trung-quoc-dien-tap-gan-nhat-ban-de-doa-chien-tranh-79268.html

Hệ thống tác chiến điện tử cầm tay cực độc của Mỹ

Để chứng minh năng lực tác chiến điện tử của mình, Mỹ tuyên bố đang phát triển hệ thống tác chiến điện tử cầm tay cực độc đáo.

Sản phẩm mới

Theo Businesswire ngày 27/9, Tập đoàn quốc phòng Anh (chi nhánh tại Mỹ) là BAE Systems tuyên bố phát triển thành công hệ thống tác chiến điện tử trang bị cho cá nhân rất gọn nhẹ nhằm mục đích trang bị cho binh sĩ Mỹ.

Theo giới thiệu từ nhà sản xuất, bằng cách sử dụng thuật toán xử lý nhận thức, hệ thống tác chiến điện tử (EW) cá nhân dễ dàng phát hiện, xác minh nhiều tín hiệu can thiệp, đặc biệt là những thiết bị làm nhiễu hoặc tín hiệu thông tin liên lạc của đối phương liên tục biến đổi theo môi trường.

Hệ thống cải thiện khả năng của các loại máy phân tích quang phổ cầm tay trước đây thường rất to lớn và tiêu tốn nhiều điện năng, đại diện của BAE System, ông Joshua Niedzwiecki cho biết đồng thời giới thiệu thêm:

Với khả năng sử dụng thuật toán xử lý tín hiệu cực hiện đại, hệ thống tác chiến điện tử cá nhân của Mỹ có khả năng giảm đáng kể thời gian và năng lực tính toán cần thiết để xử lý hiện đã phát hiện, đến mức độ mà nó chỉ cần một vi mạch có nguồn điện năng thấp.

He thong tac chien dien tu cam tay cuc doc cua My
Hệ thống tác chiến điện tử cầm tay. Ảnh minh họa.

Dù không có con số cụ thể nhưng BAE Systems cho biết, kết quả thực tế, kích thước, trọng lượng và điện năng của thiết bị giảm 10 lần so với máy phân tích quang phổ thông thương, nhà sản xuất tuyên bố.

Ông Joshua Niedzwiecki tiết lộ: "Cùng với việc giảm đáng kể kích thước, trọng lượng và điện năng tiêu thụ là hiệu quả tăng lên gấp nhiều lần so với những hệ thống trước đó. Hệ thống này sẽ giúp cho phi công của chúng ta dễ dàng nhận biết, phân loại và xử lý nhiều loại tín hiệu trên chiến trường, điều đó rất quan trọng đối với nhận biết tình huống chiến thuật".

Joshua Niedzwiecki cho biết, trong những lần thử nghiệm thực tế gần đây, hệ thống tác chiến điện tử cá nhân mới này đã chứng minh khả năng xác minh được hơn 10 loại tín hiệu can thiệp phức tạp vào hệ thống tác chiến điện tử của quân đội Mỹ trong môi trường thực chiến.

Những hệ thống đình đám trong quân đội Mỹ

Hiện nay, Mỹ sở hữu rất nhiều hệ thống tác chiến điện tử khác nhau bao gồm cả trên không, trên biển và mặt đất, tuy nhiên trong những cuộc chiến Mỹ từng tham gia gần đây, phần lớn Mỹ dùng những phương tiện tác chiến điện từ đường không, trong đó có máy bay EP-3E và EA-18G Growler.
EP-3 là loại máy bay trinh sát điện tử hiện đại, được trang bị những thiết bị tiên tiến nhất, nó có thể nắm bắt và giám sát điều khiển các tham số radar, thông tin vô tuyến điện hoặc tham số tác chiến điện tử. Hiện tại phiên bản EP-3 đang phục vụ trong Hải quân Mỹ là EP-3E ARIES II với số lượng 12 chiếc.

Chức năng chính của máy bay trinh sát điện tử EP-3E là giám sát, khống chế các động thái trên biển, thu thập tin tình báo điện tử, thu quét mục tiêu tầm xa và tuần tra bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế. Ngoài chức năng trinh sát, khi cần thiết EP-3E vẫn có thể mang theo ngư lôi, bom chìm, tên lửa Harpoon để diệt hạm hay tên lửa không đối không tầm ngắn Sidewinder để tự vệ.

Ngoài EP-3E, quân đội Mỹ còn sử dụng máy bay tác chiến điện tử hàng đầu hiện nay là EA-18G Growler. Theo đánh giá của Chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long, đặc điểm lớn nhất của máy bay tác chiến điện tử EA-18G là một “sát thủ toàn năng”, có cả khả năng “cứng” và “mềm”.

He thong tac chien dien tu cam tay cuc doc cua My
Máy bay EA-18G.

Nó kết hợp được 2 chức năng, bởi vì nền tảng của nó là máy bay FA-18E/F, đó là loại máy bay trang bị cho tàu chiến hiện có của Mỹ, cho nên khả năng vận tải lớn.

Theo Đỗ Văn Long, nhìn vào khả năng mềm của EA-18G, nó có hai đột phá so với Prowler. EA-18G có 2 khoang treo lần lượt tên là khoang treo 99 và 218. Khoang treo 99 có hình thù kỳ lạ, mô hình gây nhiễu của nó đã chuyển từ gây nhiễu kiểu rải bom trước đây sang gây nhiễu chính xác.

Trước đây, khi Mỹ đánh Iran, nếu không đánh được thì đem bom rải để san bằng, hình thức gây nhiễu này chính là gây nhiễu kiểu rải thảm. Nhưng EA-18G lại có thể tìm được chính xác một đoạn băng tần, tiến hành gây nhiễu kiểu “định điểm” chính xác, tức là muốn gây nhiễu ai thì người đó sẽ bị gây nhiễu.

Khoang 218 có thể gây nhiễu thông tin của đối phương ở tàu chiến, có thể chặn và nghe rõ được thông tin, nhưng lại không hề gây nhiễu gì cho thông tin của bên mình (quân Mỹ), cho nên đây là một hình thức gây nhiễu rất thông minh, khả năng này có sự khác biệt về chất so với Prowler.

EA-18G là một thủ đoạn/quyết sách then chốt trong tác chiến của quân Mỹ. Trước hết, khi chiến đấu nó có thể trinh sát, thu thập các loại thông tin, ghi nhớ các loại radar của đối phương, nó có khả năng máy tính rất mạnh, toàn bộ đều có thể lưu trữ.

Sau đó, EA-18G ngắm vào radar thì sẽ chính xác sẽ là radar đó, tức là tất cả những yếu tố thuộc về radar sẽ bị nó thu lại như vị trí triển khai, tần suất… Việc gây nhiễu chính xác của nó chính là một thủ đoạn trinh sát, thủ đoạn sát thương mềm – tức là gây nhiễu chủ động.

Bên trong việc gây nhiễu chủ động có gây nhiễu mang tính áp chế, có gây nhiễu làm tắc nghẽn chính xác, đồng thời còn có gây nhiễu kiểu đánh lừa, nó có thể tạo ra rất nhiều mục tiêu giả, đánh lừa đối phương là lực lượng tấn công đã tới, trên thực tế là không hề có. Sự điều chỉnh máy tính của nó có thể tạo ra các loại hình thức biên đội để tạo ra mục tiêu giả cho đối phương, đây chính là một loại gây nhiễu điện tử.

Ngoài ra còn biện pháp sát thương cứng, tức là nó mang theo tên lửa chống bức xạ, tên lửa này có thể tiến hành tấn công chính xác đối với các cơ sở thông tin radar của đối phương. Sát thương cứng của nó cũng gồm cả việc không sử dụng thủ đoạn điện tử, như mang theo một số vũ khí gồm AM120 hoặc bom dẫn đường chính xác.

Những vũ khí nào mà FA-18E/F có thể mang theo thì EA-18G cũng có thể mang theo, nhưng công suất của EA-18G lớn hơn FA-18E/F, do máy phát điện của nó đã được thay đổi, công suất lớn hơn EA-6B, nên nó mới có thể áp chế đối phương.

Máy bay EA-18G Growler đã thể hiện xuất sắc trong Chiến dịch El Dorado Canyon không kích Libya, đã can thiệp điện tử có hiệu quả, áp chế được hỏa lực phòng không mặt đất, đồng thời cũng đều đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh vùng Vịnh và chiến tranh Iraq (lần thứ nhất) và được gọi là lực lượng xương sống của máy bay tác chiến điện tử Mỹ.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/he-thong-tac-chien-dien-tu-cam-tay-cuc-doc-cua-my-3319721/?paged=2


Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Mỹ báo động "bộ ba đảo nhân tạo" Trung Quốc ở Biển Đông



Lược trích:
"... - Trung Quốc đang thực hiện quyết tâm chắc chắn trong việc xây dựng và tổ chức "Bộ ba đảo lớn."
- Trung Quốc đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng về quân đội Mỹ trong vài thập kỷ qua. Quân đội Trung Quốc (PLA) và các nhà lãnh đạo Bắc Kinh rất quen thuộc với năng lực thực sự của Mỹ.
- Những nhà lãnh đạo Quân đội Trung Quốc không phải là người thiếu trình độ. Họ có những biện pháp cần thiết để bảo đảm các căn cứ tiền đồn có một cơ hội sống sót trong chiến đấu đủ lâu để tạo thành thách thức đáng lo ngại cho quân đội Mỹ..."
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung Quốc xây dựng tới 3 căn cứ quân sự trên ba đảo nhân tạo phi pháp, mỗi căn cứ đều có quy mô đủ lớn để triển khai một trung đoàn máy bay chiến đấu và cơ sở hậu cần. Trên ba đảo nhân tạo sẽ hình thành một sư đoàn không quân tăng cường, một lực lượng sẵn sàng chiến đấu trên biển với khoảng 17.000 binh sĩ, RAND cảnh báo.
Đá Vành Khăn đã bị Trung Quốc bồi lấp trái phép thành đảo nhân tạo với đường băng, nhà chứa máy bay và các cơ sở quân sựĐá Vành Khăn đã bị Trung Quốc bồi lấp trái phép thành đảo nhân tạo với đường băng, nhà chứa máy bay và các cơ sở quân sự
Trong 2 năm qua, Trung Quốc nạo vét và bồi đắp  rạn san hô, xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông với mục đích hiện thực hóa cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" phi pháp trên Biển Đông, ngang ngược tiếp tục tiến hành ngay cả sau phán quyết của Tòa Trọng tài The Hague.
Trong khi Mỹ và các quốc gia khác liên tục lên tiếng phản đối chiến dịch bồi đắp đảo phi pháp của Trung Quốc, một số nhà phân tích Mỹ và các chuyên gia lại tỏ ra xem thường những tác động tiềm ẩn của những đảo nhân tạo lên sự cân bằng lực lượng trong khu vực. Một nghiên cứu gần đây của RAND cho biết:
Những thực thể vật lý (đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa) có thể lưu trú một số ít các tên lửa SAM và máy bay chiến đấu ... đó không phải là một yếu tố quan trọng trong các hoạt động tác chiến cường độ cao chống lại lực lượng quân sự Mỹ, ngoại trừ những giờ đầu tiên của cuộc xung đột tiềm năng.
Một nhà phân tích khác lại nhận xét rằng, đây là chuyện thần thoại nếu cho rằng, những khả năng của các căn cứ mới có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh: "Trong thời đại của vũ khí tấn công chính xác, bất kỳ và gần như tất cả các mục tiêu cố định nào cũng có thể bị phá hủy một cách dễ dàng". 
Nhưng nếu kết hợp năng lực chống tàu và phòng không hàng đầu của Trung Quốc  - cùng với quy mô xây dựng khổng lồ, rộng lớn đến kinh ngạc trên các đảo nhân tạo của Trung Quốc – thì đó là tín hiệu báo động, đòi hỏi cần thiết phải xem xét một cách nghiêm túc tác động tiềm ẩn của những đảo nhân tạo này đến chính sách ngoại giao Mỹ và xây dựng kế hoạch dự phòng, cũng như sự cần thiết phải thực hiện tất cả nhưng biện pháp có thể ngăn chặn tiến trình quân sự hóa hoàn toàn các đảo nhân tạo của Bắc Kinh, RAND khuyến nghị.
Đảo nhân tạo là điểm tập kết binh lực sẵn sàng chiến đấu


Trong khi chính quyền Bắc Kinh liên tục tuyên bố rằng dự án bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp chỉ dành cho các mục đích phi quân sự, Trung Quốc và chủ tịch Tập Cận Bình cam kết rằng Trung Quốc không có ý định quân sự hóa các đảo nhân tạo này, những bức ảnh gần đây cho thấy  Bắc kinh đang xây dựng với quy mô lớn sân bay và cơ sở hạ tầng cho một căn cứ quân sự. Những hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự được tập trung vào những hòn đảo được gọi là "Bộ ba đảo lớn": Đá Chữ Thập, Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn.
Tất cả 3 đảo nhân tạo lớn này đều có đường băng quân sự dài đến  ba trong số những hòn đảo mới sẽ có khoảng 10.000 ft (hơn 3.000 m), cảng nước sâu, nhà chứa máy bay được gia cường để có thể tiếp nhận đến 24 máy bay chiến đấu như máy bay ném bom, máy bay tiếp dầu trên không, máy bay do thám và cảnh báo sớm. Tương tự như vậy, các công trình hạ tầng hỗ trợ đảm bảo khác có ý nghĩa quan trong cũng được xây dựng.
Nếu làm một thử nghiệm, so sánh sơ bộ kích thước của khu vực sân bay trên đảo Đá Chữ Thập với những những sân bay quân sự trong đại lục của Trung Quốc ( Ví dụ căn cứ không quân Suixi - hình 1) cho thấy căn cứ quân sự này có lẽ được xây dựng để đảm bảo hoạt động một đơn vị không quân Trung Quốc cấp trung đoàn (Đáng chú ý là Trung Quốc đang trong quá trình chuyển đổi các đơn vị không quân chuyên ngành lên cấp lữ đoàn đa phương tiện tác chiến đường không, nhưng ở đây chỉ xem xét cấp đơn vị hiện hành – trung đoàn).
Có thể thấy được trên cả ba đảo nhân tạo xây dựng trái phép có sự hiện diện của đường chạy dài 400 mét cùng với sân tennis và bóng rổ, cũng như  với như khu nhà liên tiếp có thể sẽ là doanh trại, sở chỉ huy, nhà xưởng, nhà kho. Trung Quốc thậm chí đã thảo luận công khai kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân di động để cung cấp năng lượng cho các đảo.
Căn cứ trên đảo Đá Chữ Thập và căn cứ Suixi ở Trung Quốc
Với hơn 24 nhà chứa máy bay được xây dựng trên mỗi căn cứ thuộc "bộ ba khổng lồ ", tất cả các máy bay chiến đấu thuộc một trung đoàn không quân Trung Quốc sẽ có chỗ đậu thường xuyên trong nhà trên mỗi đảo nhân tạo. Điều này có nghĩa là đây không phải là sân bay chuyển tiếp cho máy bay hoạt động luân phiên thường xuyên. Đây chính các căn cứ không quân lớn đang được hình thành.
Có thể nghĩ rằng giới quân sự Trung Quốc chắc chắn không có kế hoạch duy trì sự hiện diện các máy bay chiến đấu lâu dài trên các hòn đảo này với mục đích sử dụng lực lượng tại chỗ để chống lại sự can thiệp của Mỹ. Có thể, khi các máy bay không đoàn Su-27 bay lên từ đảo Đá Chữ Thập, căn cứ nhiều khả năng sẽ bị thiêu hủy trong vòng vài giờ sau khi bắt đầu bất cứ cuộc xung đột nào trên Biển Đông."
Nhưng nếu đó không phải là mục đích sử dụng để chống lại sự can thiệp của quân đội Mỹ, tại sao Trung Quốc lại xây dựng tới ba căn cứ? Ngay trước khi tiến hành bồi đắp các đảo phi pháp, xây dựng căn cứ quân sự trên đảo, Trung Quốc có thể dễ dàng áp đảo các đối thủ tiềm năng trong khu vực với các cụm tàu hải quân tấn công chủ lực, tàu sân bay và các căn cứ không quân trên đất liền cũng như trên đảo Hải Nam. Nếu Trung Quốc chủ động xây dựng chỉ là một căn cứ quân sự trên đảo nhân tạo với hàng chục máy bay chiến đấu, mục đích chiến lược đã hướng tới một đối tượng tác chiến có tiềm lực quân sự lớn hơn nhiều lần so với các đối thủ địa phương.
Trung Quốc xây dựng tới 3 căn cứ quân sự trên ba đảo nhân tạo phi pháp, mỗi căn cứ đều có quy mô đủ lớn để triển khai đến một trung đoàn máy bay chiến đấu (hoặc lữ đoàn) và cơ sở hậu cần kỹ thuật đảm bảo cho các hoạt động tác chiến trên không. Như vậy trong tương lai, ba trung đoàn không quân được triển khai cố định trên trên ba đảo nhân tạo sẽ hình thành một sư đoàn không quân tăng cường, một lực lượng sẵn sàng chiến đấu trên biển với khoảng 17.000 quân nhân. Sự hiện diện của một lực lượng quân sự lớn cho thấy Trung Quốc đang hướng tới một kẻ thù lớn hơn trong tương lai.
Khởi động lá chắn: Trung Quốc có thể nhanh chóng triển khai hệ thống A2/AD.
Nếu Trung Quốc đang xây dựng "Bộ ba đảo lớn" nhằm ngăn chặn hoặc chống lại sự can thiệp vào khu vực, kế hoạch của Bắc Kinh sẽ bao gồm việc triển khai "phản kích sự can thiệp" (thuật ngữ của Trung Quốc) hệ thống chống xâm nhập / ngăn chặn tiếp cận (A2/AD) hệ thống của hệ thống này làm dấy lên sự lo ngại rất lớn từ phía Mỹ .
Với việc triển khai các phương tiện tác chiến gần đây tại căn cứ quân sự trên đảo Phú Lâm (tiền đồn mà Trung Quốc xây dựng trên quần đảo Hoàng Sa đánh chiếm trái phép của Việt Nam) như tên lửa HQ-9 đất-đối-không (SAM), tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu YJ-62 (ASCM), máy bay chiến đấu J-11, có thể tin rằng Bắc Kinh sẽ không ngần ngại đưa các phương tiện tác chiến này ra các đảo "Bộ ba đảo lớn", tăng cường thêm các tổ hợp tên lửa đạn đạo đất-đối- biển (SSM) và tên lửa hành trình tấn công mặt đất (LACM) thuộc Lực lượng tên lửa chiến lược số 2 của PLA (Quân đoàn pháo binh tên lửa số 2 của Trung Quốc).
Những các vòng tròn phạm vi tấn công hiệu quả của các loại tên lửa khác nhau cho thấy, trong tình huống đối phó với một cuộc tấn công tiềm năng, Trung Quốc sẽ có chiếc ô lá chắn lồng vào nhau và cùng có sự yểm trợ lẫn nhau. hệ thống tên lửa phòng không SAM, bố trí trên các đảo có thể bao trùm hầu hết quần đảo Trường Sa và các tổ hợp tên lửa ASCM khống chế một khu vực rộng lớn ở trung tâm Biển Đông, bao trùm cả lên nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn của các quốc gia láng giềng.
Trước đây, quân đội Mỹ có thể tự do hoạt động trên các sân bay quân sự miền Nam Philippines, nằm ngoài phạm vi hoạt động của tên lửa đạn đạo mang đầu đạn thông thường và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất. Nhưng tình hình hiện nay cho thấy, Trung Quốc hiện nay có khả năng tấn công với các tên lửa đạn đạo DF-21C tấn công mặt đấy hoặc tên lửa hành trình  CJ -10 vào các căn cứ quân sự của Mỹ và đồng minh, các sân bay trên khắp Philippines và thậm chí đến tận Singapore.
Tổ hợp tên lửa HQ-9 mà Trung Quốc triển khai trên đảo Phú Lâm, đánh chiếm phi pháp từ Việt Nam
Phạm vi tác chiến của các loại vũ khí Trung Quốc trên các đảo nhân tạo xây phi pháp ở Biển Đông cũng như tầm bắn của tên lửa đạn đạo DF-21 và tên lửa hành trình CJ-10
Khu vực vùng biển Sulu và Celebes  trước đây là vùng nước hoạt động an toàn của tàu sân bay Mỹ, nằm ngoài phạm vi tấn công của tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D (ASBM), bây giờ có thể sẽ nằm trong phạm vi tấn công của các ASBM phóng từ căn cứ trên đảo nhân tạo. Tình huống này sẽ là thách thức lớn phạm vi cơ động của tàu sân bay và lực lượng không quân trên boong  trong các hoạt động tác chiến ở phạm vi không tiếp dầu (khoảng 500 hải lý) với nguy cơ rủi ro cao trong một chiến dịch quân sự trên không phận quần đảo Trường Sa.
Tình huống sẽ trở lên tồi tệ hơn bao giờ hết nếu Trung Quốc tiến hành bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa một thực thế vật lý trên Biển Đông, tương tự như bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc chiếm đóng từ phía Philippines năm 2012. Thời gian gần đây Trung Quốc đã gia tăng các hoạt động hướng tới việc thực hiện hóa ý đồ này. Lúc đó pham vi hoạt động hiệu quả của hệ thống A2/AD của Trung Quốc sẽ bao gồm gần như toàn bộ khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố phi pháp trong “đường 9 đoạn” mơ hồ và không có tính pháp lý.
Một thực tế đáng chú ý, tất cả các phương tiện của hệ thống A2 / AD của Trung Quốc đều có khả năng cơ động cao, việc triển khai các phương tiện tác chiến có thể diễn ra trong đêm. "Bộ ba đảo lớn" đều có cảng nước sâu, cho phép các tàu vận tải trọng tải lớn, phương thức duy nhất có thể vận chuyển lực lượng, các phương tiện cơ giới và các phương tiện vận tải. Điều đó có nghĩa là, Trung Quốc đến thời điểm này có thể đưa vào hiện thực hóa hệ thống A2/AD bất cứ lúc nào.
Trong tương lai gần, Mỹ phải đối mặt với những thách thức lớn. Trung Quốc sẽ thiết lập hệ thống chống tiếp cận (A2/AD) nhằm đẩy lùi Mỹ ra khỏi Biển Đông, bằng cách nào Mỹ có thể ngăn chặn được khả năng này? Những học thuyết quân sự nào cần được phát triển để vô hiệu hóa hệ thống "phản can thiệp" của Bắc Kinh?
Máy bay tàng hình không người lái X-47B là những loại vũ khí tối tân Mỹ đặt niềm tin trong các trận chiến tương laiMáy bay tàng hình không người lái X-47B là những loại vũ khí tối tân Mỹ đặt niềm tin trong các trận chiến tương lai
Trung Quốc hoàn toàn tin tưởng rằng, các căn cứ trên đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp có thể duy trì được khả năng sống còn khi đối mặt với sự can thiệp quân sự của Mỹ. Có ba điểm then chốt:
- Trung Quốc đang thực hiện quyết tâm chắc chắn trong việc xây dựng và tổ chức "Bộ ba đảo lớn."
- Trung Quốc đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng về quân đội Mỹ trong vài thập kỷ qua. Quân đội Trung Quốc (PLA) và các nhà lãnh đạo Bắc Kinh rất quen thuộc với năng lực thực sự của Mỹ.
- Những nhà lãnh đạo Quân đội Trung Quốc không phải là người thiếu trình độ. Họ có những biện pháp cần thiết để bảo đảm các căn cứ tiền đồn có một cơ hội sống sót trong chiến đấu đủ lâu để tạo thành thách thức đáng lo ngại cho quân đội Mỹ.
Cần hiểu rất rõ ràng quy mô to lớn của các đảo nhân tạo phi pháp hiện có và những gì minh chứng cho quyết tâm đầy tham vọng của Bắc Kinh. Khi nói về chiến dịch bồi đắp đảo của Trung Quốc, một điệp khúc điển hình trên truyền thông là bao nhiêu ngàn mẫu đã được bồi đắp và xây dựng. Đồng thời các nhà phân tích luôn cho rằng có thể xóa sổ các tiền đồn này chỉ bằng một loạt tên lửa hành trình có độ chính xác cao.


Nhưng hãy xem xét một số so sánh: trên đảo Đá Chữ Thập, chỉ có một phần rất nhỏ đường băng nằm trên rạn san hô. Căn cứ hiện nay ở đảo Đá Chữ Thập là một căn cứ không quân điển hình và có một bến cảng nước sâu khá lớn, điều đó nói lên công trình đã xây dựng với quy mô lớn đến mức nào. Đảo Đá Xu bi bị bồi đắp lớn hơn gần 50%, kèm theo một cảng nước sâu có chiều dài hơn hai dặm. Một so sánh hình ảnh giữa đảo Đá Xu bi và với Pearl Harbor cho thấy những gì mà Trung Quốc đã phát triển từ điểm xuất phát hoàn toàn bằng không.
Đảo Đá Vành Khăn nếu so với với các đảo của các bên tranh chấp khác trong khu vực và các dự án bồi đắp đảo khác, quy mô xây dựng ở đây có thể nói hơn tất cả tất cả các đảo khác gộp lại. Tất cả các căn cứ lớn nhất của những quốc gia có tranh chấp trên Biển Đông vừa vặn bằng một nửa vùng nước mà đảo Đá Vành Khăn bao bọc. Từ góc nhìn so sánh, chu vi vùng đất của đảo Đá Vành Khăn gần bằng chu vi của Quận Columbia. Bắc Kinh rõ ràng đã đặt niềm tin rất lớn vào các đảo – căn cứ tiền tiêu mới xây dựng trái phép ở Biển Đông.
So sánh các đảo của các bên tranh chấp trên Biển Đông và quận Columbia Mỹ
Trung Quốc đặc biệt chú ý đến khả năng tấn công chính xác của Mỹ (PLA cũng có những loại vũ khí này). Nhằm đối phó với vũ khí Mỹ, Bắc Kinh sẽ tiến hành những biện pháp gì để có thể lên kế hoạch nhằm đảm bảo khả năng tác chiến hiệu quả các đảo tiền tiêu - căn cứ quân sự trong cuộc xung đột vũ trang cường độ cao?
Đầu tiên, cần nhận thức rõ ràng, tất cả các hệ thống vũ khí hiện đại hóa cao chống can thiệp  đều là các hệ thống cơ động. Nếu vũ khí được bố trí trên đảo cát nhỏ thì thực tế các các mục tiêu này không có ý nghĩa. Nhưng trên một hòn đảo nhân tạo có diện tích như đảo Đá Xu bi hoặc Đá Vành Khăn, các phương tiện tác chiến sẽ không đứng cố định, kiên nhẫn chờ đợi để bị phá hủy hoàn toàn. Diện tích vùng đất của Đá Vành Khăn là hơn 8 dặm dài. Nếu lái xe chạy trên đảo với tốc độ cao cũng phải mất gần mười phút.
Có rất nhiều công trình xây dựng vững chắc đã hình thành, tất cả các cơ sở hạ tầng này, quân đội Trung Quốc (PLA) đều có thể sử dụng để cơ động những hệ thống vũ khí đến những điểm mà đối phương không mong đợi. Điều này khiến lực lượng tấn công khó có thể tập kích bao trùm bằng các đầu đạn chứa chất nổ mạnh (các loại đầu đạn phi hạt nhân) với hy vọng tiêu diệt mục tiêu.
Ngay cả khi máy bay Mỹ có thể tiến hành các cuộc tập kích đường không mà không bị tấn công khi phải đối mặt với hàng chục máy bay tiêm kích Trung Quốc và các đòn phản kích của tên lửa SAM, thành công cùng hoàn toàn không chắc chắn.
Cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Mỹ đã có nhưng kinh nghiệm săn đuổi các tổ hợp tên lửa di động trong điều kiện thống trị bầu trời (không bị đe dọa bởi bất cứ lực lượng phòng không nào), "trong 42 lần tiến hành các hoạt động bay vòng quanh thám sát khu vực, truy tìm các bệ phóng tên lửa cơ động, chỉ có 8 lần không quân Mỹ phát hiện chính xác mục tiêu để tiêu diệt".
Trong thực tế chiến trường, hệ thống A2/AD có các phương tiên tác chiến di động, hòa nhập vào hạ tầng cơ sở đã khiến một số nhà phân tích nhận định rằng, lực lượng phòng ngự có thể chiếm được ưu thế hơn so với các phương tiện tấn công chính xác trong nhiều trường hợp:
Các xe chuyên dụng của PLA có thể ẩn nấp trong các rừng cây nhân tạo hoặc giữa các công trình xây dựng cùng với số lượng lớn các nhà chờ dã chiến mái vòm, không trong suốt với radar, có thể là những kết cấu thường xuyên để che giấu các phương tiện tác chiến,  nhưng hầu hết các nhà vòm lại luôn trống rỗng, điều đó khiến cho các đòn tấn công trở lên không hiệu quả.
PLA cũng có thể phát triển các thiết bị nghi binh khá dễ dàng và rẻ tiền ... một công ty tư nhân Nga đã phát triển các bộ thiết bị nghi binh bằng cao su bơm hơi của hầu hết các loại phương tiện tác chiến, như tổ hợp tên lửa phòng không S-300 ... Cuối cùng, các mục tiêu mặt đất có giá trị cao có thể được bảo vệ bằng hệ thống phòng không tầm gần và cận gần, trong đó có súng tự động điều khiển bằng radar và các tổ hợp tên lửa nhỏ, tầm gần.
Những tổ hợp phòng không tầm gần đang được xây dựng trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp hiện nay. Có thể thấy được "các công trình xây dựng hình lục giác không rõ mục đích" chính là các tháp triển khai vũ khí phòng không tầm gần. Chúng được xây dựng trên mỗi góc của đảo, nếu kết nối các tháp phòng không lại với tầm bắn của các loại vũ khí mà Trung Quốc hiện có, có thể tạo lên một bức tường lửa thật sự. Mỗi công trình xây dựng lục giác đó trên “Bộ ba đảo lớn” có cùng kích thước và hình dạng với tháp hỏa lực súng phòng không tầm gần, được triển khai trên đảo Ga Ven, tiền đồn nhỏ hơn của Trung Quốc.
Từ suy luận này có thể thấy rằng, ở mỗi góc đảo nhân tạo lớn sẽ được bố trí các hệ thống vũ khí phòng thủ tên lửa gồm một cụm có từ năm, sáu khẩu đội súng phòng không tốc độ cao hoặc tổ hợp phóng tên lửa tầm gần. Sử dụng một số lượng lớn các tổ hợp súng tự động phòng không, tên lửa tầm gần chống tên lửa hành trình là hình thái chiến thuật phòng thủ nhằm bắn hạ các máy bay tự sát Kamikazes trong Thế chiến II. Thực tế, các nguy cơ đe dọa bằng tên lửa hành trình cũng tương tự như vậy: Tomahawk giống như một chiếc máy bay có kích thước nhỏ, mang theo một khối lượng chất nổ bay từ hướng biển với tốc độ cận âm, được điều khiển bởi một phi công cảm tử.
Hệ thống phòng thủ tên lửa trên đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đặp phi pháp ở Biển Đông
Căn cứ từ những phân tích trên có thể thấy, các đảo nhân tạo - căn cứ quân sự tiền tiêu của Trung Quốc, được xây dựng với tính toán từ đầu trong thời đại của vũ khí có độ chính xác cao và có biện pháp đối phó thích hợp với đòn tấn công phủ đầu hủy diệt. Ví dụ, gần đây các nhà phân tích của Trung tâm Chiến lược và Thẩm định ngân sách Mỹ đã đưa ra kiến nghị nhằm giảm khả năng sát thương phá hoại của loạt tên lửa có điều khiển và dẫn đường với độ chính xác cao là:
1. Tiến hành các hoạt động tác chiến trên cơ sở "cụm phòng không" để "buộc kẻ thù phải phân tán hỏa lực trong cuộc không kích với số lượng mục tiêu lớn hơn. Tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa bằng phương án hiệp đồng tác chiến lẫn nhau giữa hệ thống súng phòng không tốc độ cao và tên lửa phòng không tầm gần thuộc mỗi cụm hỏa lực." (Các vùng phòng không, phòng thủ tên lửa đan xen lẫn nhau ).
2. Tăng khả năng duy trì sự sống còn và khả năng hoạt động của căn cứ bằng cách phân tán các cơ sở hạ tầng đảm bảo quan trọng và mục tiêu có ý nghĩa quân sự cao, buộc đối thủ tấn công phải sử dụng nhiều vũ khí hơn để tấn công và làm suy giảm hiệu quả chiến đấu, tăng nguy cơ tổn thất vũ khí trang bị. (các nhà chứa máy bay được gia cố chống tập kích đường không,  các hầm chứa nhiên liệu ngầm được xây dựng mở rộng ra trên toàn bộ diện tích đảo.
3. Có sự chuyển tiếp từ hệ thống phòng không tầm trung đến hệ thống bằng súng tự động và tên lửa phòng không tầm gần nhằm tăng cường mật độ hỏa lực của hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa, buộc lực lượng tấn công phải sử dụng các loại vũ khí có giá thành rất cao. (Ví dụ, triển khai các hệ thống phòng thủ đánh chặn tên lửa hành trình Tomahawk TLAM và tên lửa hành trình JASSM, những loại vũ khí này đều có giá trị hàng triệu đô la.)
Được triển khai sức mạnh chiến đấu đầy đủ, các căn cứ trên đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp của Trung Quốc chỉ có thể bị tiêu diệt trong điều kiện bị tấn công phủ đầu với mật độ hỏa lực lớn.
Vấn đề loại bỏ hệ thống chống xâm nhập/ ngăn chặn tiếp cận A2/AD sẽ được giải quyết thông qua những học thuyết quân sự mới như Khái niệm Tác chiến Liên kết phối hợp (JOAC), Khái niệm chung về hoạt động thâm nhập và cơ động lực lượng trên quy mô tác chiến toàn cầu (JAM-GC) và chiến lược mũi nhọn thứ ba.
Trọng tâm của kế hoạch trước mắt là cần tiến hành các biện pháp quân sự - ngoại giao đến cấp độ nào và nguy cơ rủi ro đến đâu khi các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp phi pháp được quân sự hóa? Cần bao nhiêu thời gian để vô hiệu hóa các loại vũ khí, phương tiện “phản can thiệp”  trong loạt đòn không kích có ý nghĩa quyết định đầu tiên của cuộc xung đột cường độ cao? Những đòi hỏi đặt ra có thể không bình thường như các chuyên gia dự đoán.
Để đảm bảo khả năng Mỹ có thể tiếp tục hoạt động trên biển theo các điều ước quốc tế và duy trì các quy định hàng hải của UNCLOS trên Biển Đông với chi phí có thể chấp nhận được, Washington cần phải hành động.
Thứ nhất, Mỹ cần phải làm rõ quan điểm kỳ vọng Trung Quốc tuân thủ lời hứa không quân sự hóa các tiền đồn trên Biển Đông, đồng thời tiếp tục duy trì sứ mệnh Tự do Hàng hải, củng cố những tác động thực tiễn phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực Quốc tế The Hague chống lại những tuyên bố phi pháp của Trung Quốc.
Cũng có thể cần phải có một số những khảo sát điều tra độ sâu của các vùng nước bên trong đảo Đá Xu bi và đảo Đá Vành Khăn để xác định độ sâu của vùng nước mà Bắc Kinh đã nạo vét cũng như những tác động ảnh hưởng đến môi trường biển – đây là vùng nước quốc tế. Những hoạt động này nhằm vận động, thúc đẩy thế giới nhưng cảnh báo và yêu cầu đối với Trung Quốc về vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên.
Thứ hai, Mỹ phải đẩy mạnh quá trình hiện thực hóa các khái niệm hiệp đồng tác chiến tiến công thâm nhập và tiếp cận cấp chiến dịch - chiến lược đã được nêu trên, thúc đẩy sự phát triển các hệ thống vũ khí liên quan nhằm đạt được mục đích chiến lược đặt ra là vô hiệu hóa hệ thống A2/AD.
Thứ ba, quá trình bồi đắp và xây dựng "Bộ ba đảo lớn" gần như đã hoàn thành, Mỹ cần theo dõi, giám sát và phát hiện kịp thời bất kỳ dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ triển khai lực lượng và vũ khí trang bị cho hệ thống chiến lược A2/AD, luôn sẵn sàng một kế hoạch phản ứng toàn diện ngăn chặn khả năng đó.
Các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị Mỹ cần xác định rõ nét trong vài tháng tới, họ sẽ phải tiến xa đến mức độ nào để ngăn chặn nguy cơ quân sự hóa quy mô lớn các đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp của Trung Quốc.
Đây có thể chỉ là những hoạt động phản kháng, giới hạn trong khuôn khổ ngoại giao hoặc Washington phải sẵn sàng để thực hiện một chiến dịch hành động quy mô lớn tương tự như các hoạt động đã được tiến hành trong Khủng hoảng tên lửa Cuba! Có hàng loạt những lựa chọn trên nhiều cấp độ khác nhau giữa khủng hoảng toàn diện và phản ứng cấp đối ngoại mà các nhà hoạch định chính sách cần nghiên cứu và đưa vào kế hoạch, đáp ứng với tình huống thực tế.
Một số nhà quan sát Trung Quốc đã nhận xét rằng: Trung Quốc đang chơi cờ vây (một trò chơi thay đổi vị trí quân cờ), trong khi Mỹ có xu hướng hành động như một người chơi poker – thúc đẩy đối thủ của mình đặt cược cao hoặc thất bại. Bằng nỗ lực lấn chiếm các vị trí then chốt trên Biển Đông, mục tiêu của Trung Quốc có thể tiến đến điểm cược mà Mỹ phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn: đặt một số lượng thẻ giá trị lớn lên bàn và đối mặt với nguy cơ bị tổn thất nặng nề hoặc thu hồi toàn bộ thẻ của mình và rời bỏ Biển Đông. Mỹ cần phải làm tất cả những gì cần thiết ngay lúc này để đảm bảo rằng trò chơi không thể đến được thời điểm đó.
* Bài viết trên Warontherock của tác giả Thomas Shugart là chuyên viên quân sự cấp cao tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ, sĩ quantham mưu tác chiến tàu ngầm Hải quân Mỹ.
http://viettimes.vn/bien-dong-my-bao-dong-bo-ba-dao-lon-trung-quoc-ii-78714.html